5 biện pháp 'gỡ vướng' xử lý tài sản án tham nhũng diện Ban Chỉ đạo theo dõi

28/11/2024 14:02
28-11-2024 14:02:07+07:00

5 biện pháp 'gỡ vướng' xử lý tài sản án tham nhũng diện Ban Chỉ đạo theo dõi

Sáng 28/11, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết thí điểm xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử một số vụ việc, vụ án hình sự.

Nghị quyết quy định việc thí điểm xử lý vật chứng, tài sản bị thu giữ, tạm giữ, kê biên, phong tỏa trong quá trình giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ việc, vụ án hình sự thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực theo dõi, chỉ đạo.

Nghị quyết vừa được thông qua quy định 5 biện pháp xử lý vật chứng, tài sản, trong đó có 4 nhóm biện pháp áp dụng đối với vật chứng, tài sản đã thu giữ, tạm giữ, kê biên, phong tỏa.

Nghị quyết quy định rõ biện pháp trả lại tiền cho bị hại hoặc gửi tiền vào ngân hàng để chờ xử lý được thực hiện. Cụ thể, trường hợp vật chứng, tài sản là tiền đã thu giữ, tạm giữ, phong tỏa đã xác định rõ chủ sở hữu… thì cơ quan tiến hành tố tụng quyết định trả lại tiền cho bị hại theo thứ tự, tỷ lệ được pháp luật thi hành án dân sự quy định.

Đại biểu nhấn nút thông qua nghị quyết. Ảnh: QH

Quyết định trả lại tiền cho bị hại được gửi đến tổ chức tín dụng hoặc Kho bạc Nhà nước đang quản lý tài khoản tạm giữ hoặc đang thi hành lệnh phong tỏa tài khoản để thực hiện.

Nghị quyết quy định biện pháp nộp tiền bảo đảm để hủy bỏ việc thu giữ, tạm giữ, kê biên, phong tỏa vật chứng, tài sản. Số tiền nộp bảo đảm không được thấp hơn giá của vật chứng, tài sản theo kết luận định giá tài sản.

Sau khi tiền bảo đảm được nộp vào tài khoản, cơ quan tiến hành tố tụng quyết định hủy bỏ biện pháp thu giữ, tạm giữ, kê biên, phong tỏa đã áp dụng. Người được giao lại tài sản có trách nhiệm bảo quản vật chứng, tài sản trong quá trình quản lý, khai thác, sử dụng.

Nghị quyết cũng quy định biện pháp mua bán, chuyển nhượng vật chứng, tài sản và xử lý tiền thu được từ việc mua bán, chuyển nhượng.

Tổ chức, cá nhân mua, nhận chuyển nhượng vật chứng, tài sản phải chuyển toàn bộ số tiền từ việc mua bán, chuyển nhượng vào tài khoản của cơ quan tiến hành tố tụng mở tại ngân hàng thương mại do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.

Sau khi tiền được chuyển vào tài khoản, cơ quan tiến hành tố tụng quyết định hủy bỏ biện pháp thu giữ, tạm giữ, kê biên, phong tỏa đã áp dụng.

Nghị quyết cũng nêu rõ biện pháp giao vật chứng, tài sản cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp để quản lý, khai thác, sử dụng.

Tổ chức, cá nhân được giao quản lý, khai thác, sử dụng có trách nhiệm bảo quản vật chứng, tài sản, không được mua bán, chuyển nhượng, cầm cố, thế chấp, đánh tráo, hủy hoại, cố ý gây thiệt hại vật chứng, tài sản đó.

Nghị quyết cũng nêu rõ biện pháp tạm ngừng giao dịch, tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản.

Theo đó, khi có căn cứ cho rằng cần phải ngăn chặn việc người bị buộc tội có hành vi tẩu tán, hủy hoại tài sản liên quan đến vụ việc, vụ án thì cơ quan tiến hành tố tụng có thể áp dụng biện pháp tạm ngừng giao dịch, tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng đối với tài sản đó.

Nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025 và được thực hiện trong 3 năm, trừ trường hợp Quốc hội có quyết định khác. Nghị quyết này không áp dụng đối với vụ việc, vụ án hình sự đã có quyết định xử lý hoặc bản án, quyết định của tòa án.

Quang Phong

VietNamNet







TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

TPHCM tinh gọn bộ máy, giảm 8 sở và 5 cơ quan hành chính

Theo Ban Tổ chức Thành ủy, khi thực hiện phương án sáp nhập, tinh gọn bộ máy theo chủ trương của Trung ương, TPHCM giảm 8 sở và 5 cơ quan hành chính.

Tổng Bí thư: Đất nước đang đứng trước ngưỡng cửa của một giai đoạn lịch sử

Phát biểu tại Đại hội thi đua yêu nước Hội Cựu chiến binh Việt Nam lần thứ 7, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, đất nước đang đứng trước ngưỡng cửa của một giai đoạn...

Bộ máy Chính phủ sẽ tinh gọn thế nào sau sắp xếp, hợp nhất bộ ngành?

Sau khi sắp xếp, hợp nhất, dự kiến tổ chức bộ máy của Chính phủ gồm 13 bộ, 4 cơ quan ngang bộ và 4 cơ quan thuộc Chính phủ; giảm 5 bộ, 4 cơ quan thuộc Chính phủ và...

TPHCM lần đầu thu ngân sách vượt hơn 500 nghìn tỷ đồng

Theo Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Nên, dù chỉ tiêu tăng trưởng chỉ đạt 7,17% so với mục tiêu là 7,5-8%, nhưng thu ngân sách năm 2024 của thành phố đạt hơn 502...

Kỷ nguyên số: "Cơ hội vàng" cho tài chính Việt Nam và điểm nghẽn cần tháo gỡ

Việc xây dựng một khung pháp lý minh bạch cho tài sản số là yêu cầu cấp thiết, bởi đây sẽ là "cơ hội vàng" để Việt Nam bứt phá trong kỷ nguyên số, khẳng định vị thế...

Cách mạng tinh gọn bộ máy: Phục vụ tốt nhất người dân, doanh nghiệp

Các cơ quan Chính phủ, Quốc hội, Ủy ban TWMTTQ Việt Nam phải hoàn tất phương án tổng thể việc sắp xếp bộ máy theo đúng Nghị quyết 18 - "Một số vấn đề về tiếp tục...

Tổng Bí thư Tô Lâm: Không để cơ quan nhà nước là "vùng trú an toàn" cho cán bộ yếu kém

Tại buổi tiếp xúc cử tri tại TP Hưng Yên, chiều 02/12, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh tinh giản không có nghĩa là cắt giảm một cách cơ học, mà loại bỏ những vị trí...

Thủ tướng: Vùng Đông Nam Bộ hướng tới tăng trưởng 2 con số

Tại hội nghị Hội đồng điều phối vùng Đông Nam Bộ lần thứ 5, chiều 02/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu vùng Đông Nam Bộ cần hoàn thiện thể chế, tập trung giải...

UOB: Tăng trưởng GDP Việt Nam có thể đạt 6.5% vào năm 2025

Báo cáo mới nhất về dự báo kinh tế Việt Nam quý 4/2024 từ Ngân hàng UOB cho thấy, có nhiều yếu tố để kinh tế trên đà vững chắc để kết thúc năm với kết quả tích cực.

PMI tháng 11 đạt 50.8 điểm, cải thiện tháng thứ 2 liên tiếp sau bão Yagi

Chỉ số Nhà Quản trị Mua hàng - Manufacturing Purchasing Managers' Index (PMI) ngành sản xuất Việt Nam của S&P Global vẫn nằm trên ngưỡng 50 điểm trong tháng 11, cho...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98