Startup tái chế rác đề nghị 43 tỷ đồng cho 30% cổ phần khiến cả 5 Shark không dám "chốt deal"

10/09/2024 13:24
10-09-2024 13:24:59+07:00

Startup tái chế rác đề nghị 43 tỷ đồng cho 30% cổ phần khiến cả 5 Shark không dám "chốt deal"

Mang tới Shark Tank chiếc móc áo được tái chế 100% từ vỏ sữa giấy, startup LAGOM kêu gọi đầu tư 43 tỷ đồng cho 30% cổ phần. Cả 5 Shark đều mong muốn đồng hành nhưng không dám "chốt deal".


Các Shark trải nghiệm sản phẩm đến từ LAGOM

Nói về ý tưởng khởi nghiệp, Lê Trung Thông - nhà sáng lập LAGOM cho biết từng đi làm từ thiện, đi nhặt rác, thu gom vỏ hộp sữa theo lời kêu gọi trên mạng, nhưng khi tới nơi mới thấy những cơ sở đó gặp rất nhiều khó khăn để có thể duy trì, vận hành nên anh nảy ra ý tưởng bước chân vào ngành tái chế.

Sau khi đến thăm các mô hình tại Indonesia, Ấn Độ, Dubai, Lê Trung Thông nhận thấy các quốc gia này có công nghệ tái chế nhưng lại không thể vận hành được mô hình do họ không có tổ chức thu gom và phân loại từ nguồn. Anh cùng các cộng sự bàn bạc và xác định bắt đầu từ việc giáo dục, thu gom nguyên vật liệu rồi mới bắt đầu sản xuất.

Định hướng sản xuất sản phẩm từ các nguyên liệu khó tái chế như giấy, nhôm, nhựa - một trong những bài toán lớn của LAGOM là làm sao gom đủ sản lượng mà không tăng chi phí. Trong 5 năm qua, startup dành thời gian giáo dục nhận thức cho các học sinh cũng như các hộ gia đình, và hiện đang tiến hành thu gom nguyên vật liệu từ 2,000 trường học.

Startup cũng tiến hành R&D, và làm ra những sản phẩm tái chế phục vụ cho ngành ngoại thất, nội thất, ngành hàng thời trang, trong đó có LAGOM ECO HANGER - móc áo được tái chế 100% từ vỏ sữa giấy. Theo tiết lộ, sản phẩm này có giá bán gần 0.5 USD, rẻ hơn so với mức giá 2 USD của các sản phẩm hiện có ở châu Âu.

Đến nay, LAGOM đã hoàn thiện được công nghệ sản xuất với quy mô công nghiệp. "Chúng tôi có một dự án tái chế với số lượng lớn, công suất mỗi năm lên đến 2,000 tấn, doanh thu năm đầu tiên có thể 50 tỷ đồng và lợi nhuận khoảng 12.5 tỷ đồng, tăng trưởng hàng năm khoảng 30% và dự kiến sau 4 năm có thể nhân công suất năm lên 10,000 tấn", Lê Trung Thông tự tin nói.

Đến Shark Tank mùa 7, LAGOM kêu gọi số vốn 43 tỷ đồng cho 30% cổ phần, trong đó cần 39 tỷ đồng để đầu tư cơ sở vật chất cho một nhà máy lớn.

Nói sâu hơn về bức tranh tài chính, Lê Trung Thông cho biết vốn điều lệ của LAGOM là 6.6 tỷ đồng đã góp đủ. Vì chưa tập trung bán hàng nên doanh thu trong 5 năm của LAGOM đạt khoảng 3 tỷ đồng, chưa có lợi nhuận và lỗ lũy kế gần 5 tỷ đồng.

Đội ngũ sáng lập LAGOM cho biết đến với ngành tái chế không phải là vì doanh thu và lợi nhuận

Dẫn chứng về việc hãng bia Carlsberg đã kết hợp với một trường đại học ở Đan Mạch để tái chế vụn gỗ làm thành chai bia, Shark Minh Beta đặt câu hỏi về ý tưởng kết hợp LAGOM với các nhãn hàng thực phẩm.

Đáp lời, Lê Trung Thông cho biết anh đã hợp tác với nhiều nhãn hàng lớn về đồ uống và thực phẩm để thu gom rác thải. Tuy nhiên, anh còn ngần ngại về việc tái chế bao bì cho các sản phẩm thực phẩm nên quyết định sẽ làm những việc đơn giản trước.

Lê Trung Thông cũng cho biết, nếu chưa gọi được vốn để xây dựng một nhà máy bài bản, startup có thể đợi 2-3 năm nữa để tích lũy. Nhưng đến với Shark Tank, anh mong muốn tìm kiếm cơ hội để LAGOM đi nhanh hơn.

Nhận định startup kêu gọi số vốn lớn khi mọi thứ đang ở giai đoạn "con gà - quả trứng", rất khó cho nhà đầu tư tham gia nên Shark Hưng quyết định từ chối thương vụ. Tuy nhiên, ấn tượng với câu chuyện khởi nghiệp, tinh thần vì cộng đồng, Shark Hưng cho biết sẽ đồng hành cùng startup xây dựng phương án gọi vốn. Bên cạnh đó, ông gợi ý thay vì làm từ A đến Z, LAGOM nên làm tốt một công đoạn, ví dụ như thu gom.

Shark Lê Mỹ Nga cũng từ chối đầu tư nhưng bà cho biết sẽ hỗ trợ startup kết nối không lấy phí với các quỹ NGO - quỹ phi chính phủ, phi lợi nhuận của quốc tế chuyên đầu tư cho các dự án có tính chất bảo vệ môi trường, tác động đến xã hội. Ngoài ra, Shark Nga còn khuyên startup nên thông qua một tổ chức thứ ba chứng nhận về chất lượng sản phẩm để có thể giảm bớt chi phí marketing.

Bày tỏ sự trân trọng và ngưỡng mộ những gì LAGOM đã làm được nhưng dưới góc nhìn của một nhà đầu tư với một thương vụ có quy mô lớn mà doanh thu của doanh nghiệp còn rất ít, Shark Minh Beta cũng quyết định không đầu tư.

Tương tự, Shark Thái cũng không ra deal nhưng ông khuyên startup nên cân nhắc về việc đầu tư nhà máy lớn bởi có thể hiệu quả sẽ kém, và gợi ý startup không nên gom tất cả nguyên liệu về một nhà máy để tránh mất nhiều chi phí vận chuyển. Thay vào đó, cần xây dựng cấp độ tái chế để và nếu có thể thì tái chế tại chỗ và bán luôn cho thị trường ở đó.

Khâm phục, ngưỡng mộ sứ mệnh startup đang theo đuổi nhưng bởi không đủ kiến thức, kinh nghiệm về ngành tái chế nên Shark Bình từ chối đầu tư.

Dù không ra deal nhưng cả 5 Shark đều cho biết sẵn sàng làm cố vấn, trở thành mentor cho startup. Trước thiện chí này, Lê Trung Thông bày tỏ "Em nghĩ đó là số vốn lớn nhất đấy ạ", khép lại thương vụ gọi vốn chưa thành công nhưng startup lại có được sự đồng hành của cả 5 Shark.

Tập 7 Shark Tank Việt Nam mùa 7 còn xuất hiện 2 màn gọi vốn của các startup: FiveSS - nền tảng gọi thợ sửa chữa nhà trực tuyến và Box Dance - mô hình trò chơi kết hợp thể thao và yếu tố chiến thuật.

Box Dance tự tin là "mô hình trò chơi xu thế mới cho giới trẻ", thời gian hoàn vốn chỉ 9 tháng đã đề nghị 10 tỷ đồng cho 20% cổ phần để mở rộng kinh doanh, nhưng không khiến các Shark hứng thú vì cho rằng dễ thoái trào. Với sự từ chối liên tiếp của 4/5 "cá mập", cuối cùng startup chấp nhận đề nghị của Shark Minh Beta đầu tư 10 tỷ đồng cho 40% cổ phần, trong đó 1.5 tỷ đồng là tiền mặt và 8.5 tỷ đồng là giá trị hỗ trợ từ Beta Group.

Nền tảng gọi thợ sửa chữa nhà cửa trực tuyến FiveSS kêu gọi đầu tư 85,000 USD (khoảng 2 tỷ đồng) cho 3.5% cổ phần với mong muốn chiếm lĩnh thị trường toàn quốc và phát triển thêm các tính năng chuyên sâu của app. Cuối cùng, startup chấp nhận lời đề nghị đầu tư 85,000 USD đổi lấy 12.5% cổ phần của Shark Hưng, khép lại thương vụ gọi vốn thành công.

Thế Mạnh

FILI





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Kiên Giang có gần 1,100 doanh nghiệp thành lập mới

Trong 9 tháng của năm 2024, tỉnh Kiên Giang có 1,095 doanh nghiệp được thành lập mới với tổng số vốn đăng ký 8,603 tỷ đồng - đứng thứ 3 khu vực đồng bằng sông Cửu...

Thêm 9 doanh nhân Trung Quốc lọt danh sách Chỉ số Tỷ phú Bloomberg

Thống kê mới nhất của Bloomberg cho thấy nhà sáng lập công ty Nongfu Spring, ông Zhong Shanshan, hiện đang vượt lên là người giàu nhất Trung Quốc với tổng tài sản...

Fortune: Ba nữ doanh nhân Việt lọt top quyền lực nhất châu Á

Tạp chí Fortune vừa công bố danh sách 100 nữ doanh nhân có tầm ảnh hưởng nhất khu vực, và Việt Nam góp mặt với ba đại diện: Bà Nguyễn Thị Phương Thảo, bà Mai Kiều...

Startup nông dân học hết lớp 9 đi chăn bò, trở thành CEO chuỗi 74 cửa hàng tinh dầu, được Shark Bình chốt deal 8 tỷ

Xuất thân là trẻ mồ côi, một người nông dân quê Hà Tĩnh, anh Chu Văn Nam trở thành CEO chuỗi 74 cửa hàng tinh dầu khắp Việt Nam với doanh thu hàng chục tỷ đồng/năm.

Anthony Tan và hành trình xây dựng Grab thành siêu ứng dụng 2 tỷ USD

Anthony Tan không cần phải khởi nghiệp để trở nên giàu có.

Vượt qua 2 cú sốc, ông chủ Facebook vọt lên giàu thứ 2 thế giới

Hai cú sốc hồi 2018 và 2021 đẩy Facebook lâm vào thế khó. Nhưng sự hồi sinh bất ngờ của Meta Platforms - công ty mẹ của Facebook, đã giúp tài sản ròng của Mark...

Tài sản của các tỷ phú Trung Quốc tăng 130 tỷ USD trong tuần cuối tháng 9/2024

Ông Pony Ma, người đồng sáng lập Tencent Holdings, là một trong những tỷ phú hưởng lợi lớn nhất từ đà phục hồi của thị trường, khi giá trị tài sản của ông tăng gần...

Startup chocolate khiến Shark Phi Vân và Shark Nga quyết không "chung deal", một bên ngỏ ý làm Co-Founder

LadolVita - thương hiệu chocolate của CTCP Sweet Life Việt Nam, startup mở đầu tập 10 Shark Tank Việt Nam mùa 7, được các "cá mập" tấm tắc khen ngon nhưng mô hình...

Ai sẽ thừa kế gia sản Murdoch?

Ông trùm truyền thông Rupert Murdoch, năm nay đã 93 tuổi, nắm trong tay một đế chế truyền thông gồm nhiều tờ báo và đài truyền hình lớn như tờ Wall Street Journal...

Tân Tổng Giám đốc SRF và kế hoạch để dẫn dắt SRF vượt qua thách thức cũ

Được bổ nhiệm vị trí đứng đầu ban điều hành, ông Nguyễn Khoa Đăng, tân Tổng Giám đốc SRF cho biết, đây vừa là thách thức lẫn cơ hội khi Tập đoàn cần giải quyết...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98