MPC - Thách thức kéo dài

20/09/2024 10:02
20-09-2024 10:02:00+07:00

MPC - Thách thức kéo dài

CTCP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú (UPCoM: MPC) là doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu tôm hàng đầu Việt Nam. Trong nửa cuối năm 2024, doanh nghiệp này sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức lớn.

Giá tôm xuất khẩu của Việt Nam khó có thể tăng mạnh

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu tôm tháng 7/2024 ghi nhận giá trị cao nhất kể từ đầu năm, đạt 375 triệu USD, đưa tổng kim ngạch xuất khẩu tôm 7 tháng đầu năm nay lên hơn 2 tỷ USD, tăng 8% so với cùng kỳ năm ngoái.

Kim ngạch xuất khẩu tôm Việt Nam giai đoạn 2019-7T2024

(Đvt: Triệu USD)

 Nguồn: VASEP

Năm thị trường xuất khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam bao gồm Mỹ, Trung Quốc & Hồng Kông, Nhật Bản, EU và Hàn Quốc. Từ quý III trở đi, khi áp lực lạm phát hạ nhiệt và lượng hàng tồn kho giảm, các nhà nhập khẩu bắt đầu tăng cường mua vào để chuẩn bị nguồn hàng cho các dịp lễ và Tết cuối năm. Bên cạnh đó, giá tôm nguyên liệu từ các quốc gia sản xuất trên toàn cầu (bao gồm cả Việt Nam) đang có dấu hiệu tăng trở lại trong những tháng gần đây, mở ra cơ hội cho giá tôm xuất khẩu cải thiện. Tuy nhiên, giá tôm xuất khẩu của Việt Nam khó có thể tăng mạnh do phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ tôm giá rẻ của Ecuador và Ấn Độ.

Giá tôm chân trắng nguyên liệu (cỡ 100 con/kg) ở một số quốc gia giai đoạn 2023-T7/2024

(Đvt: USD/kg)

Nguồn: VASEP

Doanh nghiệp đầu ngành với thị phần xuất khẩu lớn ở các thị trường trọng điểm

Với vị thế là doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu tôm hàng đầu Việt Nam, Minh Phú có mạng lưới khách hàng rộng khắp thị trường nội địa và quốc tế. Theo báo cáo tài chính của MPC thì thị trường Châu Âu đã có những bứt phá đáng kể trong 6 tháng đầu năm 2024 khi tăng từ 15% lên 19% trong cơ cấu doanh thu.

Cơ cấu doanh thu theo thị trường của MPC

(Đvt: Phần trăm)

Nguồn: Báo cáo tài chính của MPC

Mỹ, Nhật Bản và EU là 3 thị trường xuất khẩu lớn nhất của MPC. Năm 2023, kim ngạch xuất khẩu của MPC sang các thị trường này lần lượt chiếm 15%, 19% và 11% trên tổng kim ngạch xuất khẩu tôm của Việt Nam.

Kim ngạch xuất khẩu tôm tại các thị trường lớn năm 2023

(Đvt: Triệu USD)

Nguồn: VASEP và MPC

Thích ứng linh hoạt trong “thời giá thấp”

Theo báo cáo thường niên năm 2023 của MPC, dịch bệnh đã khiến chi phí nuôi tôm tại Việt Nam tăng cao trong năm qua. Nhu cầu tiêu dùng ảm đạm do suy thoái kinh tế toàn cầu khiến thị trường xuất khẩu tôm gặp nhiều bất lợi.

Trong khi đó, nguồn cung tôm quốc tế dư thừa do các nước cạnh tranh như Ecuador, Ấn Độ đẩy mạnh sản xuất khiến giá tôm liên tục giảm sâu, chỉ bằng 50% của giá thành nuôi. Đây chính là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến khoản lỗ lớn 105 tỷ đồng của MPC trong năm 2023.

Kết quả kinh doanh của MPC giai đoạn 2019-6T/2024

(Đvt: Tỷ đồng)

Nguồn: Báo cáo tài chính MPC

Để ứng phó với những thách thức hiện tại, MPC không chủ trương cạnh tranh trực tiếp với mức giá quá thấp của Ấn Độ và Ecuador, mà sẽ tập trung vào việc nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm, với trọng tâm là phát triển các sản phẩm chế biến sâu nhằm tăng giá trị gia tăng và đảm bảo chất lượng nguyên liệu đầu vào.

Bên cạnh đó, MPC cũng cân nhắc mở rộng thị trường xuất khẩu ở các quốc gia mới, đồng thời tăng tỷ trọng doanh thu của thị trường nội địa lên 5-10% thông qua việc tăng cường hợp tác với Bách Hóa Xanh và các hệ thống siêu thị, nhà hàng, khách sạn,....

Không chỉ riêng MPC, nhiều doanh nghiệp thủy sản cũng đang có chiến lược mở rộng thị phần tại thị trường nội địa bên cạnh việc đẩy mạnh xuất khẩu. Điển hình như các doanh nghiệp đầu tàu của ngành cá tra là VHCANV, thị trường nội địa đều chiếm hơn 25% tổng doanh thu 6 tháng đầu năm 2024. Trong khi đó, các doanh nghiệp ngành tôm như MPCFMC lại đang tập trung nguồn lực chủ yếu cho xuất khẩu, với tỷ trọng doanh thu nội địa dưới 5%. Thị trường nội địa với quy mô dân số 100 triệu dân sẽ trở thành một điểm đến đáng chú ý, đặc biệt trong bối cảnh xuất khẩu thủy sản vẫn đối diện nhiều thách thức trong thời gian tới.

Rủi ro tài chính đáng báo động

Dựa theo tiêu chuẩn Standard & Poor’s, rủi ro tài chính của MPC hiện tại đang ở mức cao do khoản lỗ lớn trong năm trước. Cụ thể, chỉ số FFO/Debt và Debt/EBITDA đã giảm từ trạng thái rủi ro khá cao (Significant) sang mức độ rủi ro rất cao (Highly Leveraged). Tuy nhiên, chỉ số Debt/Capital vẫn được duy trì ở mức trung bình (Intermediate), cho thấy một phần ổn định trong cấu trúc tài chính của công ty.

Nguồn: VietstockFinance

Định giá

Người viết sử dụng phương pháp Market Multiple Models kết hợp với RIM (Residual Income Model) để tiến hành định giá doanh nghiệp. Với tỷ trọng chia đều cho các phương pháp, người viết tính được mức định giá hợp lý của MPC là 18,066 đồng. Nếu giá cổ phiếu MPC tiếp tục giảm thì việc mua vào cho mục đích đầu tư dài hạn có thể được xem xét ở mức giá dưới 15,000 đồng.

Bộ phận Phân tích Doanh nghiệp, Phòng Tư vấn Vietstock

FILI







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (5)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

VRE - Tiềm năng tăng trưởng vẫn còn

CTCP Vincom Retail (HOSE: VRE) là doanh nghiệp tiêu biểu nhất trong lĩnh vực bất động sản bán lẻ Việt Nam. Triển vọng tăng trưởng của ngành khá...

DHG - Sẵn sàng cho chu kỳ tăng trưởng mới (Kỳ 2)

Với việc đầu tư thêm nhà máy mới và nâng cấp các nhà máy đang sở hữu, CTCP Dược Hậu Giang (HOSE: DHG) sẽ tạo được lợi thế cạnh tranh trong việc cung cấp các dòng...

DHG - Sẵn sàng cho chu kỳ tăng trưởng mới (Kỳ 1)

Ngành dược Việt Nam dự kiến sẽ có sự tăng trưởng mạnh trong thời gian tới. CTCP Dược Hậu Giang (HOSE: DHG) là một trong những doanh nghiệp dẫn đầu...

VHC - Các tín hiệu tích cực đã xuất hiện (Kỳ 2)

Những tín hiệu khả quan ở các thị trường tiêu thụ đang mở ra kỳ vọng phục hồi kết quả kinh doanh cho VHC. Cùng với các kế hoạch mở rộng dự án đầu tư và nền tảng...

VHC - Các tín hiệu tích cực đã xuất hiện (Kỳ 1)

CTCP Vĩnh Hoàn (HOSE: VHC) là doanh nghiệp dẫn đầu ngành cá tra về nuôi trồng, sản xuất và xuất khẩu. Sau một năm 2023 đầy biến động và thử thách, ngành xuất khẩu...

QNS - Tăng trưởng bền vững, bất chấp khó khăn (Kỳ 2)

CTCP Đường Quảng Ngãi (UPCoM: QNS) là doanh nghiệp có cấu trúc tài chính lành mạnh và duy trì chính sách trả cổ tức tiền mặt đều đặn, QNS là cổ phiếu đáng chú ý...

BCM - Còn nhiều dư địa tăng trưởng (Kỳ 2)

Với làn sóng FDI đổ vào Việt Nam kể từ đầu năm 2024, BCM liên tục phát triển mở rộng các dự án khu công nghiệp (KCN) để đáp ứng nhu cầu ngày càng gia tăng của nhà...

QNS - Tăng trưởng bền vững, bất chấp khó khăn (Kỳ 1)

CTCP Đường Quảng Ngãi (UPCoM: QNS) là doanh nghiệp đứng đầu thị trường sữa đậu nành Việt Nam và là nhà sản xuất đường lớn thứ hai cả nước với mức tăng trưởng...

BCM - Còn nhiều dư địa tăng trưởng (Kỳ 1)

Với lĩnh vực kinh doanh cốt lõi là phát triển bất động sản khu công nghiệp, Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển Công nghiệp - CTCP (HOSE: BCM) là một trong những công...

GDT - Sóng gió đã trôi qua (Kỳ 2)

CTCP Chế biến Gỗ Đức Thành (HOSE: GDT) có rủi ro tài chính ở mức thấp và giá cổ phiếu đang khá hấp dẫn so với kết quả từ mô hình định giá.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98