Chờ đợi động thái kế tiếp của Fed

16/09/2024 10:44
16-09-2024 10:44:07+07:00

Chờ đợi động thái kế tiếp của Fed

Trong bối cảnh lạm phát đang hạ nhiệt, giới tài chính đang đổ dồn sự chú ý vào cuộc họp quan trọng của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) diễn ra vào ngày 17/09. Dù đã tiến gần hơn đến mục tiêu kiểm soát lạm phát, Fed vẫn đứng trước một quyết định không hề đơn giản về mức độ cắt giảm lãi suất.

Chủ tịch Fed Jerome Powell

Những con số mới nhất về chỉ số giá tiêu dùng (CPI) và chỉ số giá sản xuất (PPI) đã vẽ nên bức tranh tích cực về áp lực giá cả. CPI hiện ở mức thấp nhất kể từ tháng 2/2021, trong khi PPI cho thấy chuỗi cung ứng đã bớt căng thẳng.

Những dấu hiệu này dường như đang mở đường cho một đợt cắt giảm lãi suất vào tháng 9/2024. Bên cạnh quyết định về lãi suất, Fed cũng sẽ cập nhật về hướng đi tương lai của các nhà hoạch định chính sách tiền tệ.

"Chúng ta đã có thêm hai tháng dữ liệu lạm phát tốt kể từ cuộc họp Fed gần nhất. Đó là điều mà Fed đã yêu cầu", Claudia Sahm, Chuyên gia kinh tế trưởng của New Century Advisors, nhận định trong cuộc phỏng vấn với CNBC.

Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là Fed sẽ mạnh tay đến đâu? Thị trường tài chính cũng đang chia rẽ về vấn đề này. Trong vài tuần qua, dự báo nghiêng về mức cắt giảm 0.25 điểm phần trăm. Nhưng đến ngày 13/09, xác suất giữa mức cắt 0.25 và 0.5 điểm phần trăm gần như ngang nhau theo công cụ FedWatch của CME Group.

Sahm là một trong những chuyên gia ủng hộ động thái mạnh mẽ hơn. "Lãi suất quỹ liên bang đã trên 5% trong hơn một năm để chống lạm phát. Fed đã thắng cuộc chiến đó. Họ cần nhanh chóng hạ lãi suất", bà phân tích. Theo Sahm, một đợt giảm 0.5 điểm phần trăm sẽ là nền tảng vững chắc để đối phó với nguy cơ suy giảm tiềm tàng của thị trường lao động.

"Thị trường lao động đã yếu đi kể từ tháng 7 năm ngoái”, bà nói. "Vì vậy, Fed cần điều chỉnh lại. Chúng ta đã có thêm một số thông tin. Các quan chức Fed phải hành động, cắt giảm 50 điểm cơ bản và sau đó sẵn sàng làm nhiều hơn”.

Niềm tin về lạm phát

Các báo cáo lạm phát cho thấy cuộc chiến đưa lạm phát trở lại mức 2% chưa hoàn toàn kết thúc, nhưng mọi thứ ít nhất đang đi đúng hướng.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tổng thể chỉ tăng 0.2% trong tháng 8, đưa tỷ lệ lạm phát cả năm xuống 2.5%. Loại trừ thực phẩm và năng lượng, lạm phát lõi đứng ở mức 3.2%, vẫn còn khá xa so với mục tiêu của Fed.

Áp lực chủ yếu đến từ chi phí nhà ở vẫn còn cao, chiếm khoảng 27% tổng trọng số CPI và tăng 5.4% so với cùng kỳ năm ngoái.

Mặc dù vẫn còn áp lực, các cuộc khảo sát người tiêu dùng cho thấy niềm tin rằng lạm phát đã được kiềm chế nếu không muốn nói là hoàn toàn bị chặn đứng. Những người tham gia khảo sát của Đại học Michigan vào tháng 9 kỳ vọng lạm phát sẽ ở mức 2.7% trong 12 tháng tới, mức thấp nhất kể từ tháng 12/2020.

Xét tất cả các động lực lạm phát khác nhau, Chủ tịch Fed Jerome Powell nói vào cuối tháng 8 rằng ông ngày càng tin lạm phát đang có xu hướng trở lại mức 2%. Và giờ đây Fed có thể chuyển sang nhiệm vụ việc làm.

Cũng trong bài phát biểu đó, Powell nói cho biết Fed "không hoan nghênh thị trường lao động giảm thêm".

Sahm nói: "Nếu Powell muốn thị trường lao không không yếu thêm, họ sẽ phải hành động bởi vì xu hướng hạ nhiệt đó đã trở nên rõ ràng”.

Sẽ giảm 0.25 điểm phần trăm?

Chắc chắn, có nhiều ý kiến cho rằng Fed nên giảm chỉ 0.25 điểm phần trăm tại cuộc họp tuần tới, phản ánh rằng ngân hàng trung ương vẫn còn nhiều việc phải làm về lạm phát, và không quá lo lắng về thị trường lao động hoặc sự hạ nhiệt của nền kinh tế.

Tom Simons, Chuyên gia kinh tế tại Jefferies, nói: "Đó thực sự là điểm chính mà họ cần phải tập trung vào, đó là họ đang bình thường hóa chính sách chứ không phải cố gắng cung cấp sự hỗ trợ cho một nền kinh tế thực sự gặp rắc rối. Tôi nghĩ họ đã làm rất tốt trong việc thể hiện quan điểm đó cho đến nay”.

Dù chọn mức giảm nào, Fed vẫn còn nhiều dư địa để điều chỉnh trong tương lai. Thị trường dự báo lãi suất có thể giảm 1.25 điểm phần trăm vào cuối năm 2024.

Simons nói: "Họ tỏ ra rất thận trọng về việc cắt giảm vì lo ngại rằng lạm phát sẽ quay trở lại. Bây giờ, họ có nhiều niềm tin hơn dựa trên dữ liệu cho thấy lạm phát không quay trở lại ngay bây giờ. Nhưng họ cần phải rất cẩn thận để theo dõi động lực có khả năng thay đổi".

Vũ Hạo (Theo CNBC)

FILI







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (2)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Indonesia ghi nhận tình trạng giảm phát tồi tệ nhất trong 25 năm

Có ý kiến cho rằng giảm phát xảy ra do điều kiện kinh tế không tốt và do nhu cầu yếu. Đây là điều bất thường và đáng lo ngại khi tốc độ tăng trưởng kinh tế của...

IMF quan ngại về chính sách thuế quan của Mỹ

IMF cảnh báo rằng việc Mỹ dự định áp mức thuế mới đối với hàng nhập khẩu có nguy cơ đẩy giá tiêu dùng tăng cao, tác động nặng nề đến các gia đình có thu nhập thấp ở...

Trung Quốc khiếu nại lên WTO về việc Canada áp thuế xe điện

Hồi tháng Tám, Canada tuyên bố sẽ áp thuế nhập khẩu 100% đối với xe điện sản xuất tại Trung Quốc, sau khi Mỹ và EU áp đặt thuế quan lên các mặt hàng Trung Quốc do...

Ray Dalio: Trung Quốc đứng trước "thời khắc quyết định" cho nền kinh tế

Nhà đầu tư huyền thoại Ray Dalio cho rằng đợt kích thích mạnh mẽ của Trung Quốc sẽ là một bước ngoặt lịch sử đối với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, nếu các nhà...

S&P hạ bậc tín nhiệm của Israel vì lo ngại khả năng xung đột leo thang

Israel đã bị S&P Global Ratings hạ xếp hạng tín nhiệm trong bối cảnh công ty xếp hạng này nhận thấy "khả năng gia tăng" xung đột với Hezbollah.

Sản xuất châu Á "hụt hơi" trong tháng 9, kỳ vọng vào gói kích thích của Trung Quốc

Theo các cuộc khảo sát mới nhất, hoạt động sản xuất tại châu Á tiếp tục suy yếu trong tháng 9/2024, phản ánh nhu cầu thấp từ Trung Quốc và tình trạng bất ổn kinh tế...

Trung Quốc tiếp tục ra động thái hỗ trợ thị trường bất động sản

Trong một động thái mạnh mẽ nhằm hồi sinh thị trường bất động sản, Trung Quốc vừa công bố kế hoạch giảm chi phí vay đối với các khoản vay thế chấp trị giá lên tới...

Chuyên gia kinh tế dự báo ECB hạ lãi suất trong tháng Mười

Dữ liệu lạm phát yếu tại Pháp và Tây Ban Nha cùng với việc Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) thấp đột ngột khiến các nhà kinh tế dự đoán ECB sẽ cắt giảm lãi suất...

Fed hạ lãi suất: Những tác động đa chiều đối với khu vực châu Á-Thái Bình Dương

Chuyên gia cho rằng các nhà hoạch định chính sách cần áp dụng một cách tiếp cận cân bằng và cụ thể để điều hướng các áp lực lạm phát tiềm ẩn, biến động tỷ giá hối...

OECD: Tăng trưởng toàn cầu cải thiện nhưng nợ công tăng nhanh

Nền kinh tế toàn cầu đang cải thiện nhờ lạm phát hạ nhiệt, thương mại tăng trưởng bền bỉ và chính sách nới lỏng tiền tệ gần đây ở nhiều nước, theo Tổ chức Hợp tác...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98