Bầu cử Tổng thống Mỹ: Tác động đến kinh tế Việt Nam

12/10/2024 10:02
12-10-2024 10:02:00+07:00

Bầu cử Tổng thống Mỹ: Tác động đến kinh tế Việt Nam

Bà Harris có lập trường mềm mỏng hơn trong các vấn đề thương mại, nếu bà thắng cử sẽ thúc đẩy hoạt động thương mại giữa Việt Nam và Mỹ hơn so với ông Trump, qua đó hỗ trợ cho sự tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam nhiều hơn.

Ông Trump với lập trường cứng rắn 

Lập trường tranh cử của hai ứng cử viên Tổng thống Mỹ là bà Kamala Harris (ứng cử viên của Đảng Dân chủ) và ông Donald Trump (ứng cử viên của Đảng Cộng hòa) có sự khác biệt lớn. Tuy nhiên, bài viết này chỉ tập trung vào các yếu tố tác động đến kinh tế Việt Nam.

Theo đó, lập trường của ông Trump tập trung vào việc phục hồi kinh tế Mỹ và giảm thâm hụt thương mại. Cụ thể, ông Trump muốn mở rộng sản xuất, thu hút thêm vốn đầu tư cho hoạt động sản xuất trong nước bằng nhiều chính sách hỗ trợ. Như vậy sẽ tác động đến quyết định đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Mỹ, qua đó làm suy giảm dòng vốn đầu tư toàn cầu. Hiện Việt Nam có mối quan hệ hợp tác chiến lược với Mỹ và các doanh nghiệp Mỹ đang cân nhắc mở rộng hợp tác với Việt Nam. Với chính sách này, nhiều doanh nghiệp Mỹ sẽ cân nhắc lại việc hợp tác này.

Bên cạnh đó, để tài trợ cho các hoạt động này, Ông Trump sẽ sử dụng một mức thuế chung cho tất cả hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ, đồng thời đánh mức thuế cao hơn với một số hàng hóa từ Trung Quốc. Dĩ nhiên sẽ ảnh hưởng đến hoạt động thương mại toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng.

Giá trị xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ của Việt Nam

Nguồn: Hải Quan Việt Nam

Với kinh tế Việt Nam, hàng hóa xuất khẩu vào Mỹ sẽ kém cạnh tranh hơn khi chịu mức thuế quan chung này. Một cách trực tiếp, hàng hóa xuất khẩu vào Mỹ từ Việt Nam sẽ có sự suy giảm hoặc tăng trưởng kém hơn kỳ vọng. Bên cạnh đó, do chịu mức thuế xuất khẩu vào Mỹ, hàng hóa từ Trung Quốc sẽ chuyển hướng sang các thị trường khác có mức thuế thấp hơn hoặc không có thuế nhập khẩu như các nước Đông Á hoặc Đông Nam Á. Đây là động thái sẽ tạo áp lực cạnh tranh không nhỏ lên các nhà sản xuất từ Việt Nam.

Bà Harris ủng hộ thương mại quốc tế

Bà Harris thể hiện lập trường mềm mỏng hơn trong vấn đề kinh tế và thương mại. Cụ thể, bà Harris từ chối áp đặt một mức thuế chung với tất cả hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ. Thay vào đó, thuế quan nên tập trung vào một số mặt hàng và quốc gia nhất định, chủ yếu là các hàng hóa từ Trung Quốc. Chính sách này, hiện đang được chính quyền Biden thực hiện, đây là điều giúp hoạt động xuất khẩu từ doanh nghiệp Việt Nam vẫn diễn ra bình thường. Trong một số trường hợp, hoạt động xuất khẩu từ Việt Nam sẽ được hưởng lợi nếu thuế nhập khẩu tăng với hàng hóa Trung Quốc.

Giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ theo tháng

Nguồn: Hải Quan Việt Nam

Một điểm quan trọng trong cách tiếp cận của bà Harris đối với các vấn đề thương mại là bà muốn thúc đẩy mối quan hệ hợp tác toàn diện với Việt Nam (đặc biệt trong các lĩnh vực thương mại) và hợp tác với các doanh nghiệp Mỹ. Chính sách này giúp dòng vốn quốc tế chảy vào Việt Nam, đặc biệt là dòng vốn từ Mỹ.

Như vậy, các chính sách về thương mại của bà Harris hỗ trợ cho các doanh nghiệp xuất khẩu ở Việt Nam và thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế hơn so với các chính sách từ ông Trump.

Thách thức với kinh tế Việt Nam 

Bất kể kết quả bầu cử của Mỹ như thế nào, tình hình căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc vẫn gây ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế thế giới, bao gồm cả Việt Nam. Một điểm sáng là Việt Nam có thể gia tăng thị phần xuất khẩu sang Mỹ, nhờ lợi thế về các mặt hàng mà Mỹ đã áp thuế với Trung Quốc, đây cũng là những mặt hàng Việt Nam có thế mạnh. 

Tuy nhiên, Việt Nam cũng chịu áp lực từ sự phụ thuộc vào thị trường nhập khẩu và đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt từ chính sách thúc đẩy xuất khẩu của Trung Quốc nhằm xử lý vấn đề hàng tồn kho của nước này. Bên cạnh đó, các mối lo ngại về suy giảm tiêu dùng ở Trung Quốc cũng khiến cho việc xuất khẩu của Việt Nam sang quốc gia này gặp khó khăn, cùng với sự cảnh giác cao độ về việc Trung Quốc có thể lách luật thuế bằng cách dán nhãn “sản xuất tại Việt Nam”.

Trần Trương Mạnh Hiếu

FILI





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

ĐBQH: Đẩy mạnh phân cấp thực hiện dự án đầu tư công

Đóng góp ý kiến vào dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi), tại Phiên thảo luận sáng 6/11, các ĐBQH nhất trí với việc cần đẩy mạnh phân cấp, trao quyền tạo chủ động, linh...

CPI tháng 10 tăng 0.33% và lạm phát cơ bản tăng 0.23% so với tháng trước

Theo Tổng cục Thống kê, giá lương thực, thực phẩm tiếp tục tăng do ảnh hưởng bởi mưa bão, giá xăng dầu trong nước tăng theo giá thế giới, giá nhà ở thuê tăng là...

Standard Chartered dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng ở mức vừa phải

Ngân hàng Standard Chartered nhận định mặc dù áp lực kinh tế Việt Nam trong ngắn hạn vẫn có thể tồn tại nhưng khả năng hoạt động của nền kinh tế đang tốt hơn so với...

Tổng thống Mỹ thứ 47 và cơ hội của Việt Nam

Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ đang đi gần về điểm cuối. Ai sẽ là người chiến thắng thì cũng đều đi vào lịch sử khi lần đầu tiên một Tổng thống của quốc gia số 1 thế...

Thủ tướng: Tập trung tháo gỡ điểm nghẽn thể chế, dứt khoát xóa bỏ cơ chế 'xin - cho'

Phát biểu tại Lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia lần thứ 9 năm 2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh cần tập trung tháo gỡ điểm nghẽn thể...

Đánh thức 3 động lực nội sinh để phát triển đất nước

Bên cạnh những động lực tăng trưởng truyền thống, động lực tăng trưởng mới, các đại biểu Quốc hội cũng đề cập đến việc đánh thức 3 động lực nội sinh, đó là khu vực...

18 năm Việt Nam gia nhập WTO: Hành trình hội nhập và phát triển

Sau gần hai thập kỷ, Việt Nam đã gặt hái được nhiều thành tựu về thương mại, đầu tư, không những giúp nâng cao vị thế quốc gia trong chuỗi giá trị toàn cầu mà còn...

Đại biểu Mai Thị Phương Hoa: Một bộ phận cán bộ chưa coi lãng phí là hành vi nguy hiểm cho xã hội

Theo đại biểu Mai Thị Phương Hoa, tình trạng lãng phí tài sản, tiền của Nhà nước có nhiều nguyên nhân nhưng trong đó nổi lên là còn một bộ phận cán bộ có tâm lý coi...

Chính sách của Trump - Harris ảnh hưởng thế nào tới kinh tế Việt Nam

Giới phân tích cho rằng ảnh hưởng tới kinh tế Việt Nam sẽ không khác biệt dù ứng viên đảng nào chiến thắng, nhưng chứng khoán có thể biến động mạnh nếu Trump đắc cử.

Tuần làm việc từ ngày 04-09/11: Quốc hội thảo luận về kinh tế - xã hội

Tuần làm việc thứ 3 của Kỳ họp thứ 8 (từ ngày 04-09/11), Quốc hội sẽ thảo luận nhiều vấn đề quan trọng.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98