Bài học đắt giá từ Nhật Bản: Hai mặt của đồng tiền yếu

19/02/2025 14:46
19-02-2025 14:46:43+07:00

Bài học đắt giá từ Nhật Bản: Hai mặt của đồng tiền yếu

Mặc dù có sự phục hồi trong nửa cuối năm, nền kinh tế Nhật Bản hầu như không tăng trưởng trong năm 2024 khi đồng Yên mất giá thúc đẩy lạm phát và gây áp lực lên các hộ gia đình.

Trong nhiều thập kỷ tại xứ sở mặt trời mọc, người ta vẫn tin như một chân lý: Đồng tiền yếu giúp các công ty cạnh tranh tốt hơn và thúc đẩy nền kinh tế.

Một phần của kỳ vọng này đã trở thành hiện thực trong năm qua: Khi đồng Yên chạm đáy 37 năm so với USD, các tập đoàn lớn như Toyota Motor ghi nhận lợi nhuận kỷ lục, đẩy cổ phiếu lên đỉnh cao mới.

Tuy nhiên, với đa số người dân Nhật Bản, đồng Yên yếu chỉ khiến chi phí sinh hoạt cơ bản như thực phẩm và điện tăng cao. Số liệu công bố ngày 17/02 cho thấy mặc dù nền kinh tế Nhật Bản tăng tốc trong nửa cuối năm 2024, tốc độ tăng trưởng điều chỉnh theo lạm phát cho cả năm chỉ đạt 0.1%. Con số này giảm từ mức 1.5% của năm trước.

Việc cố gắng kích thích xuất khẩu bằng cách làm yếu đồng tiền từ lâu đã là một công cụ chính sách của các quốc gia tìm kiếm tăng trưởng kinh tế: Tổng thống Trump đã nói rằng ông muốn đồng USD yếu hơn để hỗ trợ ngành sản xuất của Mỹ. Nhật Bản là một ví dụ điển hình về những gì có thể xảy ra khi đồng tiền mất giá - dù có thể thúc đẩy xuất khẩu nhưng lại làm giảm sức mua của người tiêu dùng do đẩy cao lạm phát.

"Trong kinh tế học, họ dạy chúng ta rằng mọi thứ đều có lợi ích và chi phí, và vấn đề là xem cái nào lớn hơn", Richard Katz, Chuyên gia kinh tế về Nhật Bản cho biết. Về việc đồng Yên giao dịch ở mức khoảng 153 Yên/USD, "đây rõ ràng không phải cách điều hành hiệu quả", ông Katz nói. "Sẽ tốt nếu rút ra bài học từ điều này".

Các số liệu công bố ngày 17/02 cho thấy chi tiêu hộ gia đình giảm nhẹ trong năm 2024, sau khi tăng trưởng trong ba năm trước đó. Khác với Mỹ - nơi tiêu dùng mạnh mẽ giúp nền kinh tế phục hồi nhanh sau đại dịch, chi tiêu èo uột kéo dài đã khiến GDP thực của Nhật Bản chỉ cao hơn một chút so với mức trước COVID-19.

Gần đây, ông Trump tuyên bố sẽ tăng thuế đối với hàng hóa từ các đối tác thương mại của Mỹ, trong đó có Nhật Bản. Động thái này sẽ khiến đồng USD mạnh lên so với đồng Yên, đẩy giá hàng nhập khẩu tại Nhật Bản lên cao hơn nữa. Áp lực từ sự bất mãn của người dân buộc các nhà hoạch định chính sách phải tìm cách ngăn đồng Yên tiếp tục mất giá, nhất là khi gần tới cuộc bầu cử Thượng viện vào tháng 7/2025.

Đối với đa số hộ gia đình Nhật Bản, đồng Yên yếu chủ yếu khiến chi phí sinh hoạt cơ bản như thực phẩm và điện tăng cao.

Trong quá khứ, Nhật Bản hoan nghênh đồng Yên yếu chủ yếu vì nền kinh tế của họ phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu. Tuy nhiên, trong hai thập kỷ qua, các công ty Nhật Bản đã chuyển phần lớn hoạt động sản xuất và bán hàng sang các công ty con ở nước ngoài.

Trong cùng khoảng thời gian đó, Nhật Bản ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào nhập khẩu, đặc biệt là nhiên liệu như than và khí đốt dùng để sản xuất điện. Kể từ khi Nhật Bản đóng cửa hầu hết các nhà máy điện hạt nhân sau thảm họa Fukushima năm 2011, hàng nhập khẩu đã chiếm khoảng 90% tổng nguồn cung năng lượng. Nước này cũng chi tiêu nhiều hơn cho nông sản nhập khẩu so với sản xuất trong nước.

Đồng tiền yếu có thể giúp kích thích nền kinh tế nếu các công ty sử dụng tiền kiếm được từ xuất khẩu để tăng tuyển dụng và lương, đồng thời đầu tư vào năng lực sản xuất trong nước, ông Katz nói. "Ở Nhật Bản, chúng ta không thấy có hiệu ứng lan tỏa nào như vậy", ông nói. "Ngược lại, người tiêu dùng chỉ đang bị bóp nghẹt bởi chi phí nhập khẩu cao hơn".

Lạm phát khiến những người như Masumi Inoue, một người mẹ đơn thân làm việc tại một công ty chứng khoán ở Tokyo, phải trả nhiều tiền hơn cho các nhu yếu phẩm. Chị cảm thấy gánh nặng từ mọi chi phí, từ bánh mì và rau củ đến gạo dùng cho bữa trưa ở trường của con gái 5 tuổi.

Chị Inoue đã bắt đầu cố gắng cắt giảm chi tiêu. Gần đây chị đã ngừng đi ăn trưa bên ngoài và bắt đầu gửi con gái đến Lion Heart, một tổ chức phi lợi nhuận ở ngoại ô phía đông Tokyo, nơi cung cấp bữa tối và dạy kèm miễn phí sau giờ học. "Được ăn vài bữa một tuần cũng giúp ích", chị Inoue nói. Chi phí tăng cao "đã rất nặng nề đối với tài chính gia đình chúng tôi".

Nhiều người khác ở Nhật Bản dường như cũng chia sẻ cảm nhận của chị Inoue. Trong một cuộc khảo sát tháng 12, 60% hộ gia đình cho biết tình hình kinh tế của họ tệ hơn so với một năm trước, trong khi chỉ 4% nói rằng điều kiện đã cải thiện. Mức độ tin tưởng của người tiêu dùng thấp hơn nhiều so với thời điểm trước đại dịch.

Chỉ số niềm tin tiêu dùng của Nhật Bản

Sự bất mãn ngày càng tăng của công chúng về lạm phát đang tạo áp lực lên các quan chức Nhật Bản để tìm cách đảo ngược xu hướng giảm giá của đồng Yên. Năm ngoái, Nhật Bản đã chi hàng chục tỷ USD can thiệp vào thị trường ngoại hối để hỗ trợ đồng Yên. Tuy nhiên, đồng tiền vẫn yếu và chi tiêu vẫn èo uột, thúc đẩy cuộc tranh luận mới về những hành động mà ngân hàng trung ương nước này nên thực hiện.

Sự sụt giảm của đồng Yên trong ba năm qua phần lớn là do chính sách duy trì lãi suất thấp ở mức 0% của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ). Mục tiêu của họ là khuyến khích lạm phát sau nhiều thập kỷ giá cả trì trệ, nhưng lãi suất thấp của Nhật Bản cũng khiến các nhà đầu tư tìm kiếm lợi nhuận cao hơn ở nơi khác, từ đó làm suy yếu đồng Yên.

Đồng tiền yếu có thể giúp kích thích nền kinh tế nếu các công ty sử dụng lợi nhuận từ xuất khẩu để tăng việc làm, nâng lương và đầu tư vào trong nước.

Trong năm qua, BOJ đã tăng lãi suất một cách thận trọng, và từ đó giúp đồng Yên mạnh lên. Người tiêu dùng có thể hấp thụ được cú sốc từ lạm phát do đồng Yên yếu vì các công ty - kiếm được nhiều hơn từ tỷ giá hối đoái - đang đề xuất mức lương cao hơn, đó là lập luận của ngân hàng trung ương.

Tuy nhiên, với mức tăng lương không theo kịp lạm phát trong phần lớn ba năm qua, một số nhà kinh tế cho rằng BOJ nên chuyển hướng khỏi việc tập trung chính vào việc khắc phục giảm phát. Thay vào đó, họ nói, ngân hàng nên tập trung trực tiếp vào việc khuyến khích tiêu dùng trong nước - tăng lãi suất mạnh mẽ hơn, tăng cường đồng Yên và giảm giá hàng nhập khẩu.

Vào tháng 7, BOJ gây bất ngờ cho thị trường với việc tăng lãi suất khiến đồng Yên tăng giá nhanh chóng. Động thái này gây ra đợt bán tháo mạnh cổ phiếu của các công ty đang hưởng lợi từ đồng Yên yếu. Sau khi đối mặt với chỉ trích gay gắt, NHTW xứ sở mặt trời mọc đã thận trọng hơn. Tháng trước, ngân hàng này đã công bố rộng rãi kế hoạch trước khi tăng lãi suất một lần nữa.

Sayuri Shirai, Giáo sư kinh tế tại Đại học Keio, cho rằng phản ứng tiêu cực với động thái tăng lãi suất tháng 7 của BOJ đã gửi đi thông điệp sai lầm tại thời điểm then chốt. "BOJ thực sự đã rất thành công trong việc tăng giá đồng Yên", bà nói. "Cuối cùng, điều gì mới thực sự là ưu tiên, giá cổ phiếu hay ngăn chặn sự mất giá của đồng Yên? Tôi nghĩ ở thời điểm này, câu trả lời đã rõ ràng".

Vũ Hạo (Theo NYTimes)

FILI

- 13:44 19/02/2025





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Động đất 7.7 độ từ Myanmar làm rung chuyển Bangkok, một tòa nhà đổ sập

Sáng nay, người dân Bangkok trải qua những giây phút kinh hoàng khi một trận động đất cường độ 7.7 từ Myanmar lan truyền sang, tạo ra những cơn rung chấn dữ dội...

Ngành ôtô toàn cầu hỗn loạn do chính sách thuế quan mới của Mỹ

Chính sách thuế quan mới của Tổng thống Mỹ Donald Trump khiến ngành công nghiệp ôtô toàn cầu gặp khó khăn, giảm sản lượng và tăng giá xe.

Trung Quốc tiến hành các thủ tục tiếp theo trong vụ kiện Mỹ lên WTO

Người phát ngôn Bộ Thương mại Trung Quốc nêu rõ Bắc Kinh sẽ tiến hành các bước tiếp theo trong vụ kiện Mỹ theo đúng quy định của WTO.

Trump dọa áp thuế "cao hơn nhiều" nếu EU và Canada hợp tác chống lại Mỹ

Tổng thống Donald Trump đe dọa sẽ áp đặt thuế quan "cao hơn nhiều" với Liên minh châu Âu (EU) và Canada nếu họ hợp tác chống lại các biện pháp thuế quan thương mại...

Bill Gates: 10 năm tới, AI sẽ thay thế bác sĩ và giáo viên, con người không còn cần thiết trong hầu hết lĩnh vực

Trong thập kỷ tới, những tiến bộ trong trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ khiến con người không còn cần thiết "trong hầu hết lĩnh vực" trên thế giới.

Trump áp thuế xe ô tô, ai cũng thiệt, riêng Tesla của Elon Musk hưởng lợi lớn

Trong khi vô số hãng xe chịu thiệt hại sau khi Trump áp thuế 25% với ô tô nhập khẩu, Tesla của Elon Musk nổi lên như công ty hưởng lợi hiếm hoi.

Lối đi nào cho châu Á trước làn sóng hàng giá rẻ từ Trung Quốc?

Triển vọng kinh tế của châu Á đang trở nên ảm đạm trong bối cảnh bất ổn thương mại gia tăng. Theo dự báo mới đây của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD)...

Trump ra điều kiện để giảm thuế cho Trung Quốc

Ngày 26/3, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết có thể giảm thuế đối với Trung Quốc nếu Bắc Kinh đồng ý bán nền tảng TikTok.

Trump áp thuế 25% với ô tô nhập khẩu từ tuần tới

Tổng thống Donald Trump công bố kế hoạch áp thuế 25% đối với ô tô nhập khẩu, mở đường cho một làn sóng áp thuế rộng hơn vào tuần tới.

Xuất khẩu than của Nga sang Trung Quốc trong quý đầu năm giảm gần 50%

Trong thời gian này, lượng than do Nga vận chuyển qua đường biển đến Trung Quốc trung bình đạt 251.000 tấn mỗi tuần, giảm mạnh so với 534.000 tấn của cùng kỳ...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98