Thành lập Ban chỉ đạo về tinh gọn bộ máy của Chính phủ

11/11/2024 06:45
11-11-2024 06:45:00+07:00

Thành lập Ban chỉ đạo về tinh gọn bộ máy của Chính phủ

Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ cuối tuần trước, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu thành lập Ban chỉ đạo, Tổ giúp việc về tinh gọn bộ máy của Chính phủ theo Nghị quyết số 18 của Trung ương và chỉ đạo của Bộ Chính trị.

Phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo tổng kết 20 năm thực hiện mô hình tổ chức bộ máy của Chính phủ, chiều 06/08/2024. Ảnh minh họa

Nghị quyết 18 năm 2017 của Trung ương hướng tới xây dựng một hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu quả. Theo đó, trong giai đoạn 2021-2030, Việt Nam sẽ hoàn thiện mô hình tổ chức hành chính nhà nước phù hợp với điều kiện thực tế. Việc giảm biên chế cũng được đặt lên hàng đầu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy.

Theo Nghị quyết, Chính phủ, bộ, ngành tiếp tục đổi mới, kiện toàn, sắp xếp tổ chức bộ máy theo hướng tập trung vào quản lý vĩ mô, xây dựng chiến lược. Các bộ, ngành chủ động rà soát, sắp xếp, tinh gọn đầu mối bên trong, giảm cơ bản số lượng tổng cục, cục, vụ, phòng; không thành lập tổ chức mới, không thành lập phòng trong vụ.

Chính phủ sẽ giảm bớt các ban quản lý dự án, hợp nhất các đơn vị làm việc giống nhau để giảm chi phí. Các cơ quan nhà nước được giao một nhiệm vụ cụ thể và phải chịu trách nhiệm với kết quả làm việc. Một số việc mà nhà nước không nhất thiết phải làm sẽ được giao cho các doanh nghiệp và tổ chức xã hội đảm nhiệm.

Tháng 3/2023, Bộ Chính trị ban hành Thông báo 50 về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết 18. Bốn tháng sau, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 99 về Chương trình hành động nhằm tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước theo hướng tinh gọn, hiệu quả. Các Bộ, ngành và địa phương được giao kiện toàn tổ chức thông qua việc rà soát, điều chỉnh nhiệm vụ của các cơ quan, loại bỏ tình trạng chồng chéo, trùng lắp; hoàn thiện dự thảo Quyết định về chức năng, quyền hạn của Tổng cục và tổ chức tương đương.

Bộ Nội vụ có nhiệm vụ chủ trì nghiên cứu, hoàn thiện mô hình Bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực, đảm bảo nguyên tắc "một việc, một cơ quan chủ trì". Các vấn đề còn giao thoa giữa các Bộ, ngành sẽ được giải quyết. Các địa phương kiện toàn cơ cấu tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, huyện, bảo đảm tinh gọn, hoạt động hiệu quả.

Thời gian qua, các bộ ngành Trung ương đã giảm 17 tổng cục và tổ chức tương đương; giảm 8 cục thuộc tổng cục và thuộc bộ; giảm 145 vụ/ban thuộc tổng cục và thuộc bộ; giảm được 90% phòng trong vụ.

Trong bài viết "Tinh - gọn - mạnh, hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả" mới đây, Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định điểm hội tụ chiến lược sau 40 năm đổi mới đang đem đến cơ hội lịch sử đưa đất nước bước vào kỷ nguyên phát triển, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, đồng thời đặt ra "yêu cầu cấp bách thực hiện quyết liệt cuộc cách mạng nhằm xây dựng hệ thống chính trị thật sự tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả".

Tổng Bí thư đánh giá sau 7 năm thực hiện nghị quyết 18, Việt Nam đạt được một số kết quả, bước đầu tạo chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, việc sắp xếp tổ chức bộ máy chưa đồng bộ; một số bộ ngành còn ôm đồm nhiệm vụ của địa phương, dẫn đến cơ chế xin - cho, dễ nảy sinh tham nhũng, lãng phí, tiêu cực. Tổ chức bộ máy còn cồng kềnh, nhiều tầng nấc, nhiều đầu mối; hiệu quả hoạt động chưa đáp ứng yêu cầu; nhiệm vụ, quyền hạn giữa nhiều cơ quan, bộ phận còn chồng chéo...

Theo Tổng Bí thư Tô Lâm, để đạt được những mục tiêu chiến lược vào thời điểm 100 năm Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng và 100 năm lập nước không chỉ đòi hỏi "những nỗ lực phi thường, những cố gắng vượt bậc, mà còn không cho phép chậm trễ, lơi lỏng, thiếu chính xác, thiếu đồng bộ, thiếu nhịp nhàng trên từng bước đi". "Cần khẩn trương thực hiện cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị", Tổng Bí thư khẳng định.

 

 

Tùng Phong

FILI





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Sau Uniqlo và H&M, thêm ông lớn thời trang Hàn Quốc nhắm đến thị trường Việt

Sau thành công tại thị trường Trung Quốc, gã khổng lồ bán lẻ E-Land đang đặt cược lớn vào thị trường Việt Nam, với kế hoạch mở 10 cửa hàng truyền thống tại đất nước...

Người Việt chi 1 tỷ USD cho mua sắm trực tuyến mỗi tháng

Thương mại điện tử Việt Nam đang chứng kiến sự bùng nổ chưa từng có khi người tiêu dùng chi tới 1 tỷ USD mỗi tháng trên 5 nền tảng mua sắm trực tuyến lớn nhất là...

Doanh nghiệp Trung Quốc đua nhau "đổ bộ" Việt Nam trước thềm Trump 2.0

Dòng vốn từ Trung Quốc vẫn đang chảy mạnh vào Việt Nam, bất chấp viễn cảnh Donald Trump có thể quay trở lại Nhà Trắng.

Vé tàu hết sớm, vé máy bay khan hiếm lúc cao điểm

Năm nay, do ngành đường sắt bán vé Tết sớm hơn mọi năm khoảng 1 tháng, nên vé tàu cũng hết sớm, trong khi đó, giá vé máy bay dịp này cũng tăng cao.

Khu thương mại tự do - cơ hội và giải pháp hiện thực hóa

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu, khu thương mại tự do đã trở thành một mô hình hiệu quả để thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu và phát triển logistics.

Tiếp tục làm điện hạt nhân Ninh Thuận, Việt Nam nên chọn công nghệ nào?

Quốc đã hội đồng ý tiếp tục thực hiện chủ trương đầu tư dự án điện hạt nhân Ninh Thuận. Vậy, Việt Nam nên lựa chọn công nghệ nào trong phát triển điện hạt nhân?

Một "đại" siêu thị ở Hà Nội đổi tên sau 20 năm

Big C Thăng Long, một thành viên của Tập đoàn Central Retail Việt Nam đã chính thức chuyển đổi thành GO! Thăng Long từ ngày 30-11.

Chủ tịch Quốc hội: Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam là minh chứng tư duy đổi mới

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam là minh chứng rõ ràng cho tư duy đổi mới trong phát triển hạ tầng...

Bất ngờ về con số bán hàng Việt của Quang Linh Vlog

Chỉ riêng phiên livestream Tự Hào Hàng Việt trên kênh Quang Linh Vlog tối 28-11 đã ghi nhận hơn 24 triệu lượt tiếp cận và tạo ra 31.075 đơn đặt hàng

Thế giới bán 1.000 tỷ con chip/năm, cơ hội nào cho Việt Nam?

Ngành chip thế giới mất 66 năm để đạt mốc 500 tỷ USD, nhưng chỉ cần thêm 9 năm để bứt tốc lên mốc 1.000 tỷ USD. Trong khi đó, các công ty thiết kế, đóng gói chip...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98