Coteccons tự tin thu hồi được phần lớn nợ xấu, tham vọng ở nước ngoài đã có gì?

20/09/2024 10:10
20-09-2024 10:10:57+07:00

Coteccons tự tin thu hồi được phần lớn nợ xấu, tham vọng ở nước ngoài đã có gì?

Ông Bolat Duisenov – Chủ tịch CTCP Xây dựng Coteccons (HOSE: CTD) cho biết thời gian tới, Coteccons sẽ mở các văn phòng tại nước ngoài, tìm hiểu, đưa ra các quyết định liên doanh với các công ty địa phương ở đó hoặc những tập đoàn đa quốc gia. Và có thể cân nhắc M&A với các công ty nước sở tại.

Giá trị backlog của Coteccons dự kiến khoảng 20 ngàn tỷ đồng

Tại buổi đối thoại với cổ đông ngày 18/09, ông Bolat Duisenov nhận định CTD là "những kẻ mộng mơ", nhưng ước mơ tạo ra những tác động tích cực cho ngành xây dựng và hướng tới việc được công nhận là Industry Leader (người dẫn đầu ngành), muốn nâng cấp cả ngành xây dựng Việt Nam chứ không chỉ đơn thuần là doanh thu, lợi nhuận bằng mọi giá.

Nếu cứ chạy theo doanh thu, lợi nhuận thì vô tình sẽ tạo ra những tác động tiêu cực cho ngành, do đó, là Industry Leader, Coteccons không chạy theo những con số mà phải hoàn thành được các sứ mệnh, phải có trách nhiệm với khách hàng, với ngành và với xã hội.

Ngoài ra, muốn là Industry Leader thì Coteccons sẽ phải là công ty tiên phong dẫn đầu các xu thế, luôn phải đưa ra sáng kiến mới, thử những giả thuyết và giải pháp mới, và nắm bắt cơ hội mới. Tuy nhiên, không phải lúc nào sáng kiến cũng thành công 100%, làm Industry Leader thì Coteccons phải chấp nhận rủi ro này.

“Một số người coi Coteccons là một kẻ lập dị luôn đi ngược lại với đám đông. Nếu Coteccons làm điều gì đó thành công, mọi người sẽ nói đó là một công ty mạnh, ngược lại họ gọi chúng tôi là những kẻ mộng mơ”, ông Bolat nói.

Khi Coteccons làm điều gì đó thành công, sẽ có nhiều công ty khác bắt chước, điều này cũng tốt vì mục tiêu cuối cùng của Coteccons là nâng tầm được chuẩn mực của ngành xây dựng Việt Nam.

“Những ai muốn bắt chước, đi theo chúng tôi, thì Coteccons cũng muốn công ty đó thành công chứ không chỉ là chạy theo xu hướng nhất thời,” ông Bolat nói.

Ông Võ Hoàng Lâm - Tổng Giám đốc CTD đánh giá năm 2024, thị trường bất động sản vẫn chưa hồi phục, còn nhiều vướng mắc. Tuy nhiên kết quả kinh doanh năm tài chính 2024 (từ ngày 01/07/2023-30/06/2024) của CTD tốt do nguồn thu đa dạng; trong đó, mảng công nghiệp liên quan tới vốn FDI chiếm hơn 50% giá trị sản lượng, nhóm bất động sản, giá trị xây dựng chủ yếu đến từ việc repeat sales.

Lãnh đạo Coteccons cũng tiết lộ giá trị backlog của công ty dự kiến khoảng 30 ngàn tỷ trong các năm sau, riêng trong năm 2025 khoảng 20 ngàn tỷ đồng. Về cơ cấu doanh thu, mảng công nghiệp chiếm tỷ lệ 50%, dân dụng khoảng 45% và 5% còn lại là mảng du lịch nghỉ dưỡng.

Lãnh đạo Coteccons tại buổi đối thoại với cổ đông.

Tập trung vô mảng đầu tư công, hạ tầng

Tổng Giám đốc Coteccons cho biết mảng đầu tư công và hạ tầng, công ty đã triển khai dự án hạ tầng tại khu dân cư lớn ở Nhơn Trạch (Đồng Nai) và Long An. Bên cạnh đó, CTD cũng làm đường liên tỉnh từ nối từ TPHCM lên Long An và hạ tầng công nghiệp lớn như nhà máy Lego.

Ông Lâm thừa nhận mảng này đang phát triển khá chậm. Tuy nhiên, Coteccons đang nghiên cứu các dự án đầu tư công như trụ sở, văn phòng thương mại; các dự án giao thông vận tải như tuyến đường cao tốc liên tỉnh, các dự án metro, tuyến đường xe lửa Bắc Nam; hay các dự án nhà ở xã hội, công trình xử lý rác và còn nhiều dự án liên quan đến hạ tầng công nghiệp nặng khác.

Do đó, để tổng hợp lại các dự án đầu tư công và hạ tầng thì sẽ có một khối lượng công việc lớn, nhưng để triển khai cần phải đảm bảo chất lượng, cách thức triển khai…

Đối với mảng này, lãnh đạo Coteccons cho hay sẽ ưu tiên chọn dự án trước, tiếp đến là đối tác và cách thức tham gia. Trong thời gian tới, đóng góp doanh thu của mảng đầu tư công và hạ tầng của Cotecccons kỳ vọng tăng lên nhanh chóng và chiếm phần lớn trong kế hoạch kinh doanh những năm sau.

Ông Võ Hoàng Lâm - Tổng Giám đốc Coteccons tại buổi đối thoại.

Kế hoạch ra nước ngoài có gì?

Lãnh đạo CTD cho biết chiến lược ra nước ngoài của Coteccons đã và đang bắt đầu những năm gần đây và trong năm tài chính 2024 đã có một số dự án chủ đầu tư mong muốn CTD thực hiện dự án ở nước ngoài. Coteccons cũng đang làm một dự án của VinFast ở Ấn Độ. Ngoài ra, đang đấu thầu một số dự án nước ngoài với tiềm năng rất lớn, kết quả sẽ có trong thời gian tới.

Tuy nhiên, công ty sẽ gặp phải nhiều khó khăn khi như về văn hóa, ngôn ngữ, địa lý cũng như các điều kiện khác.

Nói thêm về vấn đề này, Chủ tịch Bolat cho hay đã có một vài hoạt động xây dựng ở một số nước. Tuy nhiên, doanh thu các dự án ở nước ngoài vẫn còn đang khiêm tốn, sẽ mất khoảng 1-3 năm để hòa nhập.

“Việc mở chi nhánh ra nước ngoài thì chỉ là một thủ tục pháp lý, những khách hàng mà Coteccons đang phục vụ tại Việt Nam là những tập đoàn toàn cầu, hài lòng về chất lượng xây dựng của chúng tôi, họ mở rộng kế hoạch qua các nước khác và mời đi chung, Coteccons sẽ đi theo khách hàng, lấy khách hàng làm trung tâm”, ông Bolat nhấn mạnh.

Do có kế hoạch thời gian gần đây nên trong năm tài chính 2024, 99% doanh thu của công ty đến từ thị trường nội địa, còn năm tài chính 2025 từ (01/07/2024-30/06/2025) đang có bước đi thận trọng với những hoạt động ở nước ngoài.

Thời gian tới, công ty sẽ mở văn phòng tại nước ngoài, tìm hiểu, đưa ra các quyết định liên doanh với các công ty địa phương ở đó hoặc là những tập đoàn đa quốc gia. Và có thể cân nhắc M&A với các công ty nước sở tại.

Tự tin thu hồi phần lớn nợ xấu

Đối với vấn đề nợ xấu, ông Bolat khẳng định Coteccons đang làm rất nghiêm túc và được kiểm soát rất chặt chẽ. Tất cả số nợ xấu đều đã được Công ty lập dự phòng và công bố cụ thể. Công ty có bộ phận quản lý phân tích rủi ro, cập nhật nợ xấu thường xuyên.

“Trích lập dự phòng nợ xấu không phải là điều tệ hại nhất, cũng không phải là điều gì quá tiêu cực, không phải lập dự phòng là sẽ quên luôn khoản đó và cũng không phải là sẽ không đòi, mà lập dự phòng là tác vụ quan trọng trong việc quản trị rủi ro và tài chính của công ty. Coteccons có đội ngũ theo dõi soát sao vấn đề này để làm sao đòi được các khoản nợ đó và chúng tôi tự tin phần lớn các khoản dự phòng này sẽ lấy lại được”, ông Bolat nêu rõ.

Trong tương lai, Coteccons cho rằng đang có tệp khách hàng lớn nên rủi ro và số nợ xấu sẽ thấp đi. Dự phòng hiện tại của công ty có 90% đến từ các dự án thời điểm trước COVID-19 và 70% giá trị lập dự phòng đến từ các dự án mà công ty đã hoàn thành từ năm 2017, nên nếu có nhận định con số nợ xấu của Coteccons ngày càng tăng là thông tin không chính xác, Chủ tịch Bolat khẳng định 2025 sẽ là năm rất tốt về mọi mặt trong 5 năm vừa qua.

Trong BCTC quý 4/2024, CTD đang trích lập dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi hơn 1,355 tỷ đồng. Theo lãnh đạo Coteccons, hiện các chỉ số về nợ của Công ty đang tốt và các dự án trong tương lai khả quan. Có những cơ hội, sự chào mời hỗ trợ tín dụng từ nhiều ngân hàng lớn nhưng công ty chưa sử dụng đến. Ngoài ra, lượng tiền mặt cố gắng duy trì 3.8-4 ngàn tỷ đồng.

Coteccons cũng trang bị công nghệ để có thể nâng cao hiệu suất vận hành và đang có tỷ lệ thắng thầu rất cao so với trước đây, tỷ lệ khách hàng quay lại nhiều.

Về mức độ đóng góp doanh thu của nhân viên Coteccons khoảng 14-15 tỷ đồng/người/năm và đây là con số tốt so với trung bình của ngành, lãnh đạo CTD tự tin cho biết.

* Doanh thu hợp đồng xây dựng tăng mạnh, Coteccons vượt kế hoạch năm

Thanh Tú

FILI





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Novaland nói bà Trương Mỹ Lan đòi 2,500 tỷ là vô căn cứ

Novaland khẳng định không liên quan đến dự án Khu công nghiệp và khu đô thị Việt Phát và CTCP Đầu tư Tân Thành Long An. Việc bà Trương Mỹ Lan đề cập Novaland có...

Vi phạm về thuế, TEG phải khắc phục, nộp phạt gần 2.4 tỷ 

CTCP Năng lượng và Bất động sản Trường Thành (HOSE: TEG) vừa nhận được quyết định của Cục thuế TP Hà Nội về việc xử phạt vi phạm hành chính về thuế. Tổng số tiền...

FRT thành lập công ty mới vốn gần 674 tỷ quản lý khoản đầu tư vào Long Châu

Ngày 02/10, CTCP Bán lẻ Kỹ thuật số FPT (HOSE: FRT) thông báo hoàn thành việc sử dụng toàn bộ vốn góp tại CTCP Dược phẩm FPT Long Châu (FPT Pharma) để góp vốn thành...

Bối cảnh thách thức của ngành thép và ẩn số từ gói kích thích của Trung Quốc

Nhu cầu trong nước suy yếu cùng với các rào cản thương mại từ nước ngoài đang tạo ra một môi trường kinh doanh đầy thách thức cho ngành thép. Tình hình này không...

Long Thành Riverside lãi nửa đầu năm gần 46 tỷ đồng, sạch nợ trái phiếu

Long Thành Riverside công bố kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2024 với lợi nhuận sau thuế gần 46 tỷ đồng, gấp hơn 13 lần so với cùng kỳ. Đáng chú ý, doanh nghiệp...

TN1 vay hơn 495 tỷ đồng để góp vốn vào 2 công ty?

HĐQT CTCP Rox Key Holdings (HOSE: TN1) vừa thông qua chủ trương vay tối đa 495.3 tỷ đồng nhằm mục đích bổ sung vốn sản xuất, kinh doanh, đầu tư. Song song đó, TN1...

Thách thức cũng là cơ hội, BAF đã làm gì để đón đầu làn sóng chăn nuôi sắp tới?

Trong buổi tiếp xúc với nhà đầu tư vào ngày 28/09, Ông Nguyễn Văn Minh, Giám đốc Kỹ thuật của CTCP Nông nghiệp BAF Việt Nam (HOSE: BAF) cho rằng thời gian tới ngành...

Phạt 300 triệu đồng với AAT vì hàng loạt vi phạm

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với CTCP Tập Đoàn Tiên Sơn Thanh Hóa (HOSE: AAT). Tổng số tiền phạt với...

Bên chi 255 tỷ nhận chuyển nhượng công ty sản xuất linh kiện điện tử từ DLG có gì đặc biệt?

Theo thông tin công bố, CTCP Tập đoàn Đức Long Gia Lai (HOSE: DLG) bán toàn bộ phần vốn góp tại công ty con Công ty TNHH Mass Noble Investments Limited cho CTCP Tập...

Imexpharm thoái vốn khỏi 3 công ty dược phẩm, thanh lý loạt tài sản để phục vụ dự án mới

HĐQT CTCP Dược phẩm Imexpharm (HOSE: IMP) ngày 27/09 thông qua việc thanh lý một số cổ phiếu đầu tư và loạt tài sản bất động sản để thu hồi vốn, tập trung cho dự án...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98