Không dễ để xử lý tình trạng sở hữu chéo, sở hữu ngân hàng vượt trần

06/12/2024 11:24
06-12-2024 11:24:11+07:00

Không dễ để xử lý tình trạng sở hữu chéo, sở hữu ngân hàng vượt trần

Mặc dù Luật Các tổ chức tín dụng đã giảm tỷ lệ sở hữu tối đa của cổ đông tổ chức và cá nhân tại các ngân hàng, tuy nhiên không dễ xử lý tình trạng sở hữu vượt trần trong một sớm một chiều.

Vốn pháp định của một ngân hàng hiện nay là 3.000 tỷ đồng, theo quy định tại Nghị định số 141/2006/NĐ-CP. Tuy nhiên, để bảo đảm các hệ số an toàn trong bối cảnh nền kinh tế tăng trưởng "thần tốc" và cạnh tranh khốc liệt, hầu hết ngân hàng đã tăng vốn điều lệ lên gấp hàng chục lần so với mức tối thiểu.

Để có được mức vốn điều lệ “khủng” như hiện nay, không ít ngân hàng chấp nhận nhiều năm liền không chia cổ tức bằng tiền mặt.

Tại Hội thảo “Xây dựng tập đoàn tài chính phát triển bền vững ở Việt Nam”, diễn ra ngày 5/12, luật sư Trương Thanh Đức - Giám đốc Công ty Luật ANVI - cho rằng giới chủ của các ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân thường có xu hướng tăng tỷ lệ sở hữu cổ phần. Do đó, tăng vốn chủ yếu là của cá nhân, thậm chí nhiều cổ đông tăng sở hữu bằng vốn thực chất của cá nhân.

Theo ông Đức, điều này dẫn đến tình trạng trong một số thời kỳ, ước đoán có nhiều hơn một nửa số ngân hàng cổ phần chỉ do một số ít cá nhân sở hữu chi phối. 

Luật sư Trương Thanh Đức (giữa): trong một số thời kỳ, ước đoán có nhiều hơn một nửa số ngân hàng cổ phần chỉ do một số ít cá nhân sở hữu chi phối. Ảnh: VietTimes.

Tuy nhiên, khác với lộ trình giảm dư nợ cấp tín dụng (cho một khách hàng từ 15%, mỗi năm giảm 1%, xuống 10% vốn tự có kể từ năm 2029, tương tự là giảm mức dư nợ đối với mỗi nhóm khách hàng và người có liên quan từ 25% xuống 15%), lại chưa đặt ra lộ trình cụ thể giảm sở hữu vốn, mà giao toàn quyền cho Ngân hàng Nhà nước.

Luật Các Tổ chức tín dụng năm 2024 quy định cổ đông là cá nhân chỉ được sở hữu tối đa 5% vốn điều lệ ngân hàng, trong khi cổ đông tổ chức không được sở hữu quá 10%. Các tổ chức tín dụng cũng phải công khai danh sách cổ đông sở hữu từ 1% vốn điều lệ. Điều này giúp minh bạch hóa việc giám sát các ngân hàng. Tuy nhiên, đến nay mới có 23 ngân hàng chấp hành quy định công bố công khai danh sách này.   

“Một người dân không nằm trong diện nộp thuế thu nhập cá nhân nhưng lại là cổ đông nắm 1% vốn ngân hàng, một doanh nghiệp liên quan đến giới chủ vay rất nhiều tiền từ ngân hàng, nếu được công khai chi tiết thông tin thì công chúng đều nhìn thấy và cơ quan chức năng phải xem xét ngay. Tuy nhiên, nếu 10 cổ đông, mỗi người được nhờ đứng tên sở hữu suýt soát 1% thì tổng số đã gần gấp đôi giới hạn đối với một cổ đông cá nhân mà không phải công khai, tức không bị giám sát chặt”, luật sư Trương Thanh Đức phân tích.

Theo vị này, nếu không có sự kiểm soát chặt chẽ thì rất dễ xảy ra tình trạng nguồn vốn từ sở hữu chéo, liên kết, bắt tay nhau.

Ông Phạm Xuân Hòe, nguyên Phó Viện trưởng Viện Chiến lược Ngân hàng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Cho thuê tài chính Việt Nam, cho rằng, nếu ngân hàng thuộc hệ sinh thái một tập đoàn tài chính sẽ tận dụng được lợi thế của nhau. Tuy nhiên, hạn chế là vẫn sở hữu chéo chằng chịt, trong điều kiện không minh bạch thì vô cùng khó kiểm soát. Cùng với đó là việc tuồn vốn cho công ty sân sau dễ dãi, tạo rủi ro lan truyền trong hệ thống, ưu đãi nội bộ nhằm lách luật, thiếu minh bạch.

“Hệ sinh thái của tập đoàn tài chính có vốn Nhà nước đơn giản hơn, thuần về lĩnh vực tài chính. Trong khi hệ sinh thái của tập đoàn tài chính tư nhân cơ cấu phức tạp hơn, nhiều công ty con hoạt động phi tài chính, gồm cả bất động sản”, ông Phạm Xuân Hoè nói.

Chia sẻ tại hội thảo, TS. Lê Xuân Nghĩa, thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia, nguyên Phó chủ tịch Ủy ban giám sát tài chính quốc gia, nhấn mạnh, tính minh bạch là một trong những yêu cầu quan trọng nhất của Luật Các tổ chức tín dụng 2024. Song, không dễ để kiểm tra nguồn gốc vốn góp nhằm đảm bảo tính minh bạch, do tính minh bạch chung của xã hội còn thấp.

Theo ông Nghĩa, nếu không có cải cách thực sự về hành chính và pháp lý, sẽ còn tồn tại tình trạng thiếu minh bạch như từng xảy ra tại Ngân hàng SCB.

Còn theo chuyên gia tài chính - ngân hàng, TS. Nguyễn Trí Hiếu, tỷ lệ sở hữu của cá nhân tại Luật Các tổ chức tín dụng được quy định thấp hơn so với pháp nhân. Các cổ đông có thể lách quy định sở hữu bằng việc nhờ đứng tên hộ.

“Nhưng điều này thường không giấu được cơ quan chức năng. Muốn làm quyết liệt sẽ làm được, việc điều tra một người có liên quan đến ai trong ngân hàng đâu có khó,” TS. Nguyễn Trí Hiếu nói.

Ông Hiếu đề xuất Nghị định hướng dẫn Luật Các tổ chức tín dụng năm 2024 có thể đưa ra chế tài, nếu ngân hàng nào vi phạm lặp đi lặp lại, chẳng hạn như 3 lần, thì bị rút giấy phép.

Tuân Nguyễn

VietNamNet





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Giá USD giảm “nhỏ giọt”

Sau 6 tuần tăng liên tục, giá USD trên thị trường quốc tế quay đầu giảm trong tuần qua (13-17/01/2025) khi lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ giảm mạnh.

Chủ tịch Trần Minh Bình đại diện 25% vốn Nhà nước tại VietinBank

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa có quyết định cử người đại diện vốn Nhà nước tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank, HOSE: CTG).

Ông Nguyễn Thanh Tùng đại diện 30% vốn Nhà nước tại Vietcombank

Ngày 10/01/2025, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) có quyết định cử người đại diện vốn Nhà nước tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank, HOSE: VCB).

4 ngân hàng yếu kém vừa hoàn tất chuyển giao bắt buộc có quy mô ra sao?

Sau chuyển giao bắt buộc, CB, MBV, GPBank và DongA Bank là những ngân hàng TNHH MTV do ngân hàng nhận chuyển giao sở hữu 100% vốn điều lệ. Đó là những pháp nhân độc...

Thủ đoạn lừa đảo hơn 9,5 tỉ đồng của "Hot girl ngân hàng" ở Bình Dương

Vi không thực hiện làm hồ sơ đáo hạn ngân hàng theo như thông tin đã đưa ra mà lấy tiền sử dụng vào mục đích cá nhân và trả nợ cho nhiều người khác.

Chính thức chuyển giao bắt buộc GPBank cho VPBank và DongA Bank cho HDBank 

Ngày 17/01/2025, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã tổ chức Lễ công bố Quyết định chuyển giao bắt buộc Ngân hàng thương mại TNHH MTV Dầu khí Toàn cầu (GPBank)...

Ông Vũ Văn Tiền sẽ rời HĐQT ABBank dẫn dắt Ủy ban chiến lược ESG

Ngày 15/01/2025, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBank, UPCoM: ABB) thông báo thành lập Ủy ban Chiến lược Phát triển bền vững ESG với vai trò dẫn dắt của ông Vũ Văn Tiền -...

Tỷ giá ngoại 17/1: Giá USD biến động trái chiều tại các ngân hàng

Ngân hàng Nhà nước niêm yết tỷ giá trung tâm ngày 17/1 tăng 8 đồng so với sáng 16/1 lên mức 24.341 VND/USD, trong khi đó, đồng nhân dân tệ vẫn tiếp tục giảm giá.

Đầu tư tài chính thua lỗ, nhân viên ngân hàng lừa đảo khách hàng

Là nhân viên tư vấn tín dụng của một ngân hàng có chi nhánh tại TP Đà Nẵng, tuy nhiên, do tham gia đầu tư tài chính online, góp vốn bị thua lỗ, đối tượng đã tạo hồ...

Tỷ giá ngoại tệ ngày 16/1: Đồng USD và nhân dân tệ biến động trái chiều

Tại Ngân hàng Nhà nước, tỷ giá trung tâm hôm nay niêm yết ở mức 24.333 VND, giảm 5 đồng so với sáng 15/1; trong khi đó đồng nhân dân tệ tại các ngân hàng thương mại...

Cổ phiếu ngân hàng

Cổ phiếu bảo hiểm


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98