Hàn Quốc hạ lãi suất lần đầu sau gần 2 năm

11/10/2024 09:48
11-10-2024 09:48:46+07:00

Hàn Quốc hạ lãi suất lần đầu sau gần 2 năm

Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BOK) đã cắt giảm lãi suất cơ bản 25 điểm cơ bản xuống 3.25%, đánh dấu lần đầu tiên xứ sở kim chi hạ lãi suất kể từ khi Fed bắt đầu thắt chặt chính sách tiền tệ vào tháng 3/2022.

Động thái này phù hợp với dự đoán của các nhà kinh tế trong một cuộc khảo sát của Reuters.

Lạm phát, yếu tố then chốt trong quyết định này, đã chạm mức thấp nhất trong hơn ba năm. Tháng 9 vừa qua, tỷ lệ lạm phát chỉ đạt 1,6%, thấp hơn đáng kể so với mục tiêu 2% của BOK.

Trong một tuyên bố đưa ra vào ngày 11/10, BOK lưu ý lạm phát đã "cho thấy xu hướng ổn định rõ ràng". Ngân hành trung ương cũng lưu ý rằng tăng trưởng nợ hộ gia đình đã chậm lại và rủi ro trong thị trường ngoại hối đã giảm bớt.

"Do đó, Hội đồng nhận định rằng việc nới lỏng bớt chính sách tiền tệ thắt chặt và theo dõi tác động của việc này trong thời gian tới là phù hợp”, BOK cho biết.

Nhìn lại, BOK đã bắt đầu chu kỳ tăng lãi suất vào tháng 8/2021. Trong vòng chỉ 16 tháng, họ đã tăng tổng cộng 300 điểm cơ bản, đưa lãi suất lên mức cao nhất trong 15 năm là 3.5% vào tháng 1/2023. Đây là một chu kỳ thắt chặt tiền tệ quyết liệt và phản ánh nỗ lực kiểm soát lạm phát tăng cao của BOK.

Tại thời điểm bắt đầu chu kỳ tăng lãi suất, lạm phát của Hàn Quốc ở mức 2,6%. Tuy nhiên, nó đã tăng vọt lên 6,3% vào tháng 7 năm 2022, mức cao nhất trong hơn hai thập kỷ.

Park Seok Gil, Chuyên gia kinh tế trưởng về Hàn Quốc tại JPMorgan, cho rằng quyết định của BOK có thể là khởi đầu của một chu kỳ cắt giảm lãi suất rộng hơn.

"Lập luận của BOK cho việc cắt giảm lãi suất không phải là để đáp ứng nhu cầu trong nước yếu, mà thay vào đó, là để bình thường hóa lập trường chính sách của họ", Park nhấn mạnh.

Ông cũng dự đoán rằng nếu BOK tiếp tục giảm lãi suất 75 điểm cơ bản, điều đó sẽ giúp "thúc đẩy một số phần của tăng trưởng tiêu dùng cá nhân”.

Trong một báo cáo đưa ra vào ngày 4/10, Kathleen Oh, Chuyên gia kinh tế trưởng về Hàn Quốc của Morgan Stanley, cho biết việc cắt giảm lãi suất đã được "chờ đợi từ lâu", chỉ ra rằng đã 22 tháng kể từ lần điều chỉnh lãi suất cuối cùng vào tháng 1/2023.

Oh cũng lưu ý rằng các điều kiện vĩ mô đã hỗ trợ cho việc cắt giảm lãi suất, với bối cảnh lạm phát "thuận lợi". Bà giải thích: "Chúng tôi tiếp tục thấy áp lực lạm phát dịu đi kể từ tháng 7 năm nay, và rủi ro tăng lạm phát dường như đã giảm bớt giữa tỷ giá USD/KRW mạnh hơn và giá dầu toàn cầu”.

Một yếu tố quan trọng khác mà Oh đề cập là nhu cầu nhà ở. Theo Morgan Stanley, đây là yếu tố chính ngăn cản việc cắt giảm lãi suất tại các cuộc họp chính sách tiền tệ trước đây của BOK. Tuy nhiên, nhu cầu này đã giảm bớt, tạo điều kiện cho các thành viên BOK có lập trường mềm mỏng hơn.

Nhìn về tương lai, Oh dự đoán một loạt các đợt cắt giảm lãi suất sẽ diễn ra. Sau đợt cắt giảm 25 điểm cơ bản vào tháng 10, bà kỳ vọng sẽ có thêm ba đợt cắt giảm liên tiếp theo quý. Cuối cùng, những động thái này có thể đưa lãi suất cơ bản của BOK xuống mức 2.5%.

Vũ Hạo (Theo CNBC)

FILI





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Biến đổi khí hậu có thể gây tổn thất nặng nề cho các nền kinh tế châu Á

Theo cảnh báo của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), biến đổi khí hậu có thể gây thiệt hại lớn đối với khu vực kinh tế châu Á- Thái Bình Dương và nếu không hành...

Mỹ chỉ tạo thêm 12,000 việc làm, quá thấp so với dự báo​

Thị trường việc làm Mỹ vừa chứng kiến một tháng 10 đầy biến động khi số việc làm mới tạo ra giảm xuống mức thấp nhất trong gần ba năm qua.

Thị trường và giới quan sát "trông ngóng" đợt giảm lãi suất mới của Fed

Áp lực giá cơ bản đang gia tăng, báo cáo thị trường lao động tháng 10 có thể gây nhiễu loạn thị trường cùng cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ đang khiến lộ trình giảm lãi...

Lạm phát của Eurozone trong tháng 10 tăng mạnh hơn dự báo

Theo các nhà phân tích, lạm phát chung đã tăng nhanh hơn dự báo, nhưng lạm phát lõi (không tính giá năng lượng, thực phẩm, rượu và thuốc lá) vẫn ổn định ở mức 2,7%...

Reuters: Kinh tế toàn cầu sẽ duy trì đà tăng trưởng mạnh trong năm 2025

Sự phục hồi bất ngờ, khiến các nhà kinh tế nâng đáng kể dự báo tăng trưởng toàn cầu năm 2024 kể từ đầu năm, phần lớn là nhờ hiệu suất của nền kinh tế Mỹ.

Thước đo lạm phát yêu thích của Fed tăng 2.1%, khớp kỳ vọng

Sau gần 3 năm chiến đấu chống lạm phát, mục tiêu 2% của Fed cuối cùng cũng đang trong tầm tay.

Kinh tế Trung Quốc đón tin tích cực trước thềm bầu cử Mỹ

Nền kinh tế Trung Quốc đang cho thấy những dấu hiệu ổn định sau khi Bắc Kinh tung ra gói kích thích táo bạo nhất kể từ đại dịch. Tuy vậy, cuộc bầu cử sắp tới tại Mỹ...

Fed chuẩn bị cho đợt hạ lãi suất tiếp theo khi kinh tế Mỹ tăng trưởng khả quan

Kể từ khi Fed bắt đầu chu kỳ nới lỏng lãi suất vào tháng trước đưa lãi suất quỹ liên bang về mức 4,75-5%, các số liệu về kinh tế bao gồm chi tiêu tiêu dùng và số...

Kinh tế Đức có thể thiệt hại hàng tỷ euro nếu xung đột thương mại Mỹ-EU gia tăng

Fitch Ratings cảnh báo rằng thuế quan của Mỹ sẽ làm trầm trọng thêm những thách thức tăng trưởng hiện tại ở châu Âu, đặc biệt là đối với nền kinh tế định hướng xuất...

Kinh tế Mỹ tăng trưởng 2.8% trong quý 3, yếu hơn dự báo

Kinh tế Mỹ tiếp tục tăng trưởng mạnh trong quý 3 bất chấp môi trường lãi suất cao. Điều này là nhờ chi tiêu tiêu dùng vẫn tăng trưởng mạnh.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98