Tổng Giám đốc VIS Rating: Phần lớn cá nhân nắm TPDN không phải “dân chuyên”

17/09/2024 20:15
17-09-2024 20:15:00+07:00

Tổng Giám đốc VIS Rating: Phần lớn cá nhân nắm TPDN không phải “dân chuyên”

Theo ông Trần Lê Minh – Tổng Giám đốc Công ty Xếp hạng tín nhiệm đầu tư Việt Nam (VIS Rating), phần lớn các nhà đầu tư cá nhân đang nắm giữ trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) không phải là nhà đầu tư chuyên nghiệp, và đây là điều chưa hợp lý từ thực tế phát triển thị trường.

Trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ nên dành cho “người chơi chuyên nghiệp”?

Đây là các chia sẻ của ông Minh với báo chí xoay quanh quy định mới về nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp đang được đề xuất trong dự thảo Luật Chứng khoán sửa đổi.

Ông Minh cho biết, nhà đầu tư cá nhân hiện tại là là nhóm nắm giữ TPDN nhiều thứ hai chỉ sau các ngân hàng, và số lượng lớn hơn nhiều so với nhóm nhà đầu tư có tổ chức khác (công ty bảo hiểm, quỹ đầu tư). Năm 2021, tỷ trọng nhà đầu tư cá nhân nắm TPDN là nhiều nhất với 41% tổng quy mô thị trường, trong khi ngân hàng nắm 49%. “Diễn biến gần đây, tỷ trọng này đã giảm dần về mức 24% tại thời điểm tháng 6/2024, nhưng vị trí không đổi” – ông cho hay.

Ông Trần Lê Minh - Tổng Giám đốc VIS Rating

Tuy nhiên, điểm đáng chú ý là trong số đó, đa phần là nhà đầu tư nhỏ lẻ, không phải nhóm đầu tư chuyên nghiệp. “Nhiều trường hợp đầu tư trái phiếu như một kênh thay thế cho tiền gửi tiết kiệm vì cho rằng đây là sản phẩm có độ an toàn cao. Việc này chưa hợp lý, xuất phát từ thực tế phát triển của thị trường và cần được điều chỉnh”.

Cũng theo ông Minh, dự thảo mới có điểm đáng chú ý là bổ sung thêm quy định nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp tham gia mua, giao dịch, chuyển nhượng TPDN riêng lẻ là tổ chức. Điều này có nghĩa, quy định TPDN phát hành riêng lẻ chỉ được phát hành và giao dịch giữa các nhà đầu tư tổ chức chuyên nghiệp.

“Ban soạn thảo cũng đã có các giải trình chi tiết cho ý kiến này dựa trên thực tế diễn biến thị trường và các đặc thù của thị trường cũng như từ thông lệ và kinh nghiệm từ các thị trường tại các nước khác trong khu vực. Tôi cho rằng, các thành viên thị trường đã có sự đồng thuận với quan điểm thị trường TPDN phát hành riêng lẻ là thị trường dành cho các nhà đầu tư chuyên nghiệp” – ông chia sẻ.

“Xuất phát đặc thù của thị trường TPDN phát hành riêng lẻ, mức độ công bố thông tin liên quan tới trái phiếu và tổ chức phát hành ít hơn đáng kể, sự quản lý nhà nước được giảm nhẹ và vai trò tự quản của thị trường được nâng cao. Mặt khác do tính đa dạng trong việc thỏa thuận các điều khoản, điều kiện của trái phiếu đã làm cho TPDN loại này trở thành một sản phẩm phức tạp đòi hỏi các kiến thức chuyên sâu để đầu tư và không phù hợp với người đầu tư nhỏ lẻ”.

Các nước đều có quy định cụ thể cho thị trường TPDN

Chia sẻ về các thị trường khác, ông Minh cho biết các thị trường trong nhóm ASEAN +3 (Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản) đều có các quy định pháp lý cụ thể cho thị trường TPDN phát hành riêng lẻ và quy định đối tượng người đầu tư. Trong đó, điểm chung là TPDN phát hành riêng lẻ không phải thị trường dành cho đại chúng. Đối tượng nhà đầu tư tham gia thị trường phải đáp ứng được các điều kiện nhất định.

“Hiện nay các quy định liên quan tới nhà đầu tư chuyên nghiệp mới đưa ra các quy định liên quan tới tài sản và giao dịch, chưa lượng hóa để đưa ra được các yêu cầu về kinh nghiệm và kiến thức. Các quy định liên quan tới nhà đầu tư cá nhân chuyên nghiệp ở tất cả các nước trong nhóm nêu trên đều được quy định tại các văn bản pháp quy cao nhất là luật hoặc nghị định” – theo ông Minh.

Nguồn: ASEAN+3 Bond Market Forum

Bên cạnh đó, ông Minh lưu ý về việc các thị trường trên thế giới xem TPDN riêng lẻ là một loại “chứng khoán ngoại trừ”, không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Chứng khoán, và khi thực hiện việc phát hành, tổ chức phát hành không phải đăng ký, không chịu sự quản lý của Ủy ban Chứng khoán các nước.

Các bất cập thực tiễn từ thị trường TPDN bộc lộ trong thời gian qua đã được xử lý thông qua việc ban hành Nghị định số 65/2022/NĐ-CP. Ngoài ra, việc sửa các điểm liên quan tới thị trường TPDN phát hành ra công chúng và quy định về nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp trong dự thảo mới với quy trình rút gọn đã cho thấy tính cấp thiết của vấn đề, theo ông Minh.

“Để có thể thực hiện được mục tiêu đưa quy mô thị trường TPDN đạt mức tương đương 25% GDP vào năm 2030, thị trường cần có một giai đoạn phục hồi nhanh. Các số liệu có thể quan sát để đánh giá sự phục hồi của thị trường là quy mô trái phiếu đang lưu hành toàn thị trường đạt lại mốc đỉnh đã có trong năm 2022 và giá trị trái phiếu phát hành mới cao hơn giá trị phát hành trong năm 2021. Việc tạo một khuôn khổ pháp lý phù hợp để thúc đẩy sự phục hồi nhanh chóng là quan trọng, tuy nhiên không thể vì tốc độ tăng trưởng mà đánh đổi sự ổn định.

Vì vậy, tôi cho rằng, mục tiêu của dự thảo sửa đổi Luật Chứng khoán hiện hành là để tạo giai đoạn phát triển ổn định và dài hạn là phù hợp với diễn biến thị trường, tạo tiền đề cho việc phục hồi thị trường một cách minh bạch hơn và không để lặp lại các điểm chưa hợp lý, hay rủi ro đã xảy ra trên thị trường TPDN riêng lẻ trong giai đoạn vừa qua” – ông nói thêm.

Hải Âu

FILI





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Góc nhìn 11/10: Vượt 1,300 điểm vào tuần sau?

Các công ty chứng khoán (CTCK) cho rằng VN-Index có thể vượt mốc 1,300 điểm vào tuần sau. Những nhà đầu tư giải ngân tại vùng 1,260 điểm có thể hạ dần tỷ trọng khi...

Lợi nhuận quý 3 Masan được dự báo tăng 1,250%

CTCP Tập đoàn Masan (Masan Group, HOSE: MSN) là cái tên ghi nhận mức tăng trưởng lợi nhuận sau thuế mạnh nhất, tăng 1,250% so với cùng kỳ, đạt 650 tỷ đồng trong báo...

SSI Research: Chứng khoán Việt Nam tiếp tục đi lên trong quý 4/2024 và năm 2025

Theo Trung tâm phân tích và tư vấn đầu tư Chứng khoán SSI (SSI Research), thị trường chứng khoán Việt Nam có nền tảng tốt để đón đầu dòng vốn, cũng như sở hữu những...

Góc nhìn 10/10: Thận trọng trước kháng cự

VN-Index lại tiệm cận kháng cự trung hạn 1,300 điểm, CTCK khuyên nhà đầu tư cần cẩn trọng trong giao dịch. Giữ một tỷ trọng tiền mặt cân đối trong danh mục để sẵn...

VNDIRECT: Chứng khoán Việt Nam sẽ hưởng lợi từ chính sách non - prefunding

Theo bộ phận phân tích Chứng khoán VNDIRECT (VNDIRECT Research), tăng trưởng lợi nhuận tích cực sẽ hỗ trợ định giá thị trường chứng khoán Việt Nam, đồng thời hiệu...

Động lực nào giúp VN-Index tăng trưởng trong giai đoạn tới?

Bà Nguyễn Hoài Thu cho rằng yếu tố căn bản của nền kinh tế giúp thị trường chứng khoán (TTCK) đi lên. Hiện, tốc độ tăng trưởng kinh tế đang tốt, Chính phủ dự báo...

Góc nhìn 09/10: Ưu tiên duy trì tỷ trọng danh mục

Các công ty chứng khoán (CTCK) nhận định VN-Index sẽ tiếp tục tích lũy trong ngắn hạn. Nhà đầu tư cần quan sát những phản ứng tại các ngưỡng hỗ trợ, kháng cự gần...

VDSC: VN-Index tháng 10 sẽ dao động trong biên độ 1,265 - 1,320

Theo báo cáo chiến lược tháng 10 của chứng khoán Rồng Việt (VDSC), mùa báo cáo kết quả kinh doanh quý 3/2024 với đầu tàu ngân hàng sẽ là chất xúc tác giúp thị...

Khi nào thị trường chứng khoán sẽ bùng nổ?

Thị trường chứng khoán Việt Nam (TTCK) đã và đang chứng kiến những biến động mạnh kể từ đầu năm 2024, khi các yếu tố quốc tế và nội tại tác động mạnh mẽ đến dòng...

Chuyên gia VPBankS: Chứng khoán tháng 10 nhiều nhiễu động, câu chuyện định giá sẽ chi phối

Theo chuyên gia Trần Hoàng Sơn - Giám đốc Chiến lược thị trường CTCP Chứng khoán VPBank (VPBankS), thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ có nhiều nhiễu động trong...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98