TRUNG TÂM TÀI CHÍNH QUỐC TẾ TOÀN DIỆN TẠI TP.HCM RA ĐỜI:

Hoạt động khởi đầu cụ thể cho “Kỷ nguyên mới”

08/01/2025 10:32
08-01-2025 10:32:00+07:00

Hoạt động khởi đầu cụ thể cho “Kỷ nguyên mới”

Không phải ngẫu nhiên khi trong cùng 1 ngày, 4-1, tại TP.HCM, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự cả hai hội nghị công bố về xây dựng trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam và công bố quy hoạch TP.HCM nhiệm kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050.

Trước đó, Bộ Chính trị đã đồng ý chủ trương đối với đề án xây dựng trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam. Theo đó, thành lập Trung tâm tài chính quốc tế toàn diện tại TP.HCM và Trung tâm tài chính khu vực tại Đà Nẵng. Cũng như việc Thủ tướng Phạm Minh Chính đã ký quyết định phê duyệt quy hoạch TP.HCM thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Quy hoạch xác định rõ tầm nhìn đến năm 2050, TP.HCM là đô thị toàn cầu hấp dẫn và bền vững; trung tâm kinh tế, tài chính, dịch vụ của châu Á; kinh tế, văn hóa phát triển đặc sắc; người dân có chất lượng cuộc sống cao. Đồng thời sẽ là hạt nhân của vùng TP.HCM, vùng Đông Nam Bộ và là cực tăng trưởng của cả nước.

Có thể hình dung về một thời kỳ phát triển mới của TP.HCM, trong đó không chỉ đơn thuần là vấn đề hạ tầng đô thị, không chỉ là tầm vóc mở rộng đa chiều không gian của thành phố mà còn ở chất (đi cùng) lượng phát triển, dòng vốn đi cùng mô hình, giá trị và hiệu quả dẫn dắt, huy động, sử dụng ra sao thì sự ra đời của định chế Trung tâm tài chính quốc tế toàn diện tại thành phố là một “bước nhảy vọt” có tính quy luật đồng thời là đòi hỏi của thị trường và xu thế phát triển.

Chắc hẳn một “đô thị toàn cầu hấp dẫn và bền vững; trung tâm kinh tế, tài chính, dịch vụ của châu Á” thì không thể thiếu một trung tâm tài chính quốc tế với sự phát triển vừa đầy đủ theo lộ trình các nhóm chính sách thông dụng tại các trung tâm tài chính lớn trên thế giới vừa phù hợp với điều kiện thực tế Việt Nam.

Như một “tiếng gọi lịch sử”, cũng chẵn 40 năm trước, hệ thống ngân hàng - tài chính quốc gia đã có những khởi đầu từ thành phố này, sau sự ra đời đầu tiên của một ngân hàng thương mại cổ phần thì tiếp đến, các mô hình ngân hàng liên doanh, xuất nhập khẩu rồi cả trung tâm đầu tư tài chính nhà nước - tiền thân của HFIC bây giờ; và tới đây là một trong những “trụ đỡ” của Trung tâm tài chính quốc tế TP.HCM.

Hơn nữa, ranh giới Trung tâm Tài chính quốc tế toàn diện tại TPHCM được xác định là khu vực trung tâm hiện hữu quận 1 và Khu đô thị Thủ Thiêm (TP Thủ Đức). Nó là sự tiếp nối trên “nền nhà” của cả khu vực “phố Wall” ở khu vực lõi trung tâm thành phố và Thủ Thiêm - vùng đất mới, cả sau những hàn gắn, sắp xếp cần thiết để phát triển theo đúng mục tiêu.

Vấn đề còn lại là ở cả cấp độ quốc gia lẫn địa phương - cụ thể là TP.HCM cần sớm hoạch định các nhóm đầu việc để hoàn thiện các điều kiện cần và đủ cho một trung tâm tài chính quốc tế vận hành theo đúng chuẩn. Trong đó từ cơ sở hạ tầng như nâng cấp hệ thống giao thông đường sá, cầu cống, mạng lưới giao thông công cộng đảm bảo cho giao thương, di chuyển thông suốt đến hạ tầng mềm công nghệ. Gia cố ưu thế mang lưới internet tốc độ cao, trung tâm dữ liệu và các công nghệ tài chính (Fintech) để hỗ trợ hoạt động giao dịch và thanh toán.

Cụ thể là các công đoạn đấu giá, đấu thầu đất công tại Thủ Thiêm cần xúc tiến nhanh để kịp triển khai xây dựng hạ tầng theo đúng yêu cầu, tiến độ. Bởi ở đó không chỉ là các tòa nhà văn phòng mà còn là cơ sở hạ tầng dịch vụ tài chính đa dạng cùng với tổ hợp khách sạn, khu dân cư cao cấp đi kèm các dịch vụ phụ trợ, tiện ích xã hội…

Hay tại “khu phố Wall”, trên hạ tầng số, thành phố còn phải tính tới việc xây dựng các khu vực tài chính chuyên biệt, nơi tập trung các tổ chức tài chính, ngân hàng, công ty chứng khoán để tạo môi trường làm việc chuyên nghiệp.

Đặc biệt quan trọng là cần nhanh chóng xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về tài chính, bảo hiểm, chứng khoán để đảm bảo hoạt động của thị trường diễn ra minh bạch và hiệu quả. Quyết liệt rút gọn thủ tục hành chính, giảm thiểu chi phí kinh doanh, tạo ra môi trường minh bạch và công bằng để thu hút đầu tư. Nâng cao năng lực cạnh tranh: Tăng cường đổi mới sáng tạo, khuyến khích doanh nghiệp phát triển các sản phẩm dịch vụ tài chính mới.

Lõi của cơ chế, bộ máy vận hành nói trên là nguồn nhân lực chất lượng cao. Bên cạnh tìm mọi cách thu hút, tập hợp nhân tài khu vực, quốc tế thì chú trọng đào tạo các chuyên gia tài chính, ngân hàng, quản lý rủi ro để đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Đa dạng, bao trùm, có tính chuyên môn hóa cao để đảm bảo phát triển thị trường vốn, thị trường ngoại hối, thị trường bảo hiểm. Tất nhiên, không thể thiếu là giao lưu, học hỏi, hội nhập từng bước các trung tâm tài chính lớn trong khu vực và quốc tế cũng như hiện diện ở hầu hết các hiệp định thương mại tự do để kéo gần khoảng cách liên kết kinh tế với các nước trong khu vực và trên thế giới.

Hơn thế, như phát biểu của Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên vào sáng 4-1” “Trung tâm tài chính quốc tế không chỉ là nơi tập trung các hoạt động tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán hay đầu tư mà còn là nơi hội tụ của tri thức, công nghệ và sự kết nối toàn cầu”.

Quả thực, thông qua việc hình thành các cơ chế ưu đãi, các công cụ tài chính hiện đại như sàn giao dịch phái sinh, giao dịch hàng hóa và thị trường vốn xanh… Trung tâm này sẽ là nơi cải thiện, nâng chất và đảm bảo cho dòng vốn từ các nơi đổ về Việt Nam - TP.HCM qua các dự án lớn, các lĩnh vực trọng điểm trong chiến lược phát triển quốc gia - thành phố, kể cả khu vực Đông Nam Bộ và phía Nam.

Mục tiêu tăng trưởng kinh tế 10% vào năm 2025 đặt ra nhiệm vụ cho TP.HCM phải huy động khoảng 600,000 tỷ đồng, trong đó 100,000 tỷ đồng là vốn đầu tư công và 500,000 tỷ đồng từ các nguồn vốn xã hội. Vì vậy, sự ra đời của Trung tâm tài chính Quốc tế toàn diện tại TP.HCM kịp lúc cho nhiệm vụ nặng nề nói trên. Và để thực thi, rất cần các chính sách đặc thù bao gồm ưu đãi thuế, miễn giảm chi phí thuê đất và hỗ trợ doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ tài chính, bảo hiểm, kiểm toán. Cần giảm thiểu độ trễ của các khung chính sách, các cơ chế đảm bảo cho sự vận hành xây dựng Trung tâm sớm đi vào hoạt động từ năm 2026 trở đi.

Quốc Học

FILI


 

- 09:30 08/01/2025





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Giám đốc đầu tư UOB Asset Management: Đầu tư công là nhân tố quan trọng thúc đẩy kinh tế năm 2025

Theo ông Lê Thành Hưng - Giám đốc đầu tư UOB Asset Management (Việt Nam) - kinh tế Việt Nam vẫn tiếp tục tăng trưởng với mức dự báo 6.5 - 7% trong năm 2025.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Hội nghị Trung ương bàn 5 nội dung, trọng tâm sắp xếp bộ máy, bổ sung nhân sự

Tổng Bí thư Tô Lâm nêu rõ Trung ương sẽ thảo luận cho ý kiến với 5 nội dung, trong đó có 3 nhóm vấn đề quan trọng.

Khai mạc hội nghị Trung ương Đảng khóa 13

Hà NộiHội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 13 khai mạc chiều 23/1, dự kiến diễn ra trong hai ngày để quyết định giải pháp tinh gọn bộ máy của hệ thống chính...

Chủ tịch TPHCM: Nghị quyết 57 là động lực tạo bứt phá cho kinh tế Thành phố

Chủ tịch TPHCM khẳng định, Nghị quyết 57 mở ra nhiều cơ hội cho địa phương để bứt phá trong phát triển kinh tế, dựa trên ứng dụng khoa học công nghệ.

Ngẫm bài học tăng trưởng từ Trung Quốc và Ấn Độ

Trung Quốc và Ấn Độ, hai quốc gia đông dân nhất thế giới, đã vươn lên với những chiến lược phát triển kinh tế khác nhau. Trong khi Trung Quốc tập trung vào cơ sở hạ...

Thủ tướng đề nghị Tổng Thư ký OECD ủng hộ, hỗ trợ để Việt Nam sớm gia nhập OECD

Nhân dịp tham dự Hội nghị thường niên Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) lần thứ 55, sáng 22/1, giờ địa phương, tại Davos, Thụy Sĩ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính...

Đối thoại chiến lược quốc gia với WEF: Thủ tướng chia sẻ giải pháp giải phóng tiềm năng tăng trưởng của Việt Nam

Ngày 21/1, tại Davos, Thụy Sĩ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Đối thoại chiến lược quốc gia Việt Nam trong khuôn khổ...

Thành uỷ Hà Nội đặt mục tiêu thu nhập bình quân của người dân lên 11.500 USD/năm

Thành uỷ Hà Nội đặt mục tiêu tốc độ tăng trưởng GRDP đạt hai con số (từ 10,5 – 11,0 %) và thu nhập bình quân của người dân là 11.500 USD/năm trong nhiệm kỳ tới...

Việt Nam và Czech nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược

Việt Nam trở thành nước Đông Nam Á đầu tiên là Đối tác chiến lược của Czech và Czech trở thành nước Trung Đông Âu đầu tiên trong EU là Đối tác chiến lược với Việt...

Bổ nhiệm Trợ lý Thủ tướng làm Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ

Ông Trịnh Mạnh Linh, Trợ lý của Thủ tướng Phạm Minh Chính, đã được bổ nhiệm làm Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98