Vụ thu hồi đất Bãi Sau Vũng Tàu: Intourco Resort nói không có căn cứ để bàn giao nên bị cưỡng chế

30/11/2024 09:21
30-11-2024 09:21:24+07:00

Vụ thu hồi đất Bãi Sau Vũng Tàu: Intourco Resort nói không có căn cứ để bàn giao nên bị cưỡng chế

Liên quan đến vụ thu hồi đất ở khu vực Bãi Sau, TP. Vũng Tàu, ngày 22/11, CTCP Du lịch Quốc tế Vũng Tàu (Vũng Tàu Intourco Resort, UPCoM: VIR) đã có văn bản gửi đến Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) cũng như thông tin cho cổ đông.

UBND TP. Vũng Tàu đã tổ chức cưỡng chế thu hồi đất từ sáng ngày 18/11 vừa qua - Nguồn: Báo Bà Rịa - Vũng Tàu

Sáng ngày 18/11, UBND TP. Vũng Tàu đã tổ chức cưỡng chế thu hồi đất tại khu vực Bãi Sau, là một trong những hoạt động quan trọng nhằm thực hiện dự án chỉnh trang trục đường Thùy Vân, hướng đến hoàn thành đúng vào dịp kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam vào tháng 4 năm sau.

Để thực hiện dự án, TP. Vũng Tàu phải thu hồi, giải phóng mặt bằng 9 đơn vị. Hiện đã có 7 đơn vị bàn giao mặt bằng với diện tích 13.9ha (chiếm khoảng 82.75% tổng diện tích công trình). Còn lại 2 doanh nghiệp là CTCP Du lịch Quốc tế Hải Dương (HaiDuong Intourco) và CTCP Du lịch Quốc tế Vũng Tàu (VIR) với tổng diện tích thu hồi 38,900m2 chưa đồng ý bàn giao mặt bằng và đang khiếu nại.

Theo VIR, UBND TP. Vũng Tàu quyết định cưỡng chế thu hồi phần đất mà Công ty đang quản lý và sử dụng hợp pháp dựa trên các quyết định ngày 13/8/2021 và ngày 1/4/2022 của UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (BRVT); đồng thời cho rằng, 2 quyết định nói trên không đề cập đến tên của VIR; nên “về trình tự thủ tục, lý do thu hồi đất không đúng quy định pháp luật”.

Cụ thể, trong văn bản ngày 13/8/2021, UBND tỉnh có quyết định thu hồi hơn 28.4ha đất của Nhà nước cho Công ty Đầu tư Xây lắp tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu (nay là CTCP Bất động sản và Đầu tư VRC (HOSE: VRC)) thuê từ năm 1996 để xây dựng bãi tắm Thùy Vân tại khu vực Bãi Sau thành phố biển này. Còn văn bản ngày 1/4/2022 sau đó chỉ mang tính bổ sung thêm, không đáng kể.

VIR cho biết đã liên tục kiến nghị trong thời gian dài đến UBND tỉnh nhưng không được giải thích thỏa đáng, đồng thời nói luôn ủng hộ chương trình của tỉnh cũng như sẵn sàng bàn giao mặt bằng. “Tuy nhiên, không có căn cứ để bàn giao nên đã dẫn đến việc ngày 22/11 vừa qua, Công ty đã bị cưỡng chế, tháo dỡ, di dời tài sản thực địa khu đất đang kinh doanh tại địa chỉ số 1A Thùy Vân, phường 8, TP. Vũng Tàu”, trích từ công bố thông tin của doanh nghiệp này.

Vị trí khu đất Vũng Tàu Intourco Resort đang kinh doanh

Thế nhưng đến văn bản ngày 25/7 của Chủ tịch UBND TP. Vũng Tàu, VIR được nhắc đến là bên có tài sản trên diện tích 2.4ha (nằm toàn bộ trong 28.4ha đất nói trên của VRC) và nêu rõ sẽ áp dụng biện pháp cưỡng chế buộc tháo dỡ, di dời tài sản trên phần đất này.

Trước khi tiến hành cưỡng chế chính thức, TP. Vũng Tàu liên tục có văn bản gửi bên liên quan, căn cứ vào kết luận của lãnh đạo tỉnh tại những buổi làm việc với VIR (và cả HaiDuong Intourco), đồng thời chỉ ra 2 doanh nghiệp này chỉ là đơn vị thứ phát khác thuê hạ tầng, sử dụng mặt bằng tại bãi tắm Thùy Vân, nên việc Nhà nước thu lại quyền sử dụng đất của VRC là “đúng đối tượng” và “phù hợp với quy định của pháp luật”.

UBND TP. Vũng Tàu yêu cầu VIR tháo dỡ, di dời tài sản nhà, vật kiến trúc trên diện tích gần 2.4ha đất cần cưỡng chế, bàn giao đất sạch trước ngày 18/11/2024.

Trường hợp Công ty cố tình không di chuyển tài sản thì UBND phường 8 tiến hành lập biên bản niêm phong, di chuyển tài sản ra khỏi khu vực cần cưỡng chế; chi phí bảo quản tài sản do VIR chịu trách nhiệm thanh toán theo quy định”, quyết định ngày 11/11 của UBND TP. Vũng Tàu ghi rõ.

 

Di dời tài sản trên diện tích đất bị cưỡng chế thu hồi - Nguồn: Báo Bà Rịa - Vũng Tàu

Chưa có hợp đồng thuê đất

Việc VIR không xuất hiện trong các quyết định trên là do doanh nghiệp này đến nay chưa có hợp đồng thuê đất tại khu vực đang kinh doanh ở bãi tắm Thùy Vân, nên không đáp ứng điều kiện là đối tượng thu hồi đất theo quy định. Cũng vì điều này mà VIR từng không được hưởng chính sách miễn giảm tiền thuê đất của Chính phủ hỗ trợ các doanh nghiệp gặp khó khăn trong giai đoạn dịch bệnh.

Ngược lại, phía Doanh nghiệp cho rằng quyết định thu hồi đất cần đúng đối tượng. Chia sẻ tại đại hội bất thường tháng 8 vừa qua, Chủ tịch VIR Nguyễn Tuấn Anh cho hay, Công ty tiền thân là doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước, được tỉnh giao đất trực tiếp, có giấy phép xây dựng, đóng thuế hàng năm đầy đủ. Khi tỉnh thu hồi đất để làm dự án, Công ty rất ủng hộ chủ trương, tuy nhiên việc thu hồi đất cần đúng đối tượng.

Cho đến thời điểm hiện tại, Công ty chưa nhận được quyết định thu hồi đất đúng đối tượng, có nghĩa việc thu hồi đất của Nhà nước là chưa đúng pháp lý”, biên bản họp dẫn lời vị Chủ tịch.

Ông Tuấn Anh thêm rằng, không hoàn toàn có ý chây ỳ hay cố ý kéo dài gây khó khăn nhưng vẫn quyết tâm kiến nghị để có được quyết định thu hồi đất riêng cho Công ty, như thế thì quyền lợi của Công ty mới được tăng lên.

Không chỉ bị thu hồi đất, dựa trên các kết luận của Thanh tra tỉnh BRVT năm 2018, VIR còn bị truy thu gần 35 tỷ đồng tiền thuê đất chưa nộp trong giai đoạn 2006-2017, trùng với thời điểm Doanh nghiệp bắt đầu được cổ phần hóa tách khỏi CTCP Dịch vụ Du lịch Quốc tế tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu (Intourco, nay là cổ đông lớn nắm tỷ lệ 41.38%). VIR nói đã nộp đầy đủ tiền thuê đất hàng năm theo thông báo tạm nộp của chi Cục Thuế nên không đồng ý với kết luận này.

“Giá trị bồi thường không thỏa đáng”

VIR cũng đã được phê duyệt phương án bồi thường hơn 60 tỷ đồng cho nhà, vật kiến trúc trên phần đất đang kinh doanh, dựa trên quyết định tháng 11/2023 của UBND tỉnh.

Nhưng với người đứng đầu VIR, giá trị bồi thường trên là “không thỏa đáng, rất thấp so với giá trị đầu tư của Công ty, đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới quyền và lợi ích hợp pháp của Doanh nghiệp và cổ đông”. Doanh nghiệp này cũng đã có đơn gửi UBND tỉnh và thành phố với nội dung không đồng ý với số tiền nói trên.

Trên bảng cân đối kế toán năm 2023, VIR đang hạch toán tổng tài sản hơn 101 tỷ đồng với một nửa nằm trong tài sản cố định. Sau khấu hao, giá trị còn lại của “nhà cửa, vật kiến trúc” gần 50 tỷ đồng.

Dự án chỉnh trang trục đường Thùy Vân được khởi công vào ngày 28/10 với tổng mức đầu tư 1,094 tỷ đồng - Nguồn: Báo Bà Rịa - Vũng Tàu

Kinh doanh khó khăn, phương án giải thể được tính đến

Tình hình khó khăn đến mức lãnh đạo VIR thậm chí còn không thể đưa ra kế hoạch kinh doanh chính xác cho năm 2024 do “bị ảnh hưởng nghiêm trọng vì toàn bộ diện tích đất và tài sản của Công ty nằm trong dự án chỉnh trang trục đường Thùy Vân” - theo biên bản họp đại hội thường niên đầu năm nay.

Doanh nghiệp đang hoạt động ở Bãi Sau nói đang chịu ảnh hưởng rất lớn bởi truyền thông và chính quyền địa phương về việc phải bàn giao mặt bằng cho Nhà nước. Lượng khách đến resort sụt giảm đáng kể, cơ sở vật chất ngày càng xuống cấp, giá bán phòng giảm từ 20-50% so với giá niêm yết.

Công ty không biết lúc nào phải bàn giao mặt bằng nên các công ty lữ hành không đặt phòng, dẫn đến công suất phòng giảm, lợi nhuận vì thế giảm”, theo lời ông Nguyễn Tôn Nhơn - Thành viên HĐQT kiêm Giám đốc VIR khi đó.

Khó khăn chồng chất do không còn mặt bằng để tiếp tục hoạt động kinh doanh nên đại hội bất thường hồi tháng 8 đã phải tính đến việc thành lập Ban Thanh lý và đề xuất kế hoạch hỗ trợ CBCNV trong trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động. Tuy nhiên, các tờ trình sau đó không được thông qua, do vấp phải ý kiến trái chiều của các cổ đông lớn.

Đại diện phần vốn của cổ đông lớn nhất, Thành viên HĐQT Dương Thanh Tuấn đưa ra quan điểm, rằng Intourco là cổ đông có vốn Nhà nước nên rất cân nhắc khi quyết định, đồng thời cho biết việc kinh doanh thua lỗ này “rất khó để thuyết trình với cổ đông”.

KQKD của VIR bị ảnh hưởng đáng kể từ COVID-19 cho đến vụ thu hồi đất

Tử Kính

FILI





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (2)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Doanh thu không đủ bù đắp chi phí, Xi măng Bút Sơn lỗ quý thứ 9 liên tiếp

Giá vốn xi măng và clinker tăng cao khiến CTCP Xi măng VICEM Bút Sơn (HNX: BTS) tiếp tục lỗ gần 76 tỷ đồng trong quý 4/2024, đây cũng là quý thua lỗ thứ 9 liên tiếp...

Doanh nghiệp của ông Johnathan Hạnh Nguyễn báo lãi quý 4 gấp 3 lần, giá cổ phiếu vọt hơn 20%

CTCP Dịch vụ Hàng không Sân bay Tân Sơn Nhất (Sasco, UPCoM: SAS) chứng kiến cổ phiếu tăng vọt hơn 20% sau khi công bố kết quả kinh doanh khả quan trong quý 4/2024.

YeaH1 thành công “vượt chông gai” năm 2024

Thành công vang dội từ chương trình thực tế “Anh trai vượt ngàn chông gai” đưa lợi nhuận năm 2024 của CTCP Tập đoàn Yeah1 (HOSE: YEG) bay cao, vượt xa kế hoạch đề...

TTC AgriS tổ chức thành công ĐHĐCĐ bất thường niên độ 2024-2025

Ngày 23/01 vừa qua tại Tây Ninh, TTC AgriS (CTCP Thành Thành Công - Biên Hòa, HOSE: SBT) đã tổ chức thành công ĐHĐCĐ bất thường niên độ 2024-2025.

Bàn giao Akari City và Cần Thơ, lợi nhuận ròng quý 4 của Nam Long tăng 71%

Với động lực chính đến từ hoạt động bàn giao tại dự án trọng điểm Akari City và Nam Long Central Lake (Cần Thơ), CTCP Đầu tư Nam Long (HOSE: NLG) ghi nhận gần 6.4...

UBCK phạt 2 doanh nghiệp vi phạm công bố thông tin

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) vừa công bố phạt 2 công ty trên sàn tổng số tiền 200 triệu đồng vì vi phạm các quy định công bố thông tin.

Lãi quý 4 THG gấp 3 lần cùng kỳ, cổ phiếu tăng trần

CTCP Đầu tư và Xây dựng Tiền Giang (HOSE: THG) vừa công bố kết quả kinh doanh quý 4/2024 với lợi nhuận ròng hơn 54 tỷ đồng, gấp 3 lần cùng kỳ. Kết quả này cũng giúp...

Hóa chất Đức Giang tăng nhẹ lãi quý 4, gửi ngân hàng gần 10.8 ngàn tỷ

Tình hình kinh doanh của ông lớn ngành hóa chất DGC tiếp tục ổn định với lãi ròng gần 750 tỷ đồng trong quý 4/2024. Về tài sản, núi tiền khổng lồ gửi tại ngân hàng...

Bàn giao 2 dự án bất động sản, TCH hoàn thành sớm kế hoạch lợi nhuận niên độ 2024

Với doanh thu thuần tăng mạnh và chi phí tài chính được tiết giảm, CTCP Đầu tư Dịch vụ Tài chính Hoàng Huy (HOSE: TCH) ghi nhận tăng trưởng lãi ròng 55% sau 9 tháng...

Thu nhập của lãnh đạo người Thái tại Nhựa Bình Minh bao nhiêu?

Năm 2024 đánh dấu bước lùi nhẹ trong bức tranh tài chính của CTCP Nhựa Bình Minh (HOSE: BMP), nhưng dưới sự lèo lái của các lãnh đạo người Thái Lan, công ty này vẫn...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98