Dòng vốn đầu tư sẽ lại dịch chuyển – Cơ hội và thách thức cho Việt Nam?

13/11/2024 09:02
13-11-2024 09:02:00+07:00

Dòng vốn đầu tư sẽ lại dịch chuyển – Cơ hội và thách thức cho Việt Nam?

Trong 10 tháng đầu năm nay, Trung Quốc nằm trong tốp 3 quốc gia có vốn FDI lớn nhất đăng ký vào Việt Nam, với giá trị hơn 2.9 tỷ USD, xếp sau Singapre và Hàn Quốc. Với việc ông Trump vừa đắc cử Tổng thống, liệu dòng vốn đầu tư toàn cầu sẽ lại dịch chuyển. Cơ hội và thách thức nào cho Việt Nam trước làn sóng kế tiếp?

Dòng vốn đã sớm dịch chuyển?

Sự kiện ông Donald Trump một lần nữa bước vào Nhà Trắng đang gây ra sự e ngại từ khắp nơi, vì có thể làm thay đổi cục diện địa chính trị tại các khu vực, tái cấu trúc chuỗi cung ứng, xung đột thương mại gia tăng và tác động đến dòng chu chuyển vốn đầu tư toàn cầu. Một số quốc gia có thể đối mặt với những thách thức nghiêm trọng trong nhiệm kỳ kế tiếp của ông Trump, trong đó Trung Quốc có lẽ cần phải dè chừng nhiều nhất.

Trong giai đoạn vận động tranh cử năm nay, ông Trump đã tuyên bố sẽ tăng cường các chính sách kinh tế khắc nghiệt mà ông từng theo đuổi trong nhiệm kỳ đầu tiên, như đe dọa áp thuế 60% lên tất cả hàng hóa nhập từ Trung Quốc. Dù giới phân tích cho rằng mối đe dọa về thuế quan chủ yếu đang bị phóng đại, với con số thuế suất 60% có thể chỉ là một quân bài mặc cả trong các cuộc đàm phán với Trung Quốc sắp tới, nhưng rõ ràng hàng hóa Trung Quốc đang trở thành tầm ngắm lớn nhất.

Và nếu điều này xảy ra, dòng vốn từ Trung Quốc có thể lại dịch chuyển sang các quốc gia khác, như là cách để né tránh hàng rào thuế quan quá hà khắc mà chính quyền Mỹ dựng lên. Nhìn lại quá khứ cách đây 6 năm, trong nhiệm kỳ đầu tiên của mình, ông Trump đã phát động cuộc chiến thương mại và áp thuế từ 7.5% - 25% đối với khoảng 360 tỷ USD hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, cũng như áp đặt lệnh trừng phạt với các công ty công nghệ nước này. Hệ quả là sau đó các tập đoàn đa quốc gia và cả doanh nghiệp Trung Quốc đã chuyển dần cơ sở sản xuất sang các nước lân cận, trong đó có Việt Nam.

Cụ thể, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký vào Việt Nam trong năm 2019 đã tăng mạnh hơn 25% so với năm 2018, lên mức hơn 22.5 tỷ USD, trong đó dòng vốn từ Trung Quốc tăng gần 1.5 lần lên hơn 3 tỷ USD, còn Đặc khu Hành chính Hồng Kông (TQ) cũng tăng gấp đôi lên hơn 3.4 tỷ USD. Hồng Kông và Trung Quốc cũng vượt qua Nhật Bản và Singapore để vươn lên vị trí thứ 2 và thứ 3 trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ có vốn FDI lớn nhất vào Việt Nam, khi chỉ xếp sau Hàn Quốc với 5.2 tỷ USD.

Xu hướng này tiếp diễn những năm sau đó, khi cả Trung Quốc và Hồng Kông luôn nằm trong tốp đầu những nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất vào Việt Nam. Còn trong 10 tháng đầu năm nay, Trung Quốc cũng nằm trong tốp 3 quốc gia có vốn FDI lớn nhất đăng ký vào Việt Nam, với giá trị hơn 2.9 tỷ USD, chỉ xếp sau Singapre và Hàn Quốc. Ngay sau phía dưới là Hồng Công với giá trị gần 2.8 tỷ USD. Trong đó các doanh nghiệp Trung Quốc tập trung đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất, chế biến chế tạo.

Cơ hội và thách thức

Cũng cần biết rằng Việt Nam cũng chịu sự cạnh tranh quyết liệt từ các quốc gia trong khu vực để thu hút dòng vốn đầu tư dịch chuyển, có thể kể đến như Singapore, Indonesia, Malaysia, Thái Lan hay Ấn Độ. Dù vậy, với hàng loạt Hiệp định thương mại tự do (FTA) đã ký kết trong những năm qua, cùng với việc nâng cấp mối quan hệ lên đối tác chiến lược toàn diện với một loạt cường quốc trong hơn 1 năm trở lại đây, Việt Nam đang có nhiều lợi thế để thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

Khi dòng vốn FDI đổ vào nhiều cũng sẽ tạo sức ép lên cơ sở hạ tầng vốn đang còn nhiều điểm nghẽn, cũng như nguy cơ thiếu hụt năng lượng gia tăng. Đáng lưu ý là Việt Nam cũng đã cam kết giảm phát thải khí ròng về 0 vào năm 2050. Nếu dòng vốn FDI vào quá lớn, đặc biệt là từ những dự án có thể không tuân thủ các tiêu chuẩn môi trường, có thể làm phức tạp mục tiêu này. Vì vậy, Việt Nam cần phải sớm tăng cường đầu tư vào cơ sở hạ tầng, các dự án năng lượng, để chuẩn bị đón nhận làn sóng dịch chuyển vốn đầu tư kế tiếp.

Ngoài ra, chi phí lao động vẫn còn rẻ và vị trí địa lý thuận lợi với đường bờ biển dài có nhiều cảng biển, thuận lợi cho vận tải đường biển, cũng giúp Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn cho các nhà sản xuất muốn xuất khẩu hàng hóa đi khắp thế giới. Trong bối cảnh các nhà sản xuất tìm cách đa dạng hóa chuỗi cung ứng bằng cách chuyển một số phân khúc sản xuất ra khỏi Trung Quốc những năm gần đây, Việt Nam đã nổi lên như một nút thắt quan trọng trong bối cảnh dòng chảy thương mại toàn cầu đang được định hình lại.

Theo thống kê của Hiệp hội Cảng biển Việt Nam, tốc độ tăng trưởng vận tải biển toàn cầu đang đạt mức 5-10% mỗi năm. Dự báo đến năm 2030, khoảng 12.8 triệu TEU hàng container sẽ được trung chuyển qua các cảng ở Biển Đông. Và trong thời gian gần đây, Việt Nam được nhìn nhận có nhiều tiềm năng để trở thành trung tâm trung chuyển hàng hóa đường biển quốc tế. Số liệu cho thấy năm 2019, Việt Nam chỉ có 13 tuyến vận chuyển thẳng tới Mỹ, nhưng đến quý 3 năm 2023, con số đó đã tăng gần gấp đôi lên 23. Việt Nam cũng vươn lên xếp thứ 6 trong bảng xếp hạng các quốc gia tính theo số lượng dịch vụ vận chuyển trực tiếp đến Mỹ.

Trước cơ hội một lần nữa có thể lại đón nhận dòng vốn đầu tư dịch chuyển cho giai đoạn tới, nền kinh tế Việt Nam được kỳ vọng sẽ phát triển tích cực hơn nữa. Vì khi dòng vốn FDI vào nhiều sẽ tạo thêm công ăn việc làm và thúc đẩy tăng trưởng. Thực tế cho thấy những năm qua các doanh nghiệp FDI đã ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn trong lực kéo tăng trưởng kinh tế. Thuận lợi thứ 2 là nguồn cung ngoại tệ sẽ dồi dào hơn đến từ dòng vốn FDI, khi đó cũng sẽ góp phần ổn định tỷ giá USD/VNĐ

Ở chiều ngược lại, một khi để phụ thuộc quá lớn vào các doanh nghiệp FDI, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam sẽ dễ bị tổn thương nếu một khi dòng vốn FDI rút đi, trong khi các doanh nghiệp nội địa vẫn chưa đủ sức thay thế và bị tụt lại về khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài. Bài học trước mắt của Trung Quốc là minh chứng rõ nhất, khi nước này đã phải chứng kiến dòng vốn đầu tư nước ngoài dịch chuyển kể từ cuộc thương chiến với Hoa Kỳ khởi phát từ năm 2018 đến nay, khiến tăng trưởng suy yếu.

Thách thức thứ 2 là khi dòng vốn FDI đổ vào nhiều cũng sẽ tạo sức ép lên cơ sở hạ tầng vốn đang còn nhiều điểm nghẽn, cũng như nguy cơ thiếu hụt năng lượng gia tăng. Đáng lưu ý là Việt Nam cũng đã cam kết giảm phát thải khí ròng về 0 vào năm 2050. Nếu dòng vốn FDI vào quá lớn, đặc biệt là từ những dự án có thể không tuân thủ các tiêu chuẩn môi trường, có thể làm phức tạp thêm mục tiêu này. Vì vậy, Việt Nam cần phải sớm tăng cường đầu tư vào cơ sở hạ tầng, các dự án năng lượng tái tạo, để chuẩn bị đón nhận làn sóng dịch chuyển vốn đầu tư kế tiếp.

Thách thức thứ 3 là khi các doanh nghiệp từ Trung Quốc chuyển dịch cơ sở sản xuất sang Việt Nam, nhằm có thể xuất khẩu hàng hóa vào Mỹ để tránh thuế, khi đó tình trạng mất cân đối thương mại giữa Mỹ và Việt Nam có thể càng thêm trầm trọng. Hệ quả là Mỹ có thể quyết định áp dụng các biện pháp hạn chế nhập khẩu, tăng thuế suất hàng hóa nhập từ Việt Nam, tương tự như đã áp dụng với Trung Quốc.

Phan Thụy

FILI





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

TPHCM đặt mục tiêu tăng trưởng 2 con số vào năm 2025

Bên cạnh chỉ tiêu tăng trưởng GDP, TPHCM cũng đề ra chỉ tiêu thu nhập bình quân đầu người năm 2025 đạt 8.500 USD, kinh tế số góp 25%.

Tinh giản bộ máy hành chính: Cuộc 'Đổi mới lần 2' của đất nước

Quá trình tình giản bộ máy hành chính lần này là cuộc “Đổi mới lần 2”, là vận hội mới của đất nước. Tuy nhiên, chúng ta sẽ gặp không ít khó khăn bởi liên quan trực...

Đại diện Bộ Nội vụ thông tin về chế độ đối với cán bộ thuộc diện tinh gọn

Chiều 7/12, tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 11/2024, ông Vũ Đăng Minh, Chánh văn phòng Bộ Nội vụ, đã thông tin về chủ trương, hướng xử lý liên quan đến...

Tổng vốn đầu tư dự án điện hạt nhân Ninh Thuận khoảng bao nhiêu?

Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 11/2024 diễn ra chiều 7/12, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân đã chia sẻ nhiều thông tin liên quan đến dự án...

Thứ trưởng Trần Quốc Phương: Có cơ sở để nói đến mục tiêu 8% tăng trưởng kinh tế năm 2025

Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 11/2024 diễn ra chiều 7/12, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương đã giải đáp, làm rõ câu hỏi liên quan đến...

Thủ tướng: Ưu tiên cao nhất cho tăng trưởng, chính sách phải 'cởi trói' để sản xuất, kinh doanh bung ra

Kết luận phiên họp Chính phủ thường kỳ sáng 7/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, việc xây dựng chính sách phải nhìn xa, trông rộng, nghĩ lớn, làm lớn, các...

Thủ tướng: Tạo đà, tạo lực, tạo thế để tăng trưởng 2 con số cho giai đoạn 2026-2030

Khai mạc phiên họp Chính phủ sáng 7/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu phấn đấu tăng trưởng GDP cả năm 2024 khoảng trên 7%, năm 2025 khoảng 8% để tạo đà, tạo...

Xuất khẩu vẫn là điều kiện quan trọng và cần thiết nhất cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Ông Pyon Young Hwan đánh giá tình hình kinh tế hiện tại là cơ hội để Việt Nam tăng trưởng xuất khẩu và nâng tầm thành một quốc gia lớn ở châu Á. Việt Nam phải tập...

Việt Nam cần làm gì để ứng phó với thách thức từ chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch?

Để giảm thiểu tác động tiêu cực từ chính sách bảo hộ mậu dịch, Việt Nam cần nhanh chóng đa dạng hóa thị trường, mở rộng các thị trường xuất khẩu mới, đặc biệt là...

Trung ương và Quốc hội sẽ họp bàn về tinh gọn bộ máy vào tháng 2/2025

Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết Nghị quyết 18 yêu cầu các đơn vị hoàn thành đề án sắp xếp, tinh gọn bộ máy trong tháng 12/2024 để phục vụ Hội nghị Trung ương và...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98