TP.HCM: Hàng loạt cán bộ sắp hầu tòa vì cấp sai nhà đất công sản, gây thất thoát 14 tỉ đồng

29/11/2024 20:13
29-11-2024 20:13:00+07:00

TP.HCM: Hàng loạt cán bộ sắp hầu tòa vì cấp sai nhà đất công sản, gây thất thoát 14 tỉ đồng

Các cán bộ từ cấp quận đến cấp phường sắp hầu tòa vì cấp giấy chứng nhận nhà đất công sản trái quy định gây thiệt hại 14 tỉ đồng cho Nhà nước.

TAND TP.HCM vừa ban hành quyết định đưa vụ án ra xét xử đối với tám bị cáo gồm: Nguyễn Văn Thuyết (cựu giám đốc Chi nhánh VPĐKĐĐ quận Tân Bình), Trần Văn Tâm (cựu trưởng phòng TNMT quận Tân Bình), Nguyễn Thanh Lâm (cựu phó chủ tịch UBND phường 5, quận Tân Bình), Tống Sơn Vũ (tổ phó tổ đăng ký và cấp giấy chứng nhận thuộc Chi nhánh VPĐKĐĐ quận Tân Bình), Phạm Thị An Nương (chuyên viên phòng TNMT quận Tân Bình), Trần Anh Vũ (nhân viên Chi nhánh VPĐKĐĐ quận Tân Bình), Võ Trung Dũng (công chức địa chính-xây dựng phường 5, quận Tân Bình) và Phạm Thái Học (sinh năm 1967, ngụ TP.HCM).

Các bị cáo Phạm Thái Học, Võ Trung Dũng bị đưa ra xét xử về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Các bị cáo còn lại bị đưa ra xét xử về tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí. Phiên tòa dự kiến được mở vào ngày 12-12.

Biến nhà đất công sản thành của tư nhân

Theo cáo trạng của VKSND TP.HCM, nhà đất tại địa chỉ 318/82 Phạm Văn Hai, phường 5, quận Tân Bình, TP.HCM thuộc sở hữu của Nhà nước do UBND TP.HCM là đại diện chủ sở hữu và giao cho UBND quận Tân Bình quản lý.

Do có mong muốn sở hữu, sử dụng nhà đất 318/82 nên Võ Trung Dũng, Phạm Thái Học đã cùng thực hiện hành vi sử dụng thông tin gian dối, sử dụng tài liệu giả mạo để bổ sung vào hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) nộp cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý đất đai gồm: UBND phường 5, Chi nhánh VPĐKĐĐ và Phòng TNMT quận Tân Bình.

Các cán bộ, công chức thuộc các đơn vị này đã tham mưu cho lãnh đạo UBND quận Tân Bình ký cấp CGCNQSDĐ cho Phạm Thái Học trái quy định, dẫn đến thất thoát tài sản nhà nước hơn 14 tỉ đồng.

Cụ thể, vào tháng 9-2017, Phạm Thái Học muốn mua lại nhà đất 318/82 nên đã nhờ Võ Trung Dũng (công chức địa chính-xây dựng UBND phường 5) hướng dẫn thực hiện thủ tục đứng tên GCNQSDĐ.

Theo hướng dẫn của Dũng, bước đầu Học phải có xác nhận chuyển nhượng nhà, đất từ ông N. (đã vượt biên sang Mỹ từ năm 1987). Do có quen biết với con của ông N. nên hai bên đã thống nhất để Học thanh toán tiền mua nhà là 1,135 tỉ đồng.

Để Học hoàn tất thủ tục sở hữu nhà đất, Dũng đã là người soạn thảo các văn bản, hồ sơ và Dũng thay Học trích lục hồ sơ kê khai nhà đất năm 1999 đối với căn nhà này và thực hiện các thủ tục như thực hiện đo vẽ, kiểm tra nội nghiệp...

Đến ngày 24-5-2018, Học đến trụ sở UBND phường 5, quận Tân Bình nộp hồ sơ đề nghị cấp GCNQSDĐ. Tại đây, Nguyễn Thanh Lâm (phó chủ tịch phường) đã trực tiếp chỉ đạo Dũng phụ trách tham mưu. Mặc dù sau khi tra cứu trong sổ đăng ký nhà đất, chưa làm rõ những thông tin về căn nhà này nhưng vẫn tham mưu cho Nguyễn Thanh Lâm thông báo niêm yết hồ sơ cấp GCN nhà đất nêu trên.

Từ đó UBND phường 5 đã xác nhận: "Nhà đất 318/82 do ông N. tạo lập năm 1970 và chuyển nhượng bằng hợp đồng mua bán tay cho bị can Học từ tháng 11-2000, diện tích nhà là 116,72 m² được sử dụng ổn định từ lúc tạo lập cho đến thời điểm đề nghị cấp giấy và không có tranh chấp, khiếu nại".

Ký duyệt đại, không kiểm tra

Trên cơ sở xác nhận của UBND phường 5, Học đã nộp hồ sơ cấp GCN vào bộ phận một của UBND quận Tân Bình.

Khi hồ sơ đến Trần Anh Vũ (nhân viên Tổ đăng ký và cấp GCN), mặc dù các tài liệu có trong hồ sơ thể hiện sự khác nhau về diện tích nhà, đất, diện tích sàn, quy mô, kết cấu xây dựng, buộc phải xác minh làm rõ nhưng Anh Vũ đã không thực hiện việc lấy ý kiến của Phòng Quản lý đô thị quận Tân Bình; không yêu cầu UBND phường 5 làm rõ nguồn gốc, quá trình sử dụng nhà, đất từ những người chủ cũ; đồng ý sử dụng các tài liệu không đủ điều kiện, không đủ thành phần (bản photocopy bản kê khai nhà cửa năm 1977, Giấy tái xác nhận chưa được hợp pháp hóa lãnh sự) từ đó làm tờ trình xác định căn nhà 318/82 đủ điều kiện cấp GCN.

Tương tự, khi hồ sơ từ Anh Vũ chuyển đến Tống Sơn Vũ thì Sơn Vũ cũng không chỉ đạo làm rõ các nội dung liên quan mà tiếp tục ký nháy để chuyển hồ sơ đến Nguyễn Văn Thuyết (cựu Giám đốc Chi nhánh VPĐKĐĐ quận Tân Bình) để ký duyệt, xác nhận đủ điều kiện cấp GCN.

Đến ngày 16-8-2018, khi hồ sơ được chuyển đến phòng TNMT thì Phạm Thị An Nương cũng không yêu cầu Chi nhánh VPĐKĐĐ quận Tân Bình làm rõ sự khác biệt về diện tích nhà, đất, diện tích sàn, quy mô, kết cấu xây dựng... từ đó ký xác nhận vào tờ trình.

Khi hồ sơ đến Trần Văn Tâm (trưởng phòng TNMT quận Tân Bình) bị cáo này cũng không chỉ đạo xác minh lại các nội dung chưa rõ ràng mà ký nháy và trình lãnh đạo UBND quận Tân Bình cấp GCN.

Theo kết luận định giá thì giá trị của căn nhà nêu trên tại thời điểm khởi tố vụ án (tháng 8-2022) là 14,4 tỉ đồng.

Các bị cáo đã nộp hơn 10 tỉ đồng

Quá trình điều tra, các bị cáo Học, Dũng, Anh Vũ, Sơn Vũ, Thuyết, Nương, Tâm tự nguyện nộp khắc phục hậu quả tổng số tiền 10,02 tỉ đồng.

Trong đó, Học nộp 50 triệu đồng, Dũng nộp 50 triệu đồng, Anh Vũ nộp 200 triệu đồng, Sơn Vũ nộp 700 triệu đồng, Thuyết nộp 4,5 tỉ đồng; Nương nộp 20 triệu đồng; Tâm nộp 4,5 tỉ đồng.

Ngoài ra, một số người liên quan khác trong vụ án chưa đủ cấu thành xử lý hình sự nhưng vẫn chủ động nộp khắc phục 50 triệu đồng.

HỮU ĐĂNG

Pháp luật TPHCM





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Chính phủ yêu cầu đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, xử lý nghiêm các trường hợp làm chậm tiến độ

Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn yêu cầu các bộ ngành, địa phương tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong giải ngân vốn đầu tư công; có chế tài xử lý nghiêm theo quy định các...

Tháo gỡ khó khăn để đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công từ nguồn ODA ở các địa phương

Chiều ngày 3/12, sau khi họp bàn với các bộ ngành, Bộ Tài chính tiếp tục tổ chức Hội nghị với các địa phương về tình hình giải ngân đầu tư công nguồn vốn nước ngoài...

Thủ tướng: Sân bay Long Thành phải hoàn thành trong năm 2025, không thể chậm hơn

Sáng 3/12, tại Đồng Nai, Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra, đôn đốc tiến độ triển khai dự án sân bay Long Thành và đường cao tốc Biên Hòa-Vũng Tàu.

Đưa logistics thành ngành dịch vụ giá trị gia tăng cao

Dự thảo Chiến lược phát triển dịch vụ logistics Việt Nam thời kỳ 2025 - 2035, tầm nhìn đến 2045 (Dự thảo Chiến lược) đặt ra mục tiêu đến năm 2035, tốc độ tăng...

Việc làm thời vụ cuối năm hút người lao động

Thời điểm cuối năm, để hoàn tất các đơn hàng, nhiều doanh nghiệp (DN) tuyển dụng lượng lớn lao động thời vụ với mức thu nhập hấp dẫn. Đây cũng là cơ hội để người...

Sau Uniqlo và H&M, thêm ông lớn thời trang Hàn Quốc nhắm đến thị trường Việt

Sau thành công tại thị trường Trung Quốc, gã khổng lồ bán lẻ E-Land đang đặt cược lớn vào thị trường Việt Nam, với kế hoạch mở 10 cửa hàng truyền thống tại đất nước...

Người Việt chi 1 tỷ USD cho mua sắm trực tuyến mỗi tháng

Thương mại điện tử Việt Nam đang chứng kiến sự bùng nổ chưa từng có khi người tiêu dùng chi tới 1 tỷ USD mỗi tháng trên 5 nền tảng mua sắm trực tuyến lớn nhất là...

Doanh nghiệp Trung Quốc đua nhau "đổ bộ" Việt Nam trước thềm Trump 2.0

Dòng vốn từ Trung Quốc vẫn đang chảy mạnh vào Việt Nam, bất chấp viễn cảnh Donald Trump có thể quay trở lại Nhà Trắng.

Vé tàu hết sớm, vé máy bay khan hiếm lúc cao điểm

Năm nay, do ngành đường sắt bán vé Tết sớm hơn mọi năm khoảng 1 tháng, nên vé tàu cũng hết sớm, trong khi đó, giá vé máy bay dịp này cũng tăng cao.

Khu thương mại tự do - cơ hội và giải pháp hiện thực hóa

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu, khu thương mại tự do đã trở thành một mô hình hiệu quả để thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu và phát triển logistics.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98