TS. Hà Đăng Sơn: Giá điện hiện tại khó thu hút đầu tư

11/10/2024 10:01
11-10-2024 10:01:41+07:00

TS. Hà Đăng Sơn: Giá điện hiện tại khó thu hút đầu tư

Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng và tăng trưởng xanh cho rằng chi phí truyền tải điện hiện tại quá cao trong khi giá bán quá thấp. Từ đây, rất khó để thu hút đầu tư.

Tại buổi tọa đàm “Giá thành điện - Thực trạng và giải pháp” tổ chức chiều 10/10, Tiến sĩ Hà Đăng Sơn đã có một số nhận định về cơ cấu và giá thành điện.

Tiến sĩ Hà Đăng Sơn

Theo TS. Sơn, cơ cấu chi phí giá điện mà Bộ Công Thương công bố trong đợt kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho thấy việc cấu thành nguồn điện có hơn 1/2 là nhiệt điện (than, khí); 1/3 là thủy điện, còn lại là các nguồn điện tái tạo (gió, mặt trời). Tuy nhiên, vấn đề gây thách thức hơn cả là chi phí so với giá bán điện, gần như không tạo được động lực để đầu tư.

“Giá chi trả cho truyền tải điện quá thấp. Trừ cơ cấu sản xuất với thủy điện, các cơ cấu nguồn khác thì chi phí đều phản ánh giá thành quốc tế. Như điện than, nguyên liệu trong nước không nhiều - chủ yếu là nhà máy của TKV (Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam), còn lại các nhà máy khác dùng than nhập khẩu thì bán theo giá nhập khẩu, tức là giá thị trường quốc tế.

Khí cũng vậy, mỏ khí nội địa sử dụng cho phát điện giá rẻ không đáp ứng được nhu cầu sản lượng nữa và phải nhập khẩu nhiều. Theo quy hoạch điện lực, chúng ta đang hướng đến đầu tư cho các dự án khí LNG. Tin vui là dự án nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và 4 của PVN đã ký được hợp đồng mua bán điện với EVN” - trích lời ông Hà Đăng Sơn.

Ông cho rằng tình huống của PVN và EVN trong việc đàm phán hợp đồng mua bán điện là cực kỳ khó khăn. Sự khó ở đây không liên quan đến thủ tục hay quy trình, mà chủ yếu liên quan đến giá bao nhiêu, sản lượng mua cam kết là bao nhiêu, quy trình chuyển chi phí từ việc mua khí đưa vào cam kết sản xuất điện là gì. Đây là những điều khoản gây tắc nghẽn rất lớn. Trong khí đó, nhà đầu tư tư nhân còn gặp nhiều khó khăn hơn nếu không giải quyết được bài toán giá mà EVN có thể chấp nhận ký kết hợp đồng để mua điện.

Nhận định từ các thị trường khác, những quốc gia khác nhau có quy trình tính toán khác nhau, nhưng chi phí sản xuất điện đóng góp tỷ trọng rất lớn, thậm chí đưa thêm nhiều chi phí khác.

“Tôi thấy chi phí truyền tải của chúng ta gần như không đáng kể cho cơ cấu giá thành điện, nhưng các nước khác như Australia, Đức, Áo… tính chi phí liên quan đến điều hành hệ thống, truyền tải chiếm tỷ trọng rất lớn so với chi phí phát điện. Chi phí phát điện ở các quốc gia này chỉ chiếm từ 20-30%, còn lại là các chi phí khác liên quan đến truyền tải, điều độ, phụ trợ…” - trích chia sẻ của ông Sơn.

Tiến sĩ cho biết Chính phủ đã nỗ lực rất lớn để thông qua các doanh nghiệp có vai trò hỗ trợ điều hành như EVN và PVN đạt các mục tiêu về an sinh xã hội, ổn định chi phí, vì điện năng là yếu tố cực kỳ quan trọng trong việc đảm bảo chi phí sản xuất ở mức độ phù hợp cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu vẫn tiếp tục duy trì cơ chế giá bán điện có sự trợ giá, bù lỗ thì EVN sẽ không có đủ nguồn lực đầu tư các dự án lớn.

“Chúng ta thấy vừa qua, việc xây dựng đường dây 500 KV mạch 3 có nỗ lực rất lớn của EVN để làm sao đạt được được tiến độ nhanh nhất. Nhưng EVN có thể gồng được bao nhiêu với các dự án tương tự như thế? Sắp tới, chúng ta thấy rõ thách thức rất lớn đối với xây dựng các nguồn điện mang tính chủ đạo để bảo đảm an ninh năng lượng, như Chính phủ chỉ đạo là không để thiếu điện trong bất cứ hoàn cảnh nào. Thế thì, nguồn lực trong trường hợp này của EVN là gì nếu như EVN vẫn liên tiếp bị lỗ? Với mức giá điện hiện nay thì không thể thu hút vốn từ các nhà đầu tư tư nhân. Duy trì giá điện như này thì gây khó khăn cho triển khai quy hoạch phát triển điện trung, dài hạn”.

Châu An

FILI





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Iraq cắt giảm xuất khẩu dầu thô xuống còn 3,3 triệu thùng mỗi ngày

Bộ Dầu mỏ Iraq cho biết việc cắt giảm sẽ tiếp tục trong những tháng tới để đảm bảo sản lượng nằm trong hạn ngạch do OPEC+ quy định và để khắc phục việc vượt hạn...

Dầu Brent tăng nhẹ 

Giá dầu tăng nhẹ vào ngày thứ Sáu (01/11), khi có báo cáo rằng Iran đang chuẩn bị một cuộc tấn công trả đũa vào Israel từ Iraq trong những ngày tới.

Gas bán lẻ trong nước tăng giá tháng thứ 4 liên tiếp

Từ sáng 1/11, giá gas bán lẻ sẽ tăng thêm 10,000 đồng/bình 12kg theo đà tăng của giá gas nhập khẩu và tỷ giá USD. Đây là tháng thứ tư liên tiếp giá gas bán lẻ trong...

Dầu tăng gần 1% khi nhu cầu nhiên liệu tại Mỹ mạnh hơn

Giá dầu tăng vào ngày thứ Năm (31/10), khi nhà đầu tư định giá nhu cầu nhiên liệu mạnh hơn của Mỹ và khả năng OPEC+ trì hoãn kế hoạch tăng sản lượng vào tháng 12, 5...

Giá xăng giảm lần thứ ba liên tiếp, giá dầu quay đầu tăng

Giá xăng giảm trong khi các mặt hàng dầu quay đầu tăng từ 15h ngày 31/10, sau điều chỉnh của liên Bộ Công Thương - Tài chính.

Dầu tăng hơn 2% khi dự trữ tại Mỹ bất ngờ giảm

Giá dầu phục hồi vào ngày thứ Tư (30/10), tăng hơn 2% sau khi dữ liệu cho thấy dự trữ dầu thô và xăng tại Mỹ bất ngờ giảm trong tuần trước và sau báo cáo rằng OPEC+...

Standard Chartered cảnh báo giá dầu tăng mạnh sau bầu cử tại Mỹ

Theo Standard Chartered, giá dầu Brent được dự báo ở mức 89 USD/thùng trong quý 1/2025, trong khi giá dầu ngọt nhẹ WTI của Mỹ ở mức 86 USD/thùng.

Dầu tiếp tục giảm sau phiên tồi tệ nhất trong 2 năm

Giá dầu tiếp tục giảm vào ngày thứ Ba (29/10), một ngày sau khi ghi nhận phiên tồi tệ nhất trong 2 năm.

Sụt hơn 6%, dầu WTI chứng kiến phiên tồi tệ nhất trong 2 năm

Các hợp đồng dầu WTI tương lai bị bán tháo, sụt hơn 6% vào ngày thứ Hai (28/10), ghi nhận phiên tồi tệ nhất trong hơn 2 năm, sau khi các cơ sở năng lượng của Iran...

Giá dầu rớt hơn 4% sau diễn biến mới giữa Iran-Israel 

Giá dầu đã giảm hơn 3 USD/thùng trong ngày 28/10 khi các nhà đầu tư nhẹ nhõm trước diễn biến mới nhất của cuộc xung đột Israel-Iran. Đòn tấn công trả đũa của Israel...

Giá vàng và hàng hóa


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98