Nhu cầu về khí đốt của Việt Nam dự kiến tăng trung bình 12% mỗi năm

18/09/2024 11:20
18-09-2024 11:20:00+07:00

Nhu cầu về khí đốt của Việt Nam dự kiến tăng trung bình 12% mỗi năm

Theo các chuyên gia của Wood Mackenzie, sự chuyển dịch sang sử dụng LNG không chỉ giúp duy trì sự ổn định cho hệ thống điện quốc gia mà còn đảm bảo an ninh năng lượng dài hạn cho Việt Nam.

Các bể chứa khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG). (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nghiên cứu mới đây của Wood Mackenzie - nhà cung cấp dữ liệu, phân tích và tư vấn toàn cầu trong các lĩnh vực năng lượng tái tạo, năng lượng và tài nguyên thiên nhiên cho thấy Việt Nam đang đối mặt với sự gia tăng nhanh chóng trong nhu cầu về khí đốt.

Từ mức tiêu thụ hiện tại, nhu cầu khí đốt của Việt Nam được dự báo sẽ tăng trung bình 12% mỗi năm và đạt mức gấp ba lần vào giữa những năm 2030. Điều này đặt ra áp lực lớn cho ngành năng lượng, đặc biệt trong bối cảnh nguồn cung nội địa từ các mỏ khí hiện tại giảm sút đáng kể, với mức giảm 25% trong vòng 5 năm qua.

Báo cáo của Wood Mackenzie dự báo nhu cầu khí đốt của Việt Nam không chỉ tăng mạnh vào những năm 2030 mà sẽ tiếp tục tăng trưởng đều đặn đến năm 2050. Ngành điện lực được dự đoán sẽ tiếp tục là ngành tiêu thụ khí đốt lớn nhất với 14% sản lượng điện dự kiến được cung cấp từ khí đốt vào năm 2030, chiếm phần lớn nhu cầu năng lượng.

Đến năm 2050, ngành điện lực vẫn là nguồn tiêu thụ khí đốt lớn nhất để duy trì cung cấp điện ổn định cho cả nước. Điều này khẳng định vai trò thiết yếu của khí đốt trong cơ cấu năng lượng quốc gia. Ngoài ra, sự phát triển của ngành công nghiệp và phân bón cũng đóng góp lớn vào nhu cầu khí đốt tăng cao, đặc biệt trong bối cảnh các ngành này không ngừng mở rộng.

Ông Joshua Ngu, Phó Chủ tịch Khu vực châu Á-Thái Bình Dương của Wood Mackenzie cho biết việc phát điện từ khí đốt đang ngày càng cần thiết để hạn chế khả năng xảy ra tình trạng thiếu điện trong tương lai gần. Khi sản lượng điện từ than bị hạn chế trong thời gian tới và năng lượng tái tạo gặp phải những thách thức như hiệu suất gián đoạn và hạn chế về lưới điện, khí đốt và khí hóa lỏng (LNG) sẽ trở thành nguồn nhiên liệu chính để đảm bảo an ninh năng lượng và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững.

Theo các chuyên gia của Wood Mackenzie, sự chuyển dịch sang sử dụng LNG không chỉ giúp duy trì sự ổn định cho hệ thống điện quốc gia mà còn đảm bảo an ninh năng lượng dài hạn cho Việt Nam.

Trước dự báo nhu cầu có thể tăng cao trong thời gian tới, các chuyên gia của Wood Mackenzie nhấn mạnh rằng việc ký kết các hợp đồng LNG dài hạn sẽ giúp Việt Nam ổn định giá cả và đảm bảo nguồn cung khí đốt cho các năm tới.

Hơn nữa, việc ký kết các hợp đồng dài hạn về LNG sẽ giúp Việt Nam ổn định giá cả, giảm thiểu các rủi ro liên quan đến biến động giá năng lượng. Đặc biệt, khi 14% sản lượng điện của Việt Nam dự kiến sẽ được cung cấp từ khí đốt vào năm 2030, các hợp đồng dài hạn trở nên thiết yếu để đảm bảo an ninh năng lượng.

Bà Yulin Li, chuyên gia Nghiên cứu về Khí đốt & LNG tại Wood Mackenzie cho biết. Việc chính phủ Việt Nam phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện 8 vào tháng 5/2023 nhấn mạnh tầm quan trọng của các dự án điện khí LNG, hướng tới việc tăng thêm 22,4 GW công suất điện từ khí LNG vào năm 2030. Tuy nhiên, để Việt Nam tận dụng triệt để tiềm năng của khí đốt và LNG, cần có một cơ chế năng lượng chuyên biệt để tập trung vào chính sách và quy định về năng lượng.

“Một khung chính sách mạnh mẽ là điều cần thiết để thu hút đầu tư vào phát triển cơ sở hạ tầng khí đốt trung và hạ nguồn,” bà Li nhấn mạnh.

Số liệu của Wood Mackenzie về nhu cầu khí đốt. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Việc phát triển cơ sở hạ tầng khí đốt mới sẽ giảm bớt lo ngại về tình trạng thiếu khí đốt. Mạng lưới đường ống chính của Việt Nam hiện tập trung ở khu vực phía Nam, nơi có trung tâm kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. Hai kho cảng khí LNG đã được xây dựng ở miền Nam Việt Nam, với cảng LNG Thị Vải đã hoạt động và cảng Hải Linh dự kiến sẽ đi vào hoạt động vào tháng 9/2024. Một số công trình kho cảng LNG khác đang ở giai đoạn nghiên cứu tính khả thi và dự kiến có thể đi vào hoạt động vào đầu những năm 2030.

Bên cạnh đó, theo phân tích của Wood Mackenzie, Việt Nam nên phát triển thêm quan hệ hợp tác với các nhà cung cấp giải pháp có khả năng đáp ứng yêu cầu của quốc gia, trong đó một số nhiều nhà cung cấp uy tín đang hoạt động tại Việt Nam, trong đó có thể kể đến PETRONAS… nhằm tận dụng và cải tiến công nghệ để giảm phát thải cũng như tăng cường năng lực cho việc phát triển các dự án điện khí LNG./.

PV

Vietnamplus





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Giá xăng RON 95-III giảm 710 đồng, xuống 19,800 đồng/lít

Giá xăng dầu tại kỳ điều hành ngày 3/10 đảo chiều giảm sau khi được điều chỉnh tăng mạnh vào tuần trước. Giá xăng RON 95 về dưới 20,000 đồng/lít.

Bộ trưởng Ả-rập Xê-út: Giá dầu có thể xuống 50 USD nếu các thành viên OPEC+ phớt lờ thỏa thuận

Trong một cuộc họp ngày 02/10, Hoàng tử Abdulaziz bin Salman, Bộ trưởng Dầu mỏ Ả-rập Xê-út, đã đưa ra lời cảnh báo tới các thành viên OPEC+. Thông điệp của ông rất...

OPEC+ không thay đổi thỏa thuận cắt giảm sản lượng hiện hành

Ủy ban Giám sát chung cấp Bộ trưởng (JMMC) của OPEC+ sẽ tiếp tục giám sát việc tuân thủ các điều chỉnh sản lượng đã được thống nhất tại cuộc họp của khối này vào...

Bộ Công Thương không bỏ Quỹ Bình ổn giá xăng dầu

Xăng dầu là mặt hàng chiến lược nên kinh doanh phải vừa bảo đảm được cơ chế thị trường vừa bảo đảm được cơ chế quản lý của Nhà nước.

Dầu tiếp tục tăng khi Israel tuyên bố đáp trả Iran

Giá dầu tiếp tục tăng vào ngày thứ Tư (02/10), khi Israel tuyên bố sẽ đáp trả cuộc tấn công bằng tên lửa của Iran, mặc dù giá dầu đã rút khỏi các mức đỉnh trong...

Nguy cơ gián đoạn nguồn cung dầu vì xung đột Israel-Iran

Thị trường dầu mỏ thế giới đang đứng trước nguy cơ bị xáo trộn mạnh sau khi Iran phóng hàng loạt tên lửa đạn đạo vào Israel, đánh dấu một bước leo thang mới trong...

Dầu tăng hơn 2% khi căng thẳng leo thang ở Trung Đông

Giá dầu tăng hơn 2% vào ngày thứ Ba (01/10), rút khỏi mức đỉnh trong phiên, khi nhà đầu tư đánh giá liệu một cuộc tấn công bằng tên lửa của Iran vào Israel có dẫn...

Lo hình thành ‘lợi ích nhóm’, nhóm thương nhân xăng dầu kiến nghị lên Thủ tướng

Theo nhóm thương nhân xăng dầu, những quy định được Bộ Công Thương đề xuất trong dự thảo nghị định có sự phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp, tạo lợi thế kinh...

Dầu giảm 3 tháng liên tiếp

Giá dầu giảm tháng thứ 3 liên tiếp trong tháng 9, khi nguồn cung tăng từ OPEC+ và nhu cầu suy yếu tại Trung Quốc đã ám ảnh thị trường.

Giá dầu bật tăng khi căng thẳng Trung Đông leo thang

Giá dầu Brent giao tháng 12/2024 tăng 10 xu Mỹ (hay 0,14%) lên 71,64 USD/thùng tính đến 8 giờ 43 phút (giờ Việt Nam), còn giá dầu thô ngọt nhẹ Mỹ (WTI) cũng tăng...

Giá vàng và hàng hóa


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98