Ngành cảng biển 2025 – ẩn số đến từ chính sách thuế quan của Mỹ!

10/01/2025 08:49
10-01-2025 08:49:00+07:00

Ngành cảng biển 2025 – ẩn số đến từ chính sách thuế quan của Mỹ!

Những biến động về chính sách thuế quan của các đối tác thương mại lớn có thể sẽ gây ra những “cơn gió ngược” cho các doanh nghiệp ngành cảng biển trong năm 2025.

Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đóng vai trò then chốt trong việc thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam, ngành cảng biển được đánh giá là có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển. Ảnh: H.P

Nền tăng trưởng tốt trong năm 2024

Trong những năm gần đây, Việt Nam đã khẳng định mình là một nền kinh tế mở, hội nhập sâu rộng vào thị trường toàn cầu. Việc chuyển từ thâm hụt sang thặng dư thương mại hàng hóa kể từ năm 2012 đánh dấu một cột mốc quan trọng, nhấn mạnh hiệu quả của các chính sách cải cách và hội nhập của Việt Nam. Trong tiến trình này, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đóng vai trò then chốt trong việc thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam khi các doanh nghiệp FDI, vốn nổi tiếng với hiệu quả cao và quy mô lớn, thường chiếm hơn 70% tổng giá trị xuất khẩu. Với bối cảnh vĩ mô đó, ngành cảng biển được đánh giá là có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển.

Nhìn chung năm 2024 đặt ra một mức nền tốt cho bức tranh tăng trưởng của ngành này. Theo báo cáo mới nhất của Tổng cục Thống kê, trong tháng 12, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa của nước ta đạt 70,5 tỉ đô la Mỹ, tăng 6,2% so với tháng trước và tăng 15,9% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung cả năm 2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 786,3 tỉ đô la, tăng 15,4%, trong đó xuất khẩu tăng 14,3%; nhập khẩu tăng 16,7%. Cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 24,7 tỉ đô la, thấp hơn mức xuất siêu 28,4 tỉ đô la của năm 2023. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 25,5 tỉ đô la; khu vực có vốn FDI (kể cả dầu thô) xuất siêu 50,3 tỉ đô la. Hoạt động ngoại thương sôi động là một yếu tố hỗ trợ rất lớn cho các doanh nghiệp trong ngành.

Bên cạnh đó, ngành cảng biển còn được hưởng lợi từ việc giá xếp dỡ tăng vào đầu năm 2024. Cụ thể, giá dịch vụ xếp dỡ đã tăng 3-5% sau khi Thông tư 39/2023/TT-BGTVT có hiệu lực vào ngày 15-2-2024, qua đó giúp tăng biên lợi nhuận của các nhà khai thác cảng. Thêm vào đó, vào tháng 7-2024, Thông tư 12 cũng đã được ban hành, cung cấp sự linh hoạt hơn trong việc thiết lập giá dịch vụ xếp dỡ. Thay vì chỉ tăng giá sàn, các nhà khai thác cảng hiện có thể linh động trong khung giá lên đến 150% so với mức giá năm 2018.

Dựa trên những yếu tố thuận lợi đó, giá cổ phiếu của các doanh nghiệp khai thác cảng đang niêm yết trên sàn chứng khoán đều có mức tăng vượt trội so với chỉ số VN-Index, điển hình như GMD, HAH, PHP, SGP

Ẩn số nào trong năm 2025?

Theo Công ty Chứng khoán VNDirect, vấn đề thuế quan của Mỹ trong năm 2025 có thể ảnh hưởng đến khối lượng container trên toàn cầu. Cụ thể, đề xuất thuế quan của Tổng thống đắc cử Donald Trump ở mức 60% đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc và 10-20% đối với tất cả hàng nhập khẩu có thể sẽ tác động đáng kể đến kinh tế thế giới, trong đó có Việt Nam. Mỹ hiện là đối tác thương mại lớn nhất khi chiếm khoảng 29% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Thâm hụt thương mại giữa Mỹ và Việt Nam, cùng với việc đầu tư FDI từ Trung Quốc vào Việt Nam ngày càng tăng, đang mang đến nguy cơ Mỹ sẽ tiến hành điều tra thương mại và áp thuế chống bán phá giá đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam. Mặc dù vậy, Việt Nam sẽ vẫn có lợi thế về thuế so với Trung Quốc, giúp duy trì thị phần xuất khẩu vào Mỹ.

Dù ẩn số ngắn hạn có thể đến từ chính sách thuế của Tổng thống đắc cử Donald Trump nhưng về dài hạn hơn, triển vọng tại hai cụm cảng chính của Việt Nam là Hải Phòng và Cái Mép - Thị Vải vẫn tương đối tích cực.

Tác động của việc tăng thuế đối với xuất khẩu của Việt Nam sẽ phụ thuộc vào mức thuế, thời gian thực hiện và khả năng cạnh tranh của các sản phẩm thay thế từ Mỹ và các nhà xuất khẩu khác. Các nhóm hàng xuất khẩu chính bị ảnh hưởng sẽ bao gồm sản phẩm điện tử, dệt may và giày dép, máy móc và thiết bị, gỗ và sản phẩm gỗ, sắt thép và thủy sản, chiếm gần 80% nhập khẩu của Mỹ từ Việt Nam trong năm 2023. Trong khi xuất khẩu hàng tiêu dùng có thể bị ảnh hưởng bởi lạm phát, xuất khẩu phục vụ các doanh nghiệp Mỹ có thể được hưởng lợi từ mức thuế doanh nghiệp tại Mỹ thấp hơn và ít quy định hơn.

Dù ẩn số ngắn hạn có thể đến từ chính sách thuế của Tổng thống đắc cử Donald Trump nhưng về dài hạn hơn, triển vọng tại hai cụm cảng chính của Việt Nam vẫn tương đối tích cực.

Cụm cảng Hải Phòng sẽ tiếp tục được hỗ trợ bởi các dự án lớn sẵn có. Năm 2024, dòng vốn FDI vào Hải Phòng phải đối mặt với sự cạnh tranh từ các khu vực khác, đặc biệt là Quảng Ninh. Trong chín tháng đầu năm, Hải Phòng chỉ thu hút được 1,7 tỉ đô la vốn FDI. Trong suốt tháng 10, bão Yagi đã khiến nguồn vốn đổ vào Hải Phòng gần như không thay đổi, không có dự án FDI mới đáng kể nào. Tuy nhiên, vào giữa tháng 11, Hải Phòng đã có một bước đột phá. Tại hội nghị trao giấy chứng nhận đầu tư, Hải Phòng đã trao 12 giấy chứng nhận cho các nhà đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư 1,8 tỉ đô la. Lớn nhất là dự án mở rộng LG Display Việt Nam Hải Phòng khi được bổ sung thêm 1 tỉ đô la, nâng tổng vốn đầu tư của dự án này từ trước tới nay lên 5,65 tỉ đô la. Nhờ vậy, Hải Phòng dự kiến sẽ thu hút khoảng 4 tỉ đô la FDI trong năm 2024, gấp 1,8 lần so với kế hoạch. Kết quả này giúp đảm bảo vị trí của Hải Phòng trong tốp 3 địa phương thu hút FDI của cả nước.

Với cụm cảng Cái Mép - Thị Vải, đây được coi là một viên ngọc quý với triển vọng dài hạn rực rỡ. Dựa trên quy hoạch phát triển cảng biển đến năm 2030, khu vực Cái Mép - Thị Vải sẽ tiếp tục được đánh giá như một cảng cửa ngõ, tạo ra triển vọng tươi sáng cho các nhà khai thác tìm kiếm cơ hội mở rộng công suất và tận dụng cơ hội tăng trưởng. Hơn nữa, với xếp hạng cao trên toàn cầu, cụm cảng Cái Mép - Thị Vải có khả năng thu hút thêm các tuyến container quốc tế. Việc thu hút FDI của Bà Rịa - Vũng Tàu cũng sẽ tiếp tục được thúc đẩy nhờ hai yếu tố chính: 1) giá thuê cạnh tranh so với các tỉnh phía Nam lớn khác, và 2) hạ tầng giao thông ngày càng đồng bộ. Những điều kiện thuận lợi này dự kiến sẽ thúc đẩy khối lượng hàng hóa xuất, nhập khẩu tại khu vực cảng Cái Mép - Thị Vải, giúp khu vực trở thành điểm đến hấp dẫn cho tăng trưởng trong tương lai.

Như vậy, tựu trung lại, có thể thấy ngành cảng biển của Việt Nam có nhiều dư địa để phát triển trong trung và dài hạn. Tuy vậy, những biến động về chính sách thuế quan của các đối tác thương mại lớn có thể sẽ gây ra những “cơn gió ngược” nhất định trong ngắn hạn cho các doanh nghiệp thuộc ngành này. Do đó, việc lựa chọn nhóm cổ phiếu cảng biển đòi hỏi sự kỹ càng và theo dõi sát sao mới có thể giúp các nhà đầu tư ra vào “đúng nhịp”, qua đó thu được hiệu suất đầu tư tối ưu.

Bình An

TBKTSG

- 07:00 10/01/2025







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (4)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Công an Đồng Nai khởi tố vụ án xảy ra tại Công ty Hòa Thịnh Phát, mỏ đá Tân Cang 7

Qua xác minh, xác định nguyên liệu đất sét dùng để sản xuất gạch được mua từ Công ty CP vận tải Hòa Thịnh Phát khai thác tại mỏ đá Tân Cang 7 có vi phạm.

Thúc đẩy đổi mới, sáng tạo, huy động nguồn lực trong thực hiện kinh tế tuần hoàn

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 222/QĐ-TTg ngày 23/1/2025 ban hành Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn đến năm 2035 (Kế hoạch).

Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai ký quyết định xử phạt Công ty Biti’s

Công ty Biti’s Biên Hòa đã đi vào hoạt động nhưng không thực hiện báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường theo quy định.

Ông Bùi Văn Nghiêm giữ chức Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương

Ông Bùi Văn Nghiêm là cán bộ trưởng thành từ cơ sở, kinh qua nhiều vị trí công tác tại địa phương, là đại biểu Quốc hội khóa XV, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh...

Khởi tố đối tượng kêu gọi, kích động người dân phản đối nghị định 168

Cơ quan An ninh điều tra Công an TP Hà Nội vừa khởi tố, bắt tạm giam đối tượng Đậu Thị Tâm về hành vi lợi dụng quyền tự do dân chủ, đăng tải thông tin sai sự thật.

Ông Dương Văn An thôi Ủy viên Trung ương Đảng khóa XIII

Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã xem xét, cho thôi giữ chức Ủy viên Trung ương Đảng khoá XIII với ông Dương Văn An, nguyên Bí thư tỉnh Vĩnh Phúc, nguyên Bí thư tỉnh...

Cung vượt xa cầu, ngành ximăng vẫn chìm trong gam màu xám

Trong khi nguồn cung ximăng dự báo cho năm 2025 khoảng 124,75 triệu tấn thì nhu cầu sử dụng mặt hàng này tại thị trường nội địa chỉ khoảng 62,5-63,5 triệu tấn.

TP Thủ Đức được quy hoạch trở thành trung tâm tài chính quốc gia, chia thành 9 phân vùng phát triển

Ngày 21/01/2025, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định 202/QĐ-TTg phê duyệt đồ án quy hoạch chung TP Thủ Đức thuộc TPHCM đến năm 2040.

Giải ngân vốn đầu tư nguồn NSNN năm 2024 đạt gần 73% kế hoạch

Bộ Tài chính vừa có văn bản số 768/BTC-ĐT báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình giải ngân vốn đầu tư nguồn ngân sách Nhà nước (NSNN) 12 tháng, ước 13 tháng kế...

TP.HCM hướng tới trở thành trung tâm tài chính quốc tế trong 5-10 năm

Tối ngày 21/01 (giờ địa phương), tại Davos, Thụy Sĩ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tham dự và phát biểu tại tọa đàm với chủ đề “Ứng dụng AI trong sản xuất thông minh...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98