Nhà đầu tư cá nhân bị ‘đánh đố’ khi đầu tư trái phiếu doanh nghiệp

17/09/2024 19:46
17-09-2024 19:46:00+07:00

Nhà đầu tư cá nhân bị ‘đánh đố’ khi đầu tư trái phiếu doanh nghiệp

Dự thảo quy định, nhà đầu tư cá nhân chuyên nghiệp không được đầu tư trái phiếu nghiệp nếu không tham gia đầu tư chứng khoán tối thiểu 2 năm, danh mục chứng khoán tối thiểu 2 tỷ đồng, có thu nhập tối thiểu 1 tỷ đồng/năm trong 2 năm gần nhất của Bộ Tài chính khiến nhiều nhà đầu tư lo ngại.

“Treo” nhà đầu tư cá nhân

Theo thống kê của Hiệp hội Trái phiếu Việt Nam, 8 tháng đầu năm nay, tổng lượng trái phiếu doanh nghiệp phát hành đạt gần 215.000 tỷ đồng, bằng 30% so với cả năm 2020 và 30% so với năm 2021. Dư nợ trái phiếu doanh nghiệp khoảng 1,1 triệu tỷ đồng, bằng 10% GDP năm 2023, thấp hơn nhiều so với mục tiêu Chính phủ đề ra là 20% GDP vào năm 2025 và 25% GDP vào năm 2030.

Dự thảo của Bộ Tài chính khiến nhiều nhà đầu tư lo ngại thị trường này tiếp tục gặp khó khăn.

Trong khi đó, Bộ Tài chính lại đang xây dựng dự án luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán. Dự thảo bổ sung quy định về giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ khiến nhiều nhà đầu tư lo ngại thị trường này tiếp tục gặp khó khăn. Đặc biệt, với nhà đầu tư cá nhân - thành phần chiếm tỷ trọng lớn và không thể thiếu trên thị trường, một số điều kiện có thể tạo ra rào cản tham gia.

Một trong những điểm đang gây tranh luận nhiều nhất đó là quy định hạn chế giao dịch với nhà đầu tư cá nhân. Tại Khoản 2 điều 1 dự thảo luật sửa đổi quy định, nhà đầu tư cá nhân chuyên nghiệp không được đầu tư trái phiếu phát hành riêng lẻ nếu không đáp ứng được các điều kiện, gồm tham gia đầu tư chứng khoán tối thiểu 2 năm, có tần suất giao dịch tối thiểu 10 lần/quý trong 4 quý gần nhất, danh mục chứng khoán tối thiểu 2 tỷ đồng và có thu nhập tối thiểu 1 tỷ đồng/năm trong 2 năm gần nhất.

Điều kiện này nhằm hạn chế rủi ro cho nhà đầu tư nhưng lại có phần khắt khe và có thể thu hẹp đối tượng tham gia trên thị trường. Đồng thời làm ảnh hưởng đến nhu cầu đầu tư của các cá nhân khi trái phiếu doanh nghiệp. Việc hạn chế loại tài sản được đầu tư vô hình chung đi ngược với xu thế thị trường, nhu cầu nhà đầu tư cũng như quyền lợi chính đáng của nhà đầu tư.

Ngoài ra, dự thảo còn yêu cầu tổ chức phát hành trái phiếu ra công chúng phải có tài sản đảm bảo hoặc bảo lãnh của ngân hàng khi xin cấp phép phát hành, ngoại trừ trường hợp tổ chức tín dụng chào bán trái phiếu là nợ thứ cấp thỏa mãn các điều kiện để được tính vào vốn cấp 2 và có đại diện người sở hữu trái phiếu theo quy định .

Khó đáp ứng

Ông Hoàng Kim Hoài - Giám đốc Công ty Phúc Điền Land - cho rằng, thị trường trái phiếu doanh nghiệp có quy mô tương đối nhỏ và đang có phần trầm lắng, cần khuyến khích nhà đầu tư tham gia.

Siết nhà đầu tư cá nhân, doanh nghiệp không thể phát hành thành công trái phiếu để huy động vốn.

“Việc vừa nâng cao tiêu chuẩn nhà đầu tư chuyên nghiệp đồng thời đòi hỏi các điều kiện khắt khe hơn từ phía tổ chức phát hành có thể khiến thị trường trái phiếu doanh nghiệp thêm ảm đạm. Hệ quả là cản trở dòng vốn lưu thông trong nền kinh tế, giảm khả năng huy động vốn của doanh nghiệp”, ông Hoài nói.

Theo nhận định của các chuyên gia, quy định này là quá chặt chẽ, khiến nhiều nhà đầu tư khó có thể đáp ứng được để tham gia thị trường. Ông Hoài cho rằng, yêu cầu nhà đầu tư trái phiếu phải có thu nhập 1 tỷ đồng/năm trong khi thu nhập bình quân của người dân Việt Nam trong năm 2023 là 4.284 USD/người. Điều này khiến nhiều người dân không thể tiếp cận cơ hội đầu tư trái phiếu doanh nghiệp và làm giảm sức hấp dẫn của thị trường trái phiếu doanh nghiệp.

Chuyên gia kinh tế Lương Duy Sinh cũng cho rằng, thay vì áp đặt các tiêu chí quá cao, việc yêu cầu nhà đầu tư cá nhân phải tham gia các khóa đào tạo ngắn hạn để cấp chứng chỉ là điều nên làm hơn.

Ông Sinh cũng cảnh báo, nếu siết chặt quá thì thị trường sẽ thiếu nhà đầu tư cá nhân, không đủ người mua và hệ quả là doanh nghiệp không thể phát hành thành công trái phiếu để huy động vốn.

Điều kiện phát hành cũng bị siết

Theo quy định này, để có thể phát hành trái phiếu doanh nghiệp ra công chúng, các doanh nghiệp phải thế chấp và đăng ký giao dịch bảo đảm cho trái phiếu xong mới nộp được hồ sơ xin cấp phép. Thời gian thực hiện việc này thường phải mất vài tháng, dẫn đến phát sinh chi phí, nhân lực cũng như kéo dài việc huy động vốn để phát triển kinh doanh.

Quy định được bảo lãnh của ngân hàng cũng bị cho là không phù hợp khi các ngân hàng thương mại không được phép bảo lãnh cho trái phiếu doanh nghiệp có mục đích mua cổ phần, vốn góp, cơ cấu nợ, hoặc bị hạn chế bởi room tín dụng trong năm. Trên thực tế, trái phiếu doanh nghiệp cũng là một hình thức huy động vốn. Việc phải có biện pháp bảo đảm khi chào bán công chúng trái phiếu doanh nghiệp không phải vốn cấp 2 là không phù hợp, đi ngược với thông lệ.

Duy Quang

Tiền phong





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Trái phiếu doanh nghiệp tháng 9 duy trì mạch tăng, dòng tiền lớn sắp đổ vào Novaworld Phan Thiết?

Tháng 9/2024, các doanh nghiệp chào bán 51 lô trái phiếu có giá trị tổng cộng hơn 56.7 ngàn tỷ đồng, tăng 6.6% so với tháng 8, nhưng tăng đến 148% so với cùng kỳ...

Hút thêm 320 tỷ đồng trái phiếu mới, BCM muốn rút bớt tài sản bảo đảm lô cũ

Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển Công nghiệp – CTCP (Becamex IDC, HOSE: BCM) thông báo phát hành thành công lô trái phiếu riêng lẻ mã BCMH2427005 vào ngày 09/10...

VBMA: 9 tháng đầu năm, hơn 277 ngàn tỷ đồng trái phiếu được huy động

Theo dữ liệu do Hiệp hội Thị trường Trái phiếu Việt Nam (VBMA) tổng hợp, lũy kế từ đầu năm tới hết tháng 09/2024, có tổng cộng 268 đợt phát hành trái phiếu doanh...

VinFast huy động 2,000 tỷ từ trái phiếu, lãi suất 13.5%/năm

Ngày 10/10, VinFast hoàn tất thu 2,000 tỷ đồng (theo mệnh giá) từ lô trái phiếu mã VIFCB2426001, tương đương 30% lượng tiền Công ty dự kiến huy động qua kênh này...

Vụ Vạn Thịnh Phát: Nhà đầu tư trái phiếu Bông Sen có được nhận lại tiền?

Bà Trương Mỹ Lan bày tỏ mong muốn bán tài sản, cổ phần ở các doanh nghiệp để khắc phục hậu quả, trong đó có lô trái phiếu trị giá 4.800 tỷ đồng của Công ty cổ phần...

Vingroup bảo lãnh thanh toán cho trái phiếu VinFast

Ngày 09/10, HĐQT Vingroup đã phê duyệt việc cấp bảo lãnh thanh toán và sử dụng tài sản thuộc sở hữu của Vingroup để đảm bảo cho trái phiếu phát hành bởi công ty con...

DNP dùng 15 triệu cổ phiếu để huy động 150 tỷ đồng trái phiếu trả nợ ngân hàng

CTCP DNP Holding (HNX: DNP) vừa huy động 150 tỷ đồng trái phiếu, được bảo đảm bằng 15 triệu cp DNP với định giá hơn 344 tỷ đồng, tương ứng 22,950 đồng/cp.

May Nhà Bè muốn phát hành 1.8 triệu trái phiếu chuyển đổi cho cổ đông hiện hữu

Theo tài liệu ĐHĐCĐ bất thường năm 2024, Tổng Công ty May Nhà Bè - CTCP (UPCoM: MNB) muốn trình cổ đông thông qua phương án phát hành trái phiếu chuyển đổi để thanh...

Phenikaa Group của ông Hồ Xuân Năng phát hành trái phiếu 320 tỷ đồng

Phenikaa Group thông báo hoàn tất huy động 320 tỷ đồng từ trái chủ vào ngày 30/09, đây là lô trái phiếu thứ 3 của Công ty trong vòng chưa đầy một năm qua.

Aqua City Hòa Bình huy động thêm 400 tỷ đồng, tổng nợ trái phiếu gấp 5 lần vốn điều lệ

Công ty TNHH Aqua City Hòa Bình vừa phát hành thành công lô trái phiếu AHBCH2429001 vào ngày 30/09, giá trị huy động 400 tỷ đồng. Tổng cộng từ cuối năm trước tới...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98