ADB nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam

11/12/2024 10:34
11-12-2024 10:34:00+07:00

ADB nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Dự báo tăng trưởng của Việt Nam được điều chỉnh lên mức 6,4% so với dự báo trước đây là 6.0% trong năm 2024; lên mức 6.6% so với mức 6.2% trong năm 2025.

Hoạt động sản xuất tại một doanh nghiệp FDI tại Việt Nam. (Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN)

Trong ấn bản mới nhất của báo cáo Triển vọng Phát triển Châu Á (ADO) được công bố ngày 11/12 của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) dự báo: Tăng trưởng kinh tế của châu Á và Thái Bình Dương sẽ vẫn ổn định trong năm nay và năm sau, nhưng dự kiến những thay đổi chính sách của Hoa Kỳ trong thời gian tới có khả năng tác động tới triển vọng dài hạn của khu vực.

"Trong bối cảnh các khó khăn bên ngoài gia tăng, đẩy mạnh đầu tư công và những chính sách hỗ trợ tài khóa và tiền tệ là các biện pháp cần thiết để kích thích hơn nữa cầu nội địa", báo cáo ADB khuyến nghị chính sách với Việt Nam.

Trên bình diện quốc tế, ADB phân tích: Những thay đổi trong chính sách thương mại, tài khóa và nhập cư của Hoa Kỳ có thể làm giảm tăng trưởng và gia tăng lạm phát ở châu Á và Thái Bình Dương.

Vì những thay đổi chính sách quan trọng này dự kiến sẽ mất thời gian và được triển khai dần dần nên tác động đối với khu vực nhiều khả năng sẽ diễn ra từ năm 2026. Tác động có thể được nhận thấy sớm hơn nếu các chính sách được thực hiện sớm hơn và nhanh hơn dự kiến, hoặc nếu các công ty có trụ sở tại Hoa Kỳ tiến hành nhập khẩu trước để tránh thuế quan tiềm tàng.

Theo báo cáo, các nền kinh tế đang phát triển của châu Á và Thái Bình Dương dự kiến tăng trưởng 4.9% vào năm 2024, thấp hơn một chút so với dự báo 5.0% của ADB hồi tháng 9. Dự báo tăng trưởng năm tới giảm từ 4.9% xuống còn 4.8%, chủ yếu do triển vọng yếu hơn của nhu cầu trong nước ở Nam Á. Dự báo lạm phát của khu vực giảm từ 2.8% xuống 2.7% trong năm nay và giảm từ 2.9% xuống 2.6% vào năm tới, một phần là do giá dầu dự kiến sẽ giảm nhẹ.

Chuyên gia Kinh tế trưởng của ADB, ông Albert Park, nhận định: Nhu cầu trong nước và xuất khẩu tổng thể mạnh mẽ tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong khu vực này. Tuy nhiên, những chính sách dự kiến được chính quyền mới của Hoa Kỳ triển khai có thể làm chậm đà tăng trưởng và thúc đẩy lạm phát ở mức độ nhất định tại Trung Quốc, nhiều khả năng diễn ra sau năm tới, đồng thời tác động tới các nền kinh tế khác ở châu Á và Thái Bình Dương.

Theo kịch bản rủi ro cao, ADB dự báo những thay đổi chính sách mạnh mẽ của Hoa Kỳ có thể làm giảm nhẹ tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong bốn năm tới ở mức lũy kế 0,5 điểm phần trăm. Thuế quan trên diện rộng có thể ảnh hưởng tới thương mại và đầu tư quốc tế, dẫn tới sự dịch chuyển sang sản xuất trong nước tốn kém hơn.

Đồng thời, việc siết chặt nhập cư có thể làm giảm nguồn cung lao động của Hoa Kỳ. Kết hợp với lập trường chính sách tài khóa có khả năng mở rộng hơn dưới thời chính quyền Trump sắp tới, thuế quan và giảm nhập cư có thể khơi lại áp lực lạm phát tại Hoa Kỳ. Bất chấp quy mô của những thay đổi chính sách dự kiến của Hoa Kỳ, đặc biệt về thuế quan, tác động đối với châu Á và Thái Bình Dương đang phát triển là hạn chế theo kịch bản rủi ro cao này. Ngay cả khi không có hỗ trợ chính sách bổ sung, tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội của Trung Quốc có thể chỉ giảm trung bình 0.3 điểm phần trăm mỗi năm cho tới năm 2028. Tác động lan tỏa tiêu cực trên toàn khu vực, thông qua thương mại và các liên kết khác, có khả năng sẽ được bù đắp bằng việc chuyển hướng thương mại và dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang các nền kinh tế khác.

Trong ngắn hạn, triển vọng của hầu hết các nền kinh tế trong khu vực vẫn tương đối ổn định. Dự báo tăng trưởng cho Trung Quốc được giữ nguyên ở mức 4.8% trong năm nay và 4.5% vào năm tới. Triển vọng của Ấn Độ được điều chỉnh giảm từ 7.0% xuống còn 6.5% trong năm nay và từ 7.2% xuống 7.0% vào năm tới, do tăng trưởng đầu tư tư nhân và nhu cầu nhà ở thấp hơn dự kiến.

Triển vọng tăng trưởng của Đông Nam Á trong năm nay được nâng lên 4.7% từ mức dự báo 4.5% trước đó, nhờ xuất khẩu hàng chế tạo và chi tiêu đầu tư công mạnh hơn. Dự báo cho năm tới được giữ nguyên ở mức 4.7%.

Triển vọng tăng trưởng của Cáp-ca-dơ và Trung Á được nâng từ 4.7% lên 4.9% trong năm nay và từ 5.2% lên 5.3% trong năm sau, trong khi dự báo cho Thái Bình Dương không thay đổi ở mức 3.4% trong năm nay và 4.1% vào năm sau.

Ngoài sự không chắc chắn xung quanh những thay đổi chính sách của Hoa Kỳ, rủi ro đối với triển vọng tăng trưởng và lạm phát của châu Á và Thái Bình Dương đang phát triển bao gồm căng thẳng địa chính trị leo thang cũng như tính dễ đổ vỡ của thị trường bất động sản tiếp diễn ở Trung Quốc.

Nhật Quang

FILI





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng được bổ nhiệm làm Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Long

Chiều 18/01, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng đã trao quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, bổ nhiệm ông Trần Tiến Dũng, Thứ trưởng Bộ Tư pháp...

Ông Quản Minh Cường giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Cao Bằng

Trước khi là Bí thư Tỉnh ủy Cao Bằng, ông Quản Minh Cường từng trải qua các nhiệm vụ ở Bộ Công an, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương, Phó Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai.

Cộng hòa Czech mong muốn thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam

Trong chuyến thăm chính thức Cộng hòa Czech của Thủ tướng Phạm Minh Chính, Czech bày tỏ kỳ vọng nâng tầm quan hệ hợp tác song phương lên Đối tác Chiến lược.

Việt Nam và Ba Lan tăng cường hợp tác ngoại giao qua Biên bản ghi nhớ mới

Trong chuyến thăm chính thức của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Cộng hòa Ba Lan, ngày 16/01, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng và Quốc Vụ khanh Bộ Ngoại giao...

Đại sứ Thụy Sĩ: Việt Nam sẽ đóng góp các giải pháp giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu

Trong bối cảnh thế giới đối mặt với hàng loạt thách thức từ căng thẳng địa chính trị đến sự phân cực kinh tế - xã hội, Việt Nam được kỳ vọng sẽ góp phần thúc đẩy...

Chuyên gia WEF tin tưởng "kỷ nguyên mới" của Việt Nam

Ông Joo-Ok Lee – Giám đốc khu vực châu Á - Thái Bình Dương của WEF cho rằng Việt Nam đang có những bước đi hiệu quả và minh chứng cho việc này là những con số mới...

Chuyên gia: Việt Nam cần đối thoại với Mỹ để giảm rủi ro từ các chính sách của Trump

Năm 2025, Việt Nam tiếp tục đối mặt với cả cơ hội và thách thức trong bối cảnh thế giới chuyển động không ngừng. Đặc biệt, với sự tái đắc cử của ông Donald Trump...

Truyền thông Campuchia ấn tượng về tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam

Trong bài viết “GDP Việt Nam tăng mạnh mẽ, đạt hơn 7% trong năm 2024”, SBM.News đánh giá "Việt Nam là trung tâm sản xuất lớn của khu vực và được hưởng lợi từ đà...

Bộ Chính trị điều động ông Nguyễn Tiến Hải làm Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang

Ông Nguyễn Tiến Hải, Bí thư Tỉnh ủy Cà Mau được Bộ Chính trị điều động, chỉ định giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang nhiệm kỳ 2020-2025.

Chủ tịch Phan Văn Mãi: TPHCM sẽ tập trung nguồn lực cho đầu tư phát triển hạ tầng trung tâm tài chính

Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi cho biết, TPHCM sẽ tập trung nguồn lực cho đầu tư phát triển hạ tầng trung tâm tài chính (TTTC), xây dựng kế hoạch huy động nguồn...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98