Diện tích tối thiểu tách thửa đất để cấp sổ đỏ theo Luật Đất đai mới

05/10/2024 15:13
05-10-2024 15:13:00+07:00

Diện tích tối thiểu tách thửa đất để cấp sổ đỏ theo Luật Đất đai mới

Hà Nội, Bắc Giang, Thanh Hoá… và nhiều địa phương đã ban hành quy định về tách thửa đất khi Luật Đất đai 2024 có hiệu lực từ 1/8.

Điều 220 Luật Đất đai 2024 quy định về việc tách thửa, hợp thửa đất. Theo đó, người dân có thể tách, hợp thửa đất khi đảm bảo các điều kiện đất không tranh chấp, có lối đi, kết nối giao thông công cộng, cấp, thoát nước hợp lý…

Quy định cũng nêu rõ, các thửa đất sau khi tách thửa phải bảo đảm diện tích tối thiểu với loại đất đang sử dụng theo quy định của UBND cấp tỉnh. Nếu thửa đất được tách có diện tích nhỏ hơn mức tối thiểu thì phải đồng thời hợp thửa với mảnh đất liền kề.

Sau khi Luật Đất đai 2024 chính thức có hiệu lực từ 1/8, đến nay, Hà Nội, Bắc Giang, Thanh Hoá… và nhiều địa phương đã ban hành quy định về tách thửa đất với nhiều thay đổi về diện tích tối thiểu đối với từng loại đất. 

Tại Hà Nội, UBND TP mới đây ban hành quyết định số 61 quy định các nội dung quan trọng liên quan đến quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn thành phố.

Một trong những điểm đáng chú ý của quyết định này là điều kiện, diện tích tối thiểu của việc tách thửa, hợp thửa đất. 

Theo đó, từ 7/10, về tách thửa đất ở, tại các phường, thị trấn, diện tích nằm ngoài đường giao thông, công trình hạ tầng kỹ thuật, không gian công cộng, thửa đất sau khi tách không nhỏ hơn 50m2 (tăng 20m2 so với quy định hiện hành), chiều dài trên 4m và chiều rộng giáp đường giao thông từ 4m trở lên. 

Điều kiện tách thửa với đất ở tại Hà Nội. Nguồn: UBND TP Hà Nội

Với các xã vùng đồng bằng, diện tích sau tách thửa tối thiểu là 80m2, các xã vùng trung du 100m2, còn các xã miền núi tối thiểu 150m2.

Với đất phi nông nghiệp, quy định áp dụng cho các thửa đất không thuộc trường hợp được Nhà nước giao hoặc cho thuê để thực hiện dự án. Tại phường, thị trấn, đất thương mại dịch vụ phải có chiều rộng giáp đường giao thông từ 10m trở lên, diện tích tối thiểu 400m2. Với các loại đất phi nông nghiệp khác, thửa đất phải có chiều rộng trên 20m, diện tích tối thiểu 1.000m2.

Điều kiện tách thửa với đất phi nông nghiệp tại Hà Nội. Nguồn: UBND TP Hà Nội

Tại các xã, đất thương mại dịch vụ phải có diện tích không dưới 800m2 và đất phi nông nghiệp khác không dưới 2.000m2.

Với đất nông nghiệp, diện tích tối thiểu với đất trồng cây hàng năm là 300m2 tại phường, thị trấn và 500m2 tại các xã; đất trồng cây lâu năm và đất nuôi trồng thủy sản lần lượt 500m2 tại phường, thị trấn và 1.000m2 tại các xã. Đất rừng sản xuất được tách thửa nếu diện tích không dưới 5.000m2.

Điều kiện tách thửa với đất nông nghiệp nằm ngoài ranh giới khu dân cư tại Hà Nội. Nguồn: UBND TP Hà Nội

Tại Bắc Giang, từ 21/9, muốn tách thửa đất ở phải có diện tích đất tối thiểu 32m2 thuộc các phường của TP Bắc Giang và đất ở đô thị tại các thị trấn, các thị trấn chuyển thành phường và tại các thị xã. 

Bên cạnh đó, diện tích tối thiểu 50m2 tại các xã thuộc địa giới hành chính huyện, thị xã chuyển thành phường, thị trấn do thành lập mới, chia tách, sáp nhập địa giới hành chính.

Các thửa đất trên phải có kích thước mặt tiền tối thiểu là 4m, chiều sâu so với chỉ giới xây dựng nếu có tối thiểu 5,5m, đối với thửa đất gốc có chiều sâu hiện hữu từ 5,5m trở lên. 

Với thửa đất sau khi Nhà nước thu hồi đất, thửa đất có chiều sâu hiện hữu nhỏ hơn 5,5m thì chiều sâu tối thiểu phải đảm bảo 3m.

Đối với đất ở không thuộc các trường hợp trên, thì thửa đất sau khi tách thửa phải có diện tích đất ở tối thiểu 70m2. Kích thước mặt tiền tối thiểu 4m, chiều sâu so với chỉ giới xây dựng nếu có tối thiểu 8m đối với thửa đất gốc có chiều sâu hiện hữu từ 8m trở lên.

Trường hợp thửa đất sau khi Nhà nước thu hồi đất, thửa đất có chiều sâu hiện hữu nhỏ hơn 5,5m, thì chiều sâu tối thiểu phải đảm bảo 5m.

Tại Bà Rịa - Vũng Tàu, từ ngày 16/9, diện tích đất tối thiểu sau khi tách thửa đối với đất ở là 80m2, có cạnh không nhỏ hơn 5m (tại Côn Đảo là 60m2) có cạnh tiếp giáp với đường giao thông do Nhà nước quản lý không nhỏ hơn 5m, chiều sâu thửa đất không nhỏ hơn 5m.

Diện tích tối thiểu tách thửa đối với đất thương mại dịch vụ, đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp là 100m2; đất nông nghiệp là 1.000m2 (tại Côn Đảo là 500m2)...

Sau khi Luật Đất đai 2024 chính thức có hiệu lực từ 1/8, nhiều địa phương đã ban hành quy định về tách thửa đất với nhiều thay đổi về diện tích tối thiểu đối với từng loại đất. Ảnh: Hồng Khanh

Tại Thanh Hóa, từ 1/10, đối với đất ở tại đô thị, diện tích thửa đất được tách thửa phải đảm bảo thửa đất còn lại và các thửa đất được hình thành sau khi tách thửa có diện tích 40m2 và kích thước cạnh tối thiểu là 3m. 

Riêng địa bàn phường Hải Thanh thuộc thị xã Nghi Sơn diện tích tối thiểu sau khi tách thửa là 30m2, kích thước cạnh 3m.

Còn với đất ở nông thôn, diện tích thửa đất được tách thửa phải đảm bảo thửa đất còn lại và các thửa đất được hình thành sau khi tách thửa có diện tích 50m2 và kích thước cạnh tối thiểu là 4m. 

Riêng địa bàn xã Nghi Sơn thuộc thị xã Nghi Sơn, xã Ngư Lộc thuộc huyện Hậu Lộc, xã Quảng Nham thuộc huyện Quảng Xương diện tích tối thiểu sau tách thửa là 30m2, kích thước cạnh 3m. 

Trường hợp tách thửa đất ở và đất khác trong cùng thửa đất ở phải đảm bảo thửa đất còn lại và các thửa đất được hình thành sau khi tách thửa có diện tích đất ở đảm bảo điều kiện diện tích tối thiểu trên. 

Tại Lâm Đồng, nếu như trước đây không yêu cầu tiếp giáp đường giao thông khi tách thửa đất nông nghiệp thì theo quyết định mới được ban hành về quy định điều kiện, diện tích tối thiểu được tách thửa, hợp thửa đất đối với từng loại đất trên địa bàn tỉnh có hiệu lực từ ngày 15/10, các thửa đất sau khi tách phải có cạnh giáp đường hoặc lối đi tối thiểu 10m.

Còn về diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất ở đô thị trên địa bàn tỉnh so với trước, quy định mới không có sự khác biệt.

Cụ thể, diện tích tối thiểu tách thửa đất ở đối với nhà phố là 40m2 và cạnh tiếp giáp đường tối thiểu 4m; diện tích đất ở đối với nhà liên kế có sân vườn tối thiểu 72m2 và cạnh giáp đường tối thiểu 4,5m (nhà trong hẻm thì diện tích tối thiểu 64m2 và cạnh giáp đường từ 4m); 

Diện tích đất ở đối với nhà biệt lập tối thiểu 250m2 và cạnh giáp đường tối thiểu 10m (nhà trong hẻm thì diện tích tối thiểu 200m2 và cạnh giáp đường tối thiểu 10m); diện tích đất ở đối với biệt thự tối thiểu 400m2 và cạnh giáp đường tối thiểu 12m (biệt thự trong hẻm thì diện tích đất ở tối thiểu 250m2 và cạnh giáp đường ít nhất 10m). 

Đối với quy định tách thửa đất ở tại nông thôn, trường hợp chưa có quy định dạng kiến trúc nhà ở, trước đây chỉ quy định diện tích đất ở tối thiểu được tách là 72m2 và cạnh giáp đường tối thiểu 4,5m. Quy định mới bổ sung thêm một cạnh khác của thửa đất ở phải có kích thước tối thiểu 4,5m. 

Về quy định tách thửa đối với đất sản xuất nông nghiệp và đất nông nghiệp khác, diện tích tối thiểu tách thửa vẫn giữ nguyên so với trước đây. Theo đó, diện tích đất nông nghiệp tại các phường, thị trấn tối thiểu được tách là 500m2 và tại các xã tối thiểu 1.000m2.

Tại Bình Định, theo quy định mới, từ 15/8, thửa đất ở tại đô thị sau khi được tách thửa phải đảm bảo diện tích tối thiểu là 40m2, kích thước chiều rộng (mặt tiền) và chiều dài (chiều sâu) thửa đất tối thiểu 3m; 

Đất ở tại nông thôn sau khi được tách thửa phải đảm bảo diện tích tối thiểu là 50m2, kích thước chiều rộng (mặt tiền) và chiều dài (chiều sâu) thửa đất tối thiểu 4m.

Diện tích tối thiểu tách thửa đối với đất phi nông nghiệp không phải là đất ở (không thuộc dự án đầu tư được Nhà nước giao, cho thuê) là 100m2, kích thước chiều rộng (mặt tiền) và chiều dài từ 5m trở lên….

Hồng Khanh

VietNamNet





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Đấu giá đất Hoài Đức: Lô cao nhất gấp 15 lần khởi điểm, vượt 16 tỷ đồng

Sau 9 tiếng, đến 17h30 vòng đấu giá cuối cùng của phiên đấu 32 lô đất xã Tiền Yên - Xứ đồng Lòng Khúc, huyện Hoài Đức mới kết thúc, với giá trúng cao nhất là 109...

Thị trường căn hộ cuối năm lần đầu xuất hiện chính sách đàm phán thanh toán

Để giấc mơ an cư của hàng triệu người dân có thể thành hiện thực, các chính sách hỗ trợ mua nhà lần đầu vô cùng quan trọng. Đặt với vai trò chủ đầu tư, đơn vị phát...

Với tầm giá từ 50 triệu/m2, căn hộ Nam Sài Gòn “cháy hàng”

Căn hộ trong tầm giá từ 50 triệu/m2 đang là “hàng hiếm” tại khu Nam TPHCM bởi nguồn cung mới còn hạn chế cộng hưởng thêm mặt bằng giá khu vực liên tục tăng trưởng...

Chậm triển khai dự án bất động sản vì tiền sử dụng đất

Bất cập trong cách tính tiền sử dụng đất làm hàng loạt các dự án bất động sản (BĐS) chậm trễ triển khai, khiến nhiều doanh nghiệp phát triển dự án lâm vào cảnh “làm...

Đấu giá đất Hoài Đức: Nhiều người bỏ về, có lô vòng 7 vọt lên 109 triệu/m2

Số người tham gia đợt đấu giá 32 lô đất trên địa bàn xã Tiền Yên - Xứ đồng Lòng Khúc (huyện Hoài Đức) diễn ra sáng nay được đánh giá là không đông, nhiều người sớm...

Thừa Thiên Huế sắp đấu giá 58 lô đất ở, khởi điểm thấp nhất 18.5 triệu đồng/m2

Công ty Đấu giá hợp danh Chuỗi Giá Trị thông báo đấu giá 58 lô đất ở có tổng diện tích hơn 7,600m2, tổng mức khởi điểm gần 155 tỷ đồng tại phường Thủy Dương, thị xã...

Quyết định cấm phân lô, bán nền tại TPHCM: Bước tiến lớn trong quản lý quy hoạch đô thị

Quyết định 83/2024 của UBND TPHCM đặt dấu ấn quan trọng trong công tác quản lý quy hoạch và phát triển thị trường bất động sản của TPHCM, với những tác động sâu sắc...

HoREA nói về việc xác định dân số theo cơ cấu phòng ở và diện tích sử dụng căn hộ

Sau khi Sở Xây dựng TPHCM lấy ý kiến về dự thảo Quyết định ban hành Quy định về phương pháp xác định dân số trong các tòa nhà chung cư, nhà chung cư hỗn hợp trên...

Ba năm sau vụ bỏ cọc đất 'vàng' Thủ Thiêm: Giá đất tăng mạnh, nhiều hệ lụy

Bị bỏ cọc sau khi đấu giá cao ngất ngưởng từ 3 năm trước, bốn lô đất trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm (TP Thủ Đức, TPHCM) vẫn cỏ mọc um tùm, nhưng đã khiến giá nhà...

Chung cư sốt 'xình xịch', trầy trật rao bán căn hộ nửa năm vẫn ‘ế’ khách

Giá chung cư liên tục tăng cao, gấp đôi, gấp ba khiến nhiều chủ nhà quyết định bán căn hộ. Nhưng dù đăng bán ròng rã nhiều tháng, các căn hộ vẫn trong tình trạng...

Cổ phiếu bất động sản

Cổ phiếu xây dựng


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98