Thứ trưởng Trần Quốc Phương: Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2024 cao hơn 7% nếu có điều kiện

07/10/2024 20:51
07-10-2024 20:51:32+07:00

Thứ trưởng Trần Quốc Phương: Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2024 cao hơn 7% nếu có điều kiện

Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 9/2024, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương cho biết, tốc độ tăng GDP sẽ cao hơn 7.4% nếu không có cơn bão số 3 xảy ra. Thứ trưởng cũng nhấn mạnh về việc phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2024 cao hơn 7% nếu có điều kiện.

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương trả lời về khắc phục hậu quả bão số 3 và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - Ảnh VGP

Cơn bão số 3 làm giảm khoảng 0.15 điểm phần trăm tốc độ tăng GDP

Đánh giá về hậu quả của cơn bão số 3, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KHĐT) Trần Quốc Phương cho biết đây là cơn bão mạnh chưa từng có, gây thiệt hại rất lớn. Dù có nhiều nỗ lực phòng chống bão với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị cũng như công tác chuẩn bị từ sớm, từ xa, nhưng thiệt hại của bão và hoàn lưu sau bão vẫn cho thấy tác động rất lớn.

Đã có 318 người chết, 26 người mất tích và 1,976 người bị thương. Tính đến ngày 27/9/2024, ước tính thiệt hại khoảng 81.5 ngàn tỷ đồng. Các công trình hạ tầng công cộng cũng như các hạ tầng lớn của địa phương bị ảnh hưởng nặng nề, như sập cầu Phong Châu, các hạ tầng, dịch vụ công cộng như điện, nước, thông tin liên lạc, trường học, bệnh viện bị hư hại. Đây là thống kê sơ bộ về thiệt hại của cơn bão số 3 và hoàn lưu gây ra.

Sau khi đánh giá nhanh về tác động đến tăng trưởng kinh tế, Bộ KHĐT cho biết tốc độ tăng GDP đã giảm khoảng 0.15 điểm phần trăm.

Khẩn trương hỗ trợ đối tượng bị ảnh hưởng sau bão

Ngay sau khi cơn bão đi qua, Thủ tướng đã chỉ đạo kịp thời Bộ KHĐT cùng với các bộ, ngành khẩn trương báo cáo với Thủ tướng, Chính phủ để có những giải pháp hỗ trợ ngay đối với những đối tượng bị ảnh hưởng sau bão.

Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 143 ngày 17/9/2024 với nội dung chính là các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 và nhanh chóng ổn định tình hình, đời sống của nhân dân, đẩy mạnh, khôi phục sản xuất, kinh doanh ở những vùng bị ảnh hưởng.

Nghị quyết có 6 nội dung cơ bản và cũng đã thể hiện được tư tưởng chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng về thứ tự ưu tiên trong các giải pháp, trong đó tính mạng, sức khỏe con người được đặt lên hàng đầu, sau đó mới đến khôi phục các hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Trong Nghị quyết 143 cũng đã tập hợp các giải pháp, trong đó, các giải pháp hỗ trợ tập trung ở hai khía cạnh là giải pháp về tài khóa và tiền tệ. Ngành tài chính và ngành ngân hàng đã nhanh chóng triển khai các giải pháp, ví dụ như cơ cấu lại nợ cho doanh nghiệp, hộ gia đình và giữ nguyên nhóm nợ, tiếp tục cho vay để phục hồi sản xuất. Đối với tài chính cũng tiếp tục thực hiện các chính sách mà trước đây đã áp dụng trong COVID-19, đó là giãn, hoãn việc nộp thuế, phí, lệ phí để tạo dòng tiền cho các doanh nghiệp, hộ gia đình sớm phục hồi.

Bên cạnh đó, các công ty bảo hiểm cũng khẩn trương rà soát, đánh giá thiệt hại để đền bù cho những hợp đồng bảo hiểm đối với những tài sản cũng như các doanh nghiệp, xí nghiệp bị ảnh hưởng bão lũ. Đó là các chính sách tác động kịp thời, ngay lập tức để phục hồi sản xuất.

Sau chuyến thực địa tại Hải Phòng và Quảng Ninh, Bộ KHĐT thấy rằng, tại các khu công nghiệp bị ảnh hưởng bởi bão lũ, các doanh nghiệp đã quay trở lại sản xuất rất nhanh, chỉ sau khoảng hơn một tuần đã phục hồi.

Tuy nhiên, công nghiệp có thể phục hồi nhanh nhưng ngành nông nghiệp và du lịch bị tác động lâu hơn, khả năng phục hồi đòi hỏi phải lâu hơn. Nông nghiệp đặc biệt là giống cây, con cần thời gian dài ngày. Đối với du lịch, đặc biệt những nơi sử dụng các tài sản lớn như tàu thuyền, để phục hồi phải mất rất nhiều thời gian. Bộ KHĐT cũng đề nghị Thủ tướng Chính phủ quan tâm hơn đối với hai ngành nông nghiệp và du lịch, các khu vực bị thiệt hại.

Các chương trình tín dụng chính sách đã hỗ trợ vay vốn cho 84.5 ngàn đối tượng tại các địa phương bị ảnh hưởng bởi bão số 3, với tổng số tiền giải ngân khoảng 5 ngàn tỷ đồng. Thủ tướng cũng đã chỉ đạo xuất cấp 432.6 tấn gạo để cứu đói, cũng như chi ngay từ nguồn dự phòng ngân sách Trung ương để hỗ trợ các địa phương triển khai hỗ trợ bà con.

Đồng thời, các nhà hảo tâm, cá nhân, doanh nghiệp trong cả nước, cộng đồng xã hội đã quan tâm, ủng hộ cho đồng bào bị ảnh hưởng bởi lũ lụt về cả tiền và hiện vật.

Phấn đấu tăng trưởng năm 2024 cao hơn 7% nếu có điều kiện

Trước nhiều sự quan tâm đến câu chuyện Bộ KHĐT có đánh giá thiệt hại của bão là làm giảm 0.15 điểm phần trăm tốc độ tăng GDP, nhưng tăng trưởng quý 3 vẫn đạt 7.4% và 9 tháng đạt 6.82%, Thứ trưởng cho biết, thiệt hại do Bộ KHĐT đánh giá là sơ bộ, đánh giá nhanh để báo cáo với Thủ tướng có chỉ đạo kịp thời. Có thể hiểu rằng, nếu không có bão xảy ra thì con số có thể còn cao hơn 7.4%.

Theo kịch bản xây dựng với kết quả của quý 3 và 9 tháng, Bộ KHĐT tiếp tục báo cáo với Thủ tướng, Chính phủ giữ mục tiêu phấn đấu tăng trưởng 7% cả năm và nếu có điều kiện thì có thể phấn đấu cao hơn 7%.

Có một điểm mà trong giải pháp chỉ đạo của Chính phủ mà Bộ KHĐT tham mưu là những địa phương không bị ảnh hưởng mà có tiềm năng tăng trưởng cao thì cần chia sẻ và nỗ lực hơn để bù đắp lại các thiệt hại của các địa phương bị ảnh hưởng. Trong báo cáo, Bộ KHĐT đã kiến nghị với Thủ tướng có hai địa bàn trọng điểm đạt tăng trưởng ở mức cao hơn sẽ tác động rất tốt đến tăng trưởng kinh tế của cả nước, bao gồm hai đầu tàu là TP. Hà Nội và TP. HCM.

Với tinh thần như vậy, sắp tới đây Bộ KHĐT sẽ phối hợp với Văn phòng Chính phủ nhằm hoàn thiện Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ, triển khai thực hiện những chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Huy Khải

FILI





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Tổng thống Mỹ thứ 47 và cơ hội của Việt Nam

Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ đang đi gần về điểm cuối. Ai sẽ là người chiến thắng thì cũng đều đi vào lịch sử khi lần đầu tiên một Tổng thống của quốc gia số 1 thế...

Thủ tướng: Tập trung tháo gỡ điểm nghẽn thể chế, dứt khoát xóa bỏ cơ chế 'xin - cho'

Phát biểu tại Lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia lần thứ 9 năm 2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh cần tập trung tháo gỡ điểm nghẽn thể...

Đánh thức 3 động lực nội sinh để phát triển đất nước

Bên cạnh những động lực tăng trưởng truyền thống, động lực tăng trưởng mới, các đại biểu Quốc hội cũng đề cập đến việc đánh thức 3 động lực nội sinh, đó là khu vực...

18 năm Việt Nam gia nhập WTO: Hành trình hội nhập và phát triển

Sau gần hai thập kỷ, Việt Nam đã gặt hái được nhiều thành tựu về thương mại, đầu tư, không những giúp nâng cao vị thế quốc gia trong chuỗi giá trị toàn cầu mà còn...

Đại biểu Mai Thị Phương Hoa: Một bộ phận cán bộ chưa coi lãng phí là hành vi nguy hiểm cho xã hội

Theo đại biểu Mai Thị Phương Hoa, tình trạng lãng phí tài sản, tiền của Nhà nước có nhiều nguyên nhân nhưng trong đó nổi lên là còn một bộ phận cán bộ có tâm lý coi...

Chính sách của Trump - Harris ảnh hưởng thế nào tới kinh tế Việt Nam

Giới phân tích cho rằng ảnh hưởng tới kinh tế Việt Nam sẽ không khác biệt dù ứng viên đảng nào chiến thắng, nhưng chứng khoán có thể biến động mạnh nếu Trump đắc cử.

Tuần làm việc từ ngày 04-09/11: Quốc hội thảo luận về kinh tế - xã hội

Tuần làm việc thứ 3 của Kỳ họp thứ 8 (từ ngày 04-09/11), Quốc hội sẽ thảo luận nhiều vấn đề quan trọng.

Đại gia Nguyễn Cao Trí chi hàng chục tỉ đồng cho nhóm Thanh tra Chính phủ

Để không bị thu hồi Dự án Sài Gòn Đại Ninh, Nguyễn Cao Trí đã đưa tiền cho các cựu lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng, các thành viên Thanh tra Chính phủ.

Cựu bí thư, chủ tịch Lâm Đồng nhận hối lộ từ đại gia hàng tỉ đồng như thế nào?

Tiếp tay cho đại gia Nguyễn Cao Trí (Tổng Giám đốc Công ty Sài Gòn Đại Ninh), cựu bí thư, chủ tịch Lâm Đồng nhận hối lộ hàng tỉ đồng

Thủ tướng Phạm Minh Chính trao quyết định điều động, bổ nhiệm Tổng Giám đốc VTV

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu xây dựng cơ sở vật chất và công nghệ của VTV, nhất là chuyển đổi số tiến kịp thời đại, phục vụ thời kỳ vươn mình của dân...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98