Thặng dư thương mại Trung Quốc tiến gần mốc 1,000 tỷ USD, nguy cơ căng thẳng thương mại gia tăng

11/11/2024 17:10
11-11-2024 17:10:35+07:00

Thặng dư thương mại Trung Quốc tiến gần mốc 1,000 tỷ USD, nguy cơ căng thẳng thương mại gia tăng

Thặng dư thương mại của Trung Quốc đang tiến đến ngưỡng chưa từng có trong lịch sử, với con số kỷ lục 1,000 tỷ USD trong năm 2024, làm dấy lên làn sóng bất bình từ cộng đồng quốc tế. Đặc biệt, trong bối cảnh chính quyền Trump có thể quay trở lại Nhà Trắng, con số này càng trở nên đáng lo ngại.

Theo phân tích của Bloomberg, khoảng cách giữa xuất và nhập khẩu của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang tiệm cận mốc 1,000 tỷ USD, nếu đà tăng trưởng hiện tại được duy trì. Cụ thể, trong 10 tháng đầu năm, thặng dư thương mại hàng hóa đã đạt 785 tỷ USD, tăng 16% so với cùng kỳ năm trước và là mức cao nhất trong lịch sử ghi nhận cho giai đoạn này.

Điều đáng chú ý là con số này đang tiếp tục tăng nhanh khi Bắc Kinh ngày càng phụ thuộc vào xuất khẩu để bù đắp cho nhu cầu nội địa yếu kém. "Câu chuyện tổng thể là về một nền kinh tế đang một lần nữa tăng trưởng dựa vào xuất khẩu", Brad Setser từ Hội đồng Quan hệ Đối ngoại nhận định.

Trong khi các doanh nghiệp Trung Quốc đẩy mạnh xuất khẩu, nhu cầu nhập khẩu lại bị kìm hãm bởi nhiều yếu tố, từ sự suy giảm kinh tế đến xu hướng thay thế hàng ngoại bằng hàng nội địa.

Thặng dư thương mại của Trung Quốc

Bức tranh ngày càng mất cân đối này đã tạo ra phản ứng từ ngày càng nhiều quốc gia, và chính quyền Trump mới có khả năng áp thuế sẽ làm giảm dòng xuất khẩu sang Mỹ. Các nước từ Nam Mỹ đến châu Âu đã nâng rào cản thuế quan đối với hàng hóa Trung Quốc như thép và xe điện.

Đáng chú ý, các công ty nước ngoài cũng đang rút vốn khỏi thị trường tỷ dân này, với dòng vốn FDI suy giảm trong 9 tháng đầu năm 2024, theo số liệu công bố ngày 09/11.

Trước tình hình này, Bắc Kinh đã phản ứng bằng loạt biện pháp hỗ trợ tài chính cho các ngành công nghiệp, nhằm ba mục tiêu chính: Thúc đẩy tăng trưởng thương mại ổn định, phát triển kinh tế và ổn định việc làm.

Các công ty Trung Quốc đã tăng cường hoạt động xuất khẩu trong vài năm qua. Ngược lại, nền kinh tế đang chậm lại, quá trình điện khí hóa ngày càng tăng và việc thay thế hàng hóa sản xuất nước ngoài bằng các lựa chọn thay thế trong nước đang kìm hãm nhu cầu nhập khẩu.

Kết quả là, Trung Quốc ghi nhận mức thặng dư lớn thứ 3 trong lịch sử vào tháng 10/2024, chỉ thấp hơn một chút so với kỷ lục tháng 6. Trong 9 tháng đầu năm nay, thặng dư thương mại tính bằng Nhân dân tệ ở mức tương đương 5.2% GDP danh nghĩa, là mức cao nhất kể từ năm 2015 và cao hơn nhiều so với mức trung bình của thập kỷ qua.

Từ đầu năm đến nay, thặng dư với Mỹ tăng 4.4% so với cùng kỳ năm ngoái. Con số này tăng 9.6% với Liên minh châu Âu (EU) và tăng vọt gần 36% với 10 quốc gia Đông Nam Á trong ASEAN, theo dữ liệu mới nhất.

Tình trạng mất cân bằng thương mại cũng đang gia tăng với nhiều quốc gia khác. Trung Quốc hiện xuất khẩu ròng hàng hóa sang gần 170 quốc gia và nền kinh tế, mức cao nhất kể từ năm 2021.

Một cuộc chiến tiền tệ cũng có thể đang hình thành. Ngân hàng trung ương Ấn Độ cho biết họ sẵn sàng để đồng Rupee yếu đi nếu Trung Quốc để Nhân dân tệ giảm giá để đối phó với thuế quan của Mỹ.

Đồng Nhân dân tệ giảm giá sẽ làm cho hàng xuất khẩu Trung Quốc rẻ hơn và có thể làm tăng thêm thặng dư với Ấn Độ, hiện đạt 85 tỷ USD từ đầu năm đến nay, cao hơn 3% so với năm 2023 và gấp hơn hai lần so với năm năm trước.

Vũ Hạo (Theo Bloomberg)

FILI





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Doanh nghiệp Trung Quốc đổ xô phát hành trái phiếu chuyển đổi

Các công ty Trung Quốc đang phát hành trái phiếu chuyển đổi với tốc độ kỷ lục trong năm nay, hướng tới các hình thức tài trợ giá rẻ và là một cách để tăng số dư...

Đồng USD sắp có tuần tệ nhất từ tháng 8

Một tuần đáng quên đang chờ đón đồng USD khi các nhà đầu tư bắt đầu đặt câu hỏi về sự bền vững của "hiệu ứng Trump" - động lực chính thúc đẩy đồng bạc xanh tăng giá...

Đồng Yên mất ngưỡng 150 đổi 1 USD, cơn ác mộng carry trade liệu có trở lại?

Đồng Yên Nhật bất ngờ phá ngưỡng tâm lý quan trọng 150 đổi 1 USD, đánh dấu mức mạnh nhất kể từ tháng 10. Diễn biến này xảy ra trong bối cảnh dữ liệu lạm phát Tokyo...

Đồng euro và yen kìm hãm đà phục hồi của đồng USD

Đồng euro và đồng yen giữ vững mức tăng mạnh chủ yếu do những đồn đoán về định hướng chính sách của các ngân hàng trung ương.

Đồng Nhân dân tệ có thể xuống đáy mới do áp lực thuế quan từ Trump

Làn sóng bán tháo đồng nhân dân tệ đang gia tăng khi giới phân tích tài chính quốc tế dự báo đồng tiền này sẽ chạm đáy lịch sử, trong bối cảnh tổng thống đắc cử...

Trung Quốc bảo vệ đồng nhân dân tệ trước nguy cơ áp thuế mới từ ông Trump

Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã liên tục đặt tỷ giá tham chiếu hằng ngày ở mức mạnh hơn 7,2 nhân dân tệ đổi 1 USD kể từ sau cuộc bầu cử Mỹ, bất chấp những biến...

Ở tuổi 94, Warren Buffett tiết lộ kế hoạch phân chia khối tài sản 148 tỷ USD

"Nhà hiền triết xứ Omaha" Warren Buffett - người đang sở hữu khối tài sản khổng lồ 148 tỷ USD ở tuổi 94, vừa hé lộ kế hoạch di sản đầy ý nghĩa và những lời khuyên...

Hàng trăm người sập bẫy dự án "ma" của ông trùm y tế Thái Lan, có cả dự án tại Việt Nam

Từ vị thế "ông trùm" trong ngành y tế Thái Lan, ông Boon Vanasin - nhà sáng lập kiêm cựu Chủ tịch Tập đoàn chăm sóc sức khỏe Thonburi Healthcare Group (THG) - giờ...

COP29 đạt thỏa thuận lịch sử về thị trường tín chỉ carbon

Sau một thập kỷ đàm phán, các quốc gia đã thống nhất quy tắc giao dịch tín chỉ carbon xuyên biên giới. Đây được xem là bước ngoặt lịch sử, mở đường cho dòng vốn tỷ...

Đồng USD năm 2025: Bất định với Trump và nhiều biến số khó lường

Đồng USD đang bước vào giai đoạn đầy thử thách. Theo khảo sát mới nhất từ Bloomberg Markets Live Pulse, dù đang tận hưởng thời kỳ hoàng kim với chuỗi tăng điểm dài...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98