Áp lực đáo hạn trái phiếu doanh nghiệp ngày càng tăng

03/12/2024 11:25
03-12-2024 11:25:40+07:00

Áp lực đáo hạn trái phiếu doanh nghiệp ngày càng tăng

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp hai tháng cuối năm 2024 đang đối mặt với nhiều áp lực khi khối lượng đáo hạn dự kiến lên tới hơn 65.000 tỉ đồng, chiếm gần 10% hạn mức tín dụng còn lại của năm. Đây là một thách thức lớn không chỉ với các doanh nghiệp phát hành mà còn với cả thị trường tài chính nói chung.

Trong tháng 10-2024, các doanh nghiệp đã mua lại 12.772 tỉ đồng trái phiếu trước hạn, giảm 28% so với cùng kỳ năm trước. Ảnh minh họa: TTXVN

Khối lượng phát hành tăng mạnh

Theo Hiệp hội Thị trường trái phiếu Việt Nam (VBMA), trong 10 tháng đầu năm 2024, khối lượng trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) phát hành đạt 332.854 tỉ đồng, tăng 42,9% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, phát hành ra công chúng đạt 28.854 tỉ đồng, tăng 21,4% so với cùng kỳ, còn phát hành riêng lẻ đạt 304.000 tỉ đồng, tăng 454% so với cùng kỳ. Nếu so sánh với quy mô tín dụng thì tổng lượng phát hành TPDN năm nay dự kiến chỉ chiếm khoảng 2,5% quy mô tín dụng, giảm so với mức 4,5-6% giai đoạn 2019-2021.

Lĩnh vực ngân hàng chiếm tỷ lệ áp đảo với 72% tổng lượng phát hành, tăng mạnh so với mức 57% của năm 2023 và mức trung bình 42% trong giai đoạn 2019-2023. Ngược lại, bất động sản chỉ chiếm 17%, giảm so với mức 24% của năm 2023 và mức trung bình 26% trong giai đoạn trước. Sự thay đổi này xuất phát từ nhu cầu tăng cường huy động vốn dài hạn của các ngân hàng để đáp ứng các quy định chuyên ngành, trong khi các lĩnh vực khác, đặc biệt là bất động sản, gặp khó khăn trong việc phát hành trái phiếu mới.

Đáng chú ý, trong tháng 10-2024, các doanh nghiệp đã mua lại 12.772 tỉ đồng trái phiếu trước hạn, giảm 28% so với cùng kỳ năm trước. Dự báo, trong hai tháng cuối năm 2024, khoảng 65.685 tỉ đồng trái phiếu sẽ đáo hạn, trong đó trái phiếu bất động sản chiếm tỷ trọng 40%, tương đương 26.255 tỉ đồng.

Áp lực đáo hạn và bài toán vốn

Hai tháng cuối năm 2024, thị trường TPDN đối mặt với hơn 65.000 tỉ đồng trái phiếu đến hạn, tương đương gần 10% quy mô tín dụng còn lại của năm (khoảng 670.000 tỉ đồng).

Năm 2025 và 2026, áp lực đáo hạn tiếp tục tăng cao, với ước tính lần lượt đạt 250.000 tỉ đồng và 230.000 tỉ đồng. Trong khi đó, theo Nghị định 08/2023/NĐ-CP, các TPDN chỉ có thể được gia hạn tối đa hai năm. Điều này đồng nghĩa với việc từ quí 2-2025 trở đi, khối lượng đáo hạn rất cao, tạo ra áp lực ngày càng lớn lên các tổ chức phát hành.

Đối với trái phiếu được phát hành bởi ngân hàng, áp lực đáo hạn không quá nặng nề nhờ khả năng quay vòng vốn và sức khỏe tài chính ổn định. Ngược lại, với các lĩnh vực phi ngân hàng như bất động sản và năng lượng tái tạo, bài toán đáo hạn phức tạp hơn đáng kể. Trong giai đoạn 2019-2023, nhóm phi ngân hàng chiếm hơn 55% tổng lượng trái phiếu phát hành và áp lực đáo hạn trong giai đoạn 2025-2026 lên đến 12% tổng quy mô tín dụng hàng năm (trung bình khoảng 2 triệu tỉ đồng/năm trong giai đoạn 2021-2024), chưa kể đến nhu cầu vốn mới để phát triển.

Bối cảnh này khiến giai đoạn cuối năm 2024 và đặc biệt trong năm 2025 được dự báo là giai đoạn thách thức lớn khi khối lượng TPDN đáo hạn đạt mức cao kỷ lục. Những doanh nghiệp không có tài sản bảo đảm, khó huy động vốn từ các kênh khác, sẽ chịu áp lực nặng nề trong việc tái cơ cấu nợ.

Cùng với đó, áp lực tăng lãi suất huy động đang lớn dần, kéo theo chi phí vay vốn tăng cao và khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn mới khiến nhiều tổ chức phát hành rơi vào thế khó. Tâm lý nhà đầu tư vẫn chưa thực sự hồi phục sau các biến động trước đó và những rào cản khắt khe hơn khi tham gia mua TPDN của nhà đầu tư cá nhân khiến việc duy trì thanh khoản để trả nợ trái phiếu đáo hạn trong khi vẫn bảo đảm hoạt động kinh doanh trở thành bài toán nan giải đối với nhiều doanh nghiệp.

Hai tháng cuối năm 2024, thị trường TPDN đối mặt với hơn 65.000 tỉ đồng trái phiếu đến hạn, tương đương gần 10% quy mô tín dụng còn lại của năm (khoảng 670.000 tỉ đồng). Đáng chú ý, khoảng 40% trong số này thuộc về các doanh nghiệp bất động sản. Năm 2025 và 2026, áp lực đáo hạn tiếp tục tăng cao, với ước tính lần lượt đạt 250.000 tỉ đồng và 230.000 tỉ đồng. Trong khi đó, theo Nghị định 08/2023/NĐ-CP, các TPDN chỉ có thể được gia hạn tối đa hai năm.

Cơ hội từ khung pháp lý mới

Dự thảo Luật Chứng khoán (sửa đổi) mới nhất mang đến kỳ vọng khơi thông thị trường TPDN. Đáng chú ý, nhà đầu tư cá nhân chuyên nghiệp được xem xét tham gia mua TPDN phát hành riêng lẻ nếu doanh nghiệp phát hành đáp ứng một trong hai điều kiện: (1) có xếp hạng tín nhiệm và tài sản bảo đảm hoặc (2) có xếp hạng tín nhiệm và bảo lãnh thanh toán từ tổ chức tín dụng.

Những quy định mới, được đưa ra trong dự thảo Luật Chứng khoán (sửa đổi) và Nghị định 08/2023/NĐ-CP, sẽ siết chặt các điều kiện phát hành cũng như giới hạn đối tượng tham gia mua TPDN phát hành riêng lẻ. Điều này không chỉ thúc đẩy hoạt động phát hành TPDN ra công chúng phát triển mà còn lọc bớt những doanh nghiệp kém năng lực, chỉ để lại sân chơi cho các doanh nghiệp có nền tảng tài chính vững mạnh và quản trị minh bạch.

Hơn nữa, với việc hệ thống xếp hạng tín nhiệm ngày càng hoàn thiện và các quy định theo hướng minh bạch hơn, thị trường TPDN được kỳ vọng sẽ phát triển và ổn định trong thời gian tới. Đặc biệt, lĩnh vực bất động sản, vốn đang đối mặt nhiều khó khăn, có thể hưởng lợi đáng kể từ các dự án luật mới, giúp tháo gỡ vướng mắc pháp lý và khơi thông dòng tiền. Tương tự, cơ quan chức năng cũng đang đẩy mạnh xử lý dứt điểm những tồn đọng trong lĩnh vực năng lượng tái tạo và mở ra cơ hội phát triển ngành này trong một đến hai năm tới.

Tuy nhiên, những yêu cầu mới cũng đặt ra thách thức lớn cho cơ quan quản lý, đòi hỏi tăng cường giám sát chặt chẽ đối với hoạt động của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm và các đơn vị cung cấp bảo lãnh thanh toán. Đây là bước đi cần thiết để đảm bảo thị trường phát triển một cách bền vững, minh bạch và củng cố niềm tin từ phía nhà đầu tư.

Trịnh Duy Viết

TBKTSG





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

4 ông chủ dự án hơn 10.5 ngàn tỷ ở Thủ Đức đồng loạt đổi điều khoản trái phiếu đã phát hành

Ngày 06/01/2025, 4 đơn vị gồm Công ty TNHH Đầu tư và Tư vấn Quản lý Biển Đông, Công ty TNHH Đầu tư Xuất nhập khẩu Tổng hợp Đức Mai, Công ty TNHH Đầu tư Bất động sản...

350 tỷ đồng trái phiếu chảy về khu dân cư An Phước Sài Gòn

Được ngân hàng cấp bảo lãnh thanh toán, chủ đầu tư khu dân cư An Phước Sài Gòn tại huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An hút thành công 350 tỷ đồng trái phiếu.

Sân golf Sky Lake của ông chủ người Hàn huy động trái phiếu để trả nợ

CTCP DK ENC Việt Nam thông báo về kết quả phát hành 350 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 7 năm, tài sản bảo đảm là sân golf 36 hố Sky Lake Golf & Resort Club ở huyện...

Chủ đầu tư LUMIÈRE Evergreen huy động 2.5 ngàn tỷ thông qua trái phiếu

CTCP Tư vấn và Kinh doanh Bất động sản TCO đã hoàn tất phát hành mã trái phiếu TOC32401 với giá trị 2.5 ngàn tỷ đồng trong ngày 31/12/2024.

Đòn bẩy trái phiếu tại dự án The Maris Vũng Tàu

Những ngày cuối năm 2024, Công ty TNHH Allgreen – Vượng Thành – Trùng Dương (Allgreen) đã huy động thêm 535 tỷ đồng từ trái phiếu, nâng tổng số vốn nhận qua kênh...

VPI dùng 14 triệu cổ phiếu của con gái Chủ tịch và công ty liên quan để huy động trái phiếu

CTCP Đầu tư Văn Phú - INVEST (HOSE: VPI) trong ngày 30/12/2024 đã hoàn tất phát hành trái phiếu mã VPIH2427002 với giá trị 250 tỷ đồng.

SCR hoàn tất phát hành 850 tỷ đồng trái phiếu

Ngày 30/12/2024, CTCP Địa ốc Sài Gòn Thương Tín (HOSE: SCR) đã hoàn tất phát hành lô trái phiếu SCR12401 với giá trị 850 tỷ đồng.

Chủ khu công nghiệp Thủ Thừa hút thành công 50 tỷ từ trái phiếu

CTCP Phát triển Khu công nghiệp và Đô thị Thủ Thừa (IUH) thông báo phát hành thành công trái phiếu mã IDTCH2426002, trị giá 50 tỷ đồng, kỳ hạn 24 tháng. Lãi suất cố...

Hơn 443 ngàn tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp phát hành trong năm 2024

Dữ liệu công bố từ VBMA (Hiệp hội Thị trường Trái phiếu Việt Nam), tính cả năm 2024, tổng giá trị phát hành trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) lên tới hơn 443 ngàn tỷ...

ACC Việt Nam lần đầu huy động trái phiếu

CTCP ACC Việt Nam mới đây công bố kết quả huy động thành công 490 tỷ đồng trái phiếu với lãi suất 10%/năm.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98