Việt Nam trong nhóm top 1 an toàn thông tin toàn cầu

14/09/2024 18:01
14-09-2024 18:01:00+07:00

Việt Nam trong nhóm top 1 an toàn thông tin toàn cầu

Theo Chỉ số An toàn thông tin mạng toàn cầu (GCI) 2024 của Liên minh Viễn thông quốc tế, Việt Nam được xếp vào nhóm quốc gia bậc 1 “kiểu mẫu”.

Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU) vừa công bố Chỉ số An toàn thông tin mạng toàn cầu (GCI) 2024. Báo cáo chỉ ra các quốc gia trên thế giới đang tăng cường nỗ lực an ninh mạng nhưng cần có các hành động mạnh mẽ hơn để đối phó với những nguy cơ ngày càng tăng.

Theo Tổng thư ký ITU Doreen Bogdan-Martin, “xây dựng niềm tin trong thế giới số là tối quan trọng”. Bà đánh giá sự tiến bộ trong GCI 2024 là dấu hiệu cho thấy chúng ta phải tập trung mọi nỗ lực để bảo đảm tất cả mọi người ở bất kỳ đâu có thể quản trị các nguy cơ bảo mật trong thế giới kỹ thuật số ngày một phức tạp.

Việt Nam là 1 trong 46 quốc gia được xếp vào nhóm 1 về chỉ số an toàn thông tin toàn cầu của ITU. Ảnh: ITU

GCI 2024 đánh giá các nỗ lực của các nước dựa trên 5 tiêu chí, thể hiện các cam kết an ninh mạng cấp quốc gia: pháp lý, kỹ thuật, tổ chức, phát triển năng lực và hợp tác. ITU cũng thay đổi cách thức đánh giá nhằm tập trung tốt hơn vào sự tiến bộ của mỗi nước trong các cam kết bảo mật và tác động của nó.

Các nước được xếp thành 5 nhóm, trong đó nhóm 1 là nhóm cao nhất, gồm 46 nước, đóng vai trò “làm gương”. ITU đánh giá các nước nhóm 1 đều có sự tiến bộ đáng kể so với phiên bản GCI gần nhất vào năm 2021.

Việt Nam được chấm tổng điểm 99,74 trên 5 tiêu chí. Ảnh: ITU

Việt Nam nằm trong nhóm 1 với tổng điểm 99,74, trong đó bốn tiêu chí đạt tối đa 20 điểm là biện pháp pháp lý, biện pháp kỹ thuật, biện pháp tổ chức và biện pháp phối hợp. Tiêu chí phát triển năng lực đạt 19,74 điểm.

Theo báo cáo, các biện pháp pháp lý là trụ cột an ninh mạng quan trọng nhất tại hầu hết các nước: 177 nước có ít nhất 1 quy định liên quan đến bảo vệ dữ liệu cá nhân, bảo vệ quyền riêng tư hoặc thông báo vi phạm. 139 quốc gia đang có các nhóm ứng phó sự cố máy tính (CIRT) với nhiều mức độ khác nhau. 132 quốc gia có Chiến lược an ninh mạng (NCS).

Các chiến dịch nâng cao nhận thức không gian mạng cũng rất phổ biến: 152 quốc gia đã tiến hành các sáng kiến nâng cao nhận thức không gian mạng cho người dân nói chung, trong đó, một số nước tập trung vào các nhóm nhân khẩu học cụ thể như dân số dễ bị tổn thương và thiểu số.

Nhiều quốc gia hợp tác về an ninh mạng thông qua các hiệp ước hiện có: 166 nước, tương đương 92% nước là một phần của hiệp ước quốc tế hoặc cơ chế hợp tác tương đương để phát triển năng lực an ninh mạng, hoặc chia sẻ thông tin hoặc cả hai. Tuy nhiên, theo ITU, đưa các thỏa thuận và khuôn khổ an ninh mạng vào hoạt động thực tế vẫn còn nhiều thách thức.

123 quốc gia báo cáo có các chương trình đào tạo cho chuyên gia an ninh mạng. 153 quốc gia đưa an ninh mạng vào chương trình giảng dạy ở một mức độ nào đó. 164 quốc gia có các biện pháp pháp lý bảo vệ trẻ em trên mạng.

GCI được ITU công bố lần đầu vào năm 2015, nhằm hỗ trợ các quốc gia xác định các lĩnh vực cần cải thiện và khuyến khích các nước hành động để phát triển năng lực trong mỗi tiêu chí. GCI không ngừng thay đổi để thích ứng với các rủi ro, ưu tiên và nguồn lực liên tục biến đổi, cung cấp bức tranh toàn diện nhất về các biện pháp an ninh mạng của mỗi nước.

Du Lam

VietNamNet





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Chủ tịch Bắc Ninh: Chính quyền và doanh nghiệp phải là những người bạn thực sự

Lãnh đạo Bắc Ninh cam kết tạo mọi điều kiện, môi trường thuận lợi nhất để địa phương và doanh nghiệp cùng thắng lợi. Mục tiêu là chính quyền các cấp với doanh...

Triệt xóa ổ nhóm cho vay lãi nặng đến 365%/năm

Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Nghệ An vừa triệt xóa một ổ nhóm cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự có quy mô trên phạm vi toàn quốc với lãi suất lên đến...

Bà Rịa - Vũng Tàu trao chứng nhận đầu tư cho 6 dự án mới với tổng vốn hơn 12,000 tỷ

Tại buổi họp mặt Ngày Doanh nhân, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã trao giấy chứng nhận đầu tư cho 6 nhà đầu tư trong và ngoài nước, với tổng vốn đầu tư 100 triệu USD...

Thủ tướng: Chuyển đổi số phải nói thật, làm thật, để người dân hưởng thụ thật

Phát biểu kết luận tại chương trình chào mừng Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2024 tổ chức sáng 12/10, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu đẩy mạnh 3 đột phá chiến...

Thi hành kỷ luật 6 Phó Chủ tịch, nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình vừa ký các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc thi hành kỷ luật lãnh đạo UBND 2 tỉnh Lâm Đồng, Bắc Giang.

Giá điện tăng 4.8% lên hơn 2,100 đồng/kWh từ hôm nay

Cuối giờ chiều nay (11/10), Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã tổ chức họp báo công bố chính thức điều chỉnh tăng giá điện thêm 4.8% từ 11/10/2024. Giá bán điện...

Doanh nghiệp Hàn Quốc mở rộng phát triển công nghiệp cao tại Việt Nam

Với những lợi thế về vị trí địa lý, nguồn nhân lực dồi dào và sự hỗ trợ tích cực từ Chính phủ, Việt Nam đã trở thành một điểm đến hấp dẫn cho cộng đồng doanh...

Không để mặt bằng phải 'chờ' vật liệu làm cao tốc

Hiện nay, 13/28 dự án thành phần cao tốc dự kiến hoàn thành năm 2025 (736km) cơ bản không còn nhiều khó khăn, vướng mắc. Tuy nhiên, các dự án còn lại vẫn đang gặp...

9 tháng đầu năm, các công ty xổ số miền Nam trả thưởng gần 51 ngàn tỷ, lãi trước thuế 13.5 ngàn tỷ đồng

Theo Hội đồng Xổ số kiến thiết (XSKT) khu vực miền Nam, 9 tháng năm 2024, doanh số phát hành xổ số truyền thống tại khu vực đạt hơn 105 ngàn tỷ đồng, tăng nhẹ so...

Tại sao EVN lỗ?

Kết quả kiểm tra của Bộ Công Thương về chi phí sản xuất kinh doanh điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho thấy năm 2023, đơn vị này lỗ gần 22 ngàn tỷ đồng...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98