Xuất khẩu vẫn là điều kiện quan trọng và cần thiết nhất cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam

06/12/2024 17:08
06-12-2024 17:08:22+07:00

Xuất khẩu vẫn là điều kiện quan trọng và cần thiết nhất cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Ông Pyon Young Hwan đánh giá tình hình kinh tế hiện tại là cơ hội để Việt Nam tăng trưởng xuất khẩu và nâng tầm thành một quốc gia lớn ở châu Á. Việt Nam phải tập trung vào cơ hội hiện tại và không bao giờ được bỏ lỡ.

Số liệu từ Tổng Cục thống kê vừa công bố cho thấy tính chung 11 tháng năm 2024, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sơ bộ đạt 369.93 tỷ USD, tăng 14.4% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 103.88 tỷ USD, tăng 20%, chiếm 28.1% tổng kim ngạch xuất khẩu; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 266.05 tỷ USD, tăng 12.4%, chiếm 71.9%. Trong 11 tháng năm 2024, có 36 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 94.1% tổng kim ngạch xuất khẩu (có 7 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 66.5%).

Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa sơ bộ đạt 345.62 tỷ USD, tăng 16.4% so với cùng kỳ, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 126.05 tỷ USD, tăng 18.5%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 219.57 tỷ USD, tăng 15.2%.

Tính chung 11 tháng năm 2024, cán cân thương mại hàng hóa sơ bộ xuất siêu 24.31 tỷ USD (cùng kỳ năm trước xuất siêu 26.2 tỷ USD). Trong đó, khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 22.17 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 46.48 tỷ USD.

Ông Pyon Young Hwan - Giám đốc phụ trách mảng giao dịch ngoại hối và phái sinh, Ngân hàng Shinhan Việt Nam

Ông Pyon Young Hwan - Giám đốc phụ trách mảng giao dịch ngoại hối và phái sinh, Ngân hàng Shinhan Việt Nam cho biết cơ cấu nền kinh tế Việt Nam đã chuyển dịch theo hướng hiện đại hoá và đạt được những bước tiến mới. Việt Nam đã trở thành một quốc gia chủ động và có nhiều hơn các cơ hội tiếp cận, đáp ứng các nhu cầu của các nước phát triển trên thế giới.

Trong 40 năm qua, xuất khẩu của Việt Nam tăng trưởng trung bình 17%/năm và tính đến hiện tại, tăng trưởng xuất khẩu năm 2024 đã vượt hơn 15% cùng kỳ năm trước.

Điều này chứng tỏ Việt Nam đã trở thành một đối tác hấp dẫn đối với thị trường Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Nga và châu Âu, đây là minh chứng cho thấy vị thế của Việt Nam đã cải thiện đáng kể trong thời gian qua.

Nói cách khác, Việt Nam đã tăng cường được năng lực đàm phán để đưa ra các điều kiện thuận lợi hơn với nhiều quốc gia phát triển.

Có sự khác biệt lớn về cơ cấu xuất khẩu nếu so sánh giữa Hàn Quốc và Việt Nam. Hàn Quốc và Việt Nam đều là những nước có sự phụ thuộc cao vào xuất khẩu, nhưng với trường hợp của Hàn Quốc, phần lớn doanh thu xuất khẩu đến từ các công ty Hàn Quốc. Tuy nhiên, hơn 70% doanh thu xuất khẩu của Việt Nam đến từ các công ty nước ngoài. Vì lý do này, tôi hiểu rằng ngay cả trong nội bộ Việt Nam cũng đang hy vọng và chuẩn bị cho sự phát triển mạnh mẽ của các công ty xuất khẩu là công ty của Việt Nam, giống như công ty Samsung của Hàn Quốc.

“Nhưng tôi chắc chắn rằng chúng ta cần nhiều thời gian hơn nữa. Tôi tin rằng hành động tốt nhất mà Chính phủ Việt Nam có thể làm ngay bây giờ là tăng cường hỗ trợ các công ty nước ngoài trong hoạt động xuất khẩu mà Việt Nam hiện đang làm rất tốt và có lợi thế để trở nên chủ động hơn", chuyên gia khẳng định.

Đặc biệt, Việt Nam cần chủ động gia tăng những lợi ích có thể đạt được từ xung đột thương mại Mỹ - Trung bằng cách tận dụng những điểm mạnh và sức hút của Việt Nam.

Xuất khẩu vẫn là động lực tăng trưởng quan trọng với kinh tế Việt Nam

Với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu như hiện nay, ông Pyon Young Hwan đánh giá trừ khi Việt Nam trở thành một trong những quốc gia phát triển lớn như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản hay châu Âu, thì với các điều kiện hiện tại, xuất khẩu vẫn sẽ là động lực tăng trưởng cực kỳ quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam.

Hàn Quốc cũng không có thị trường nội địa và tiêu dùng mạnh mẽ như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản hay châu Âu.

Dân số Việt Nam hiện đã vượt mốc 100 triệu dân, đây là một điều kiện cơ bản rất tích cực. Tuy nhiên, khi mức thu nhập tăng lên, sẽ mất rất nhiều thời gian và công sức để thị trường nội địa của Việt Nam chiếm một phần lớn trong GDP.

Cho đến khi đó, xuất khẩu vẫn là điều kiện quan trọng và cần thiết nhất cho sự tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam.

Có 3 yếu tố được cho là mối đe doạ tăng trưởng thương mại toàn cầu hiện nay, bao gồm: Căng thẳng leo thang trong xung đột thương mại Mỹ - Trung, rủi ro từ các xung đột địa chính trị và chiến tranh, và ưu tiên của các nước phát triển là đặt lợi ích quốc gia lên hàng đầu. Chủ nghĩa bảo hộ đang ngày càng mạnh mẽ trên toàn thế giới sẽ dẫn đến sự suy giảm khối lượng thương mại toàn cầu. Điều này có thể khiến tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam giảm sút.

Tất nhiên, các nước khác cũng phải cạnh tranh dưới cùng một điều kiện. Do vậy, đó không phải là điều kiện gây bất lợi đối với riêng Việt Nam. Vì vậy, Việt Nam cần đàm phán với các nước lớn linh hoạt hơn trong bối cảnh sự cô lập trong thương mại toàn cầu đang gia tăng.

Việt Nam cần có một tư duy và chính sách mở cửa để có thể đáp ứng nhanh chóng yêu cầu của các nước lớn và tham gia vào nhóm mà không chỉ Mỹ mà còn cả Trung Quốc, châu Âu, Nga, Hàn Quốc và Nhật Bản đang cố gắng tạo ra.

“Căng thẳng thế giới hiện tại là cơ hội để Việt Nam tăng trưởng xuất khẩu và nâng tầm thành một quốc gia lớn ở châu Á. Việt Nam phải tập trung vào cơ hội hiện tại và không bao giờ được bỏ lỡ”, ông Pyon Young Hwan nói thêm .

Cát Lam

FILI





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Bộ trưởng Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị làm Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TPHCM

Bộ trưởng Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị được phân công giữ chức Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TPHCM, thay cho ông Nguyễn Hồ Hải vừa được điều động giữ chức Bí thư...

Tinh gọn bộ máy Chính phủ giảm 5 bộ trưởng, 13 tổng cục trưởng, 519 cục trưởng

Bộ máy Chính phủ tinh gọn giảm 5 bộ, 3 cơ quan trực thuộc Chính phủ, 13/13 tổng cục và hàng ngàn cục, vụ; đi cùng đó là giảm tương ứng số bộ trưởng, tổng cục...

Ông Phạm Đại Dương giữ chức Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương

Chiều 24/1, tại Hà Nội, Ban Kinh tế Trung ương tổ chức Hội nghị triển khai quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ.

Giám đốc đầu tư UOB Asset Management: Đầu tư công là nhân tố quan trọng thúc đẩy kinh tế năm 2025

Theo ông Lê Thành Hưng - Giám đốc đầu tư UOB Asset Management (Việt Nam) - kinh tế Việt Nam vẫn tiếp tục tăng trưởng với mức dự báo 6.5 - 7% trong năm 2025.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Hội nghị Trung ương bàn 5 nội dung, trọng tâm sắp xếp bộ máy, bổ sung nhân sự

Tổng Bí thư Tô Lâm nêu rõ Trung ương sẽ thảo luận cho ý kiến với 5 nội dung, trong đó có 3 nhóm vấn đề quan trọng.

Khai mạc hội nghị Trung ương Đảng khóa 13

Hà NộiHội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 13 khai mạc chiều 23/1, dự kiến diễn ra trong hai ngày để quyết định giải pháp tinh gọn bộ máy của hệ thống chính...

Chủ tịch TPHCM: Nghị quyết 57 là động lực tạo bứt phá cho kinh tế Thành phố

Chủ tịch TPHCM khẳng định, Nghị quyết 57 mở ra nhiều cơ hội cho địa phương để bứt phá trong phát triển kinh tế, dựa trên ứng dụng khoa học công nghệ.

Ngẫm bài học tăng trưởng từ Trung Quốc và Ấn Độ

Trung Quốc và Ấn Độ, hai quốc gia đông dân nhất thế giới, đã vươn lên với những chiến lược phát triển kinh tế khác nhau. Trong khi Trung Quốc tập trung vào cơ sở hạ...

Thủ tướng đề nghị Tổng Thư ký OECD ủng hộ, hỗ trợ để Việt Nam sớm gia nhập OECD

Nhân dịp tham dự Hội nghị thường niên Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) lần thứ 55, sáng 22/1, giờ địa phương, tại Davos, Thụy Sĩ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính...

Đối thoại chiến lược quốc gia với WEF: Thủ tướng chia sẻ giải pháp giải phóng tiềm năng tăng trưởng của Việt Nam

Ngày 21/1, tại Davos, Thụy Sĩ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Đối thoại chiến lược quốc gia Việt Nam trong khuôn khổ...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98