Việt Nam làm gì để thu hút các gã khổng lồ ngành chip?

05/09/2024 10:28
05-09-2024 10:28:33+07:00

Việt Nam làm gì để thu hút các gã khổng lồ ngành chip?

Trong bối cảnh cuộc chiến công nghệ Mỹ-Trung đang thúc đẩy các tập đoàn công nghệ toàn cầu tìm kiếm địa điểm sản xuất mới, Việt Nam đang nổi lên như một điểm đến đầy hứa hẹn cho ngành công nghiệp bán dẫn. Với dự thảo Luật Công nghiệp Công nghệ Số mới, Chính phủ Việt Nam đang đặt ra một loạt ưu đãi nhằm thu hút các ông lớn trong ngành như Nvidia và Besi.

Từ giảm thuế đến quy trình xuất khẩu nhanh chóng, danh sách các ưu đãi được đề xuất khá ấn tượng. Các công ty chip có thể được hưởng lợi từ việc khấu trừ 150% chi phí nghiên cứu, nhận tài trợ và cấp visa nhanh chóng, cùng 10 năm miễn phí sử dụng đất. Ngoài ra, dự thảo luật cũng bao gồm thủ tục giấy tờ nhanh chóng và miễn thuế đối với nguyên liệu nhập khẩu và thu nhập cá nhân, áp dụng cho các dự án trị giá 160 triệu USD trở lên.

Luật sư Trần Mạnh Hùng của Baker McKenzie nhận định: "Dự thảo Luật Công nghiệp Công nghệ Số là một dấu hiệu tốt cho thấy Việt Nam nghiêm túc đến mức nào trong việc thu hút các công ty chip".

Trong những năm gần đây, các Giám đốc điều hành trong ngành chip Mỹ từ Pat Gelsinger của Intel đến Jensen Huang của Nvidia đã đến thăm Việt Nam, cho thấy tiềm năng của Việt Nam để trở thành cơ sở sản xuất bán dẫn. Trước đây, Intel, một trong những tên tuổi lớn trong ngành, chia sẻ vưới Nikkei rằng: "Việt Nam nên hiện đại hóa các chính sách ưu đãi để hỗ trợ các nhà đầu tư hiện tại/mới trong tương lai và từ đó giữ cho Việt Nam có tính cạnh tranh".

Trước đó, Việt Nam cũng đưa ra các động thái để trở thành một cường quốc bán dẫn, bao gồm đầu tư vào năng lượng, cơ sở hạ tầng và đào tạo nhân lực. Lịch sử của ngành chip Việt Nam đã kéo dài hai thập kỷ nhưng chỉ bước vào kỷ nguyên mới từ năm 2020, sau khi những gián đoạn do COVID-19 và cuộc chiến công nghệ làm gia tăng sức hấp dẫn của Việt Nam. Việc đầu tư cũng được mở rộng sang một loạt các ngành công nghiệp phụ trợ, từ các linh kiện do Samsung sản xuất đến hoạt động thiết kế chip cho Infineon và phần mềm cho Synopsis.

Tuy vậy, Chính phủ Việt Nam phải cân nhắc liệu các biện pháp này có phù hợp với hiệp ước toàn cầu mới về thuế tối thiểu hay không. Mức thuế tối thiểu 15% - do OECD đề xuất và được hơn 140 quốc gia ủng hộ - có thể hạn chế khả năng cung cấp các ưu đãi thuế truyền thống. Điều đó có nghĩa là chấm dứt nhiều ưu đãi cho phép mức thuế doanh nghiệp dưới 15%, mặc dù các doanh nghiệp đã vận động hành lang để có các biện pháp thay thế như trợ cấp tiền mặt hoặc tín dụng thuế.

Tuy nhiên, việc cung cấp các ưu đãi như trợ cấp tiền mặt hoặc tín dụng thuế cũng đặt ra thách thức về ngân sách cho Chính phủ. Thomas McClelland, Trưởng bộ phận thuế của Deloitte Việt Nam, cảnh báo về "tác động của một chương trình như vậy đối với ngân sách Nhà nước" và chỉ ra rằng việc thực hiện các ưu đãi mới có thể tạo ra "các thủ tục hành chính bổ sung, chẳng hạn như quy trình đăng ký và đánh giá ưu đãi, cũng như kiểm tra sau để đảm bảo chế độ được thực hiện phù hợp và đạt được mục tiêu của nó mà không bị thua lỗ".

Dự luật công nghệ đề xuất cũng bao gồm các ngành công nghiệp khác nhưng có một phần dành riêng cho bán dẫn. Các nhà đầu tư từ Besi, một nhà sản xuất thiết bị chip có trụ sở tại Hà Lan đang đầu tư ban đầu 4.9 triệu USD bắt đầu từ năm nay, đến Nvidia, đang hỗ trợ doanh nghiệp địa phương FPT trong việc tạo ra một nhà máy AI ở quốc gia Đông Nam Á này.

Hiện Bộ Thông tin và Truyền thông đang tổ chức các cuộc họp với các cơ quan khác và đại diện khu vực tư nhân để lấy ý kiến hoàn thiện luật, dự kiến sẽ được đưa ra trước Quốc hội vào tháng 10/2024 và có hiệu lực sớm nhất vào giữa năm 2025.

Vũ Hạo (Theo Nikkei Asia)

FILI





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Khuyến khích các doanh nghiệp Singapore hợp tác và đầu tư vào Việt Nam

Việt Nam đề nghị Singapore nỗ lực phối hợp triển khai các sáng kiến mới nhằm khuyến khích các doanh nghiệp Singapore đưa ra các đề xuất hợp tác mới và tăng cường...

Công ty con của KBC đề xuất Tập đoàn The Trump Organization đầu tư vào Hưng Yên

Với thế mạnh về đầu tư bất động sản, khách sạn và sân golf, Tập đoàn The Trump Organization bày tỏ mong muốn hợp tác, đầu tư tại Hưng Yên.

Vụ Xuyên Việt Oil: Chuyện ‘rút ruột’ tiền mang đi hối lộ

Trên đường đến khu vực làm việc của Vụ Thị trường trong nước, ông Nguyễn Văn Thắng kiểm tra thấy có 300.000 USD và đã lấy ra 1 cọc tiền USD gồm 5 thếp (50.000 USD...

Xét xử vụ án Trương Mỹ Lan và đồng phạm giai đoạn 2

Vụ án Trương Mỹ Lan và đồng phạm trở thành một trong những vụ án kinh tế lớn và phức tạp nhất thời gian gần đây.

Đề xuất chính sách hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh sau bão Yagi

Trưởng Ban pháp chế VCCI nhận định đây là thời điểm rất cần những chính sách kinh tế phù hợp để doanh nghiệp các tỉnh miền Bắc nhanh chóng tái thiết, khôi phục sản...

Truy tố ông Lê Đức Thọ cùng 14 bị can vụ Xuyên Việt Oil

Trong số 15 bị can vụ Xuyên Việt Oil bị truy tố, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre (từ tháng 7/2021 - 9/2023) Lê Đức Thọ bị truy tố tội "Lợi dụng chức vụ quyền hạn gây...

Thị trường hồi phục, xuất khẩu nông sản, công nghiệp chế biến tăng trưởng cao

Bộ Công Thương đang đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, tập trung vào các thị trường mới, thị trường tiềm năng mà các doanh nghiệp riêng lẻ chưa có điều...

Bộ Công Thương nói gì về livestream hàng giá rẻ nhưng không rõ nguồn gốc?

Cử tri phản ánh nhiều người bán hàng online livestream trực tiếp với lời mời gọi, giá rẻ, chào hàng hấp dẫn nhưng nguồn gốc không rõ ràng.

Cựu cục trưởng tạo điều kiện không chính đáng cho doanh nghiệp

CQĐT cho rằng, cựu Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo (Bộ Công Thương) Phương Hoàng Kim vì động cơ vụ lợi đã tạo điều kiện không chính đáng cho doanh...

Ông lớn năng lượng Na Uy Scatec bán dự án điện gió, rút khỏi Việt Nam

Theo thông tin công bố ngày 16/09, Scatec ASA - nhà sản xuất năng lượng từ Na Uy – đang chuẩn bị rút khỏi Việt Nam bằng thương vụ bán dự án điện gió Đầm Nại (quy mô...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98