Châu Á tìm cách tăng mua hàng để giảm thặng dư thương mại với Mỹ

14/02/2025 08:50
14-02-2025 08:50:46+07:00

Châu Á tìm cách tăng mua hàng để giảm thặng dư thương mại với Mỹ

Khi Tổng thống Donald Trump chuẩn bị áp thuế đối ứng với tất cả các đối tác thương mại trên toàn cầu, nhiều nền kinh tế châu Á đang có thặng dư lớn với Mỹ tìm cách thương lượng để tránh bị áp thuế cao. Giải pháp phổ biến là lên kế hoạch tăng mua hàng hóa của Mỹ.

Trong năm 2024, Mỹ ghi nhận mức thâm hụt thương mại với nhiều nền kinh tế châu Á, dẫn đầu là Trung Quốc (295,4 tỉ đô la Mỹ), tiếp theo là Việt Nam (123,5 tỉ đô la). Ảnh: CNBC

Hôm 12-2, Nhà Trắng cho biết, Tổng thống Donald Trump có thể công bố kế hoạch áp thuế quan đối ứng trước khi gặp Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi ở Washington vào hôm nay (13-2).

“Tôi tin rằng điều đó sẽ diễn ra trước chuyến thăm của Thủ tướng Narendra Modi vào ngày mai”, Thư ký báo chí Nhà Trắng Karoline Leavitt nói với các phóng viên.

Tuần trước, ông Trump cho biết trong tuần này, ông sẽ công bố chính sách thuế quan đối tứng để áp các mức thuế tương đương đối với tất cả các nước đang áp thuế nhập khẩu hàng hóa của Mỹ. Ông nhấn mạnh, thuế đối ứng “gần như sẽ có hiệu lực ngay lập tức”.

Tuy nhiên, Chủ tịch Hạ viện Mỹ Mike Johnson tin rằng, Tổng thống Trump sẽ cân nhắc miễn trừ thuế quan đối ứng đối với ngành dược phẩm và ô tô.

Trong khi, các chi tiết về thuế đối ứng vẫn chưa rõ rằng, “có khả năng thuế nhập khẩu của Mỹ sẽ tăng lên đối với hầu hết các nền kinh tế mới nổi ở châu Á”, theo nhận định của nhóm nhà phân tích ở ngân hàng Barclays.

Riêng Hồng Kông và Singapore có thể được Mỹ miễn trừ thuế đối ứng do Mỹ có thặng dư thương mại với hai nền kinh tế này.

Theo dữ liệu của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), hầu hết các nền kinh tế ở châu Á áp dụng mức thuế nhập khẩu trung bình cao hơn so với Mỹ. Tính đến năm 2023, Ấn Độ dẫn đầu với mức thuế nhập khẩu trung bình là 17% đối với các nước có quy chế tối huệ quốc (MFN), cao hơn nhiều so với mức thuế nhập khẩu trung bình 3,3% của Mỹ đối với các nước thuộc diện MFN.

Thái Lan dự kiến tăng mua hàng hóa của Mỹ

Năm ngoái, Trung Quốc là nền kinh tế Thái Lan có kế hoạch tăng nhập khẩu khí ethane (được sử dụng phổ biến trong sản xuất nhựa) và các sản phẩm nông nghiệp từ Mỹ nhằm giảm nguy cơ bị ông Trump áp thuế quan cao.

Thái Lan có thặng dư thương mại khoảng 35,4 tỉ đô la với Mỹ trong Mỹ năm 2024. Tổng thống Donald Trump đã chỉ trích một số nền kinh tế có thặng dư thương mại với Mỹ, tuyên bố sẳn sàng áp thuế quan lên cả đối thủ và đồng minh. Nền kinh tế phụ thuộc vào xuất khẩu của Thái Lan có thể bị ảnh hưởng nặng nề nếu thuế quan của Mỹ tăng lên.

Trong cuộc trao đổi gần đây với hãng tin Bloomberg, Pongsarun Assawachaisphon, Phó Tổng thư ký của Thủ tướng Thái Lan, Paetongtarn Shinawatr cho biết, chính phủ đã yêu cầu các công ty hóa dầu Thái Lan mua thêm đáng kể ethane của Mỹ, ít nhất 1 triệu tấn, có giá thị trường khoảng 200 triệu đô la Mỹ.

Ông nói thêm, các nhà máy thức ăn chăn nuôi của Thái Lan cũng sẽ nhập khẩu thêm bột đậu nành và các sản phẩm nông nghiệp khác của Mỹ để sử dụng trong hỗn hợp thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm.

Công nhân làm việc trong một nhà máy xuất khẩu hàng may mặc ở tỉnh Hưng Yên. Ảnh: Reuters

Ấn Độ sẳn sàng nhượng bộ

Ấn Độ có thể là nền kinh tế dễ bị tổn thương nhất trước mối đe dọa thuế đối ứng của Mỹ do nước này áp thuế đối với hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ cao hơn đáng so với thuế của Mỹ với các lô hàng từ Ấn Độ.

Theo Michael Wan của MUFG Bank, thuế quan của Mỹ đối với Ấn Độ có thể tăng từ mức 3% hiện tại lên hơn 15%.

Trong dự thảo ngân sách liên bang công bố đầu tháng tháng này, New Delhi đề xuất giảm thuế đối với một loạt sản phẩm bao gồm xe máy, hàng điện tử, khoáng sản quan trọng và pin lithium-ion.

Hãng tin Reuters dẫn các nguồn thạo tin cho biết, trong cuộc gặp với Tổng thống Trump hôm nay (13-2), Thủ tướng Narendra Modi dự kiến sẽ thảo luận về việc cắt giảm thuế quan hơn nữa đối với hàng chục lĩnh vực và mua thêm thiết bị năng lượng và quốc phòng từ Mỹ.

Theo các quan chức chính phủ Ấn Độ, ông Modi đã sẵn sàng đưa ra cam kết tăng mua LNG, xe chiến đấu bộ binh và động cơ phản lực của Mỹ.

Theo tuyên bố của Nhà Trắng, trong cuộc điện đàm với ông Modi vào tháng trước, Tổng thống Trump nhấn mạnh tầm quan trọng của việc Ấn Độ mua thêm thiết bị an ninh do Mỹ  sản xuất để đạt được “mối quan hệ thương mại song phương công bằng”.

Thặng dư thương của Ấn Độ với Mỹ đạt 45,7 tỉ đô la vào năm ngoái. Đáng chú ý, hàng nông sản nhập khẩu vào Ấn Độ phải chịu mức thuế rất cao là 39%.

Ấn Độ cũng có thể đề nghị chuyển hoạt động nhập khẩu dầu từ Nga sang Mỹ, theo nhận định của Arpit Chaturvedi, cố vấn phụ trách khu vực Nam Á của công ty tư vấn Teneo. Đề xuất này rất phù hợp với kế hoạch thúc đẩy xuất khẩu dầu khí của  ôngTrump.

Tổng thống Donald Trump tặng Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba một cuốn sách trong cuộc họp báo chung tại Nhà Trắng vào hôm 7-2 tại Washington. Ảnh: Getty Images

Nhật Bản có thể được Mỹ “ưu ái”

Các nhà phân tích nhận xét, Nhật Bản dường như đã đạt được mối quan hệ tích cực với ông Trump. Nền kinh tế lớn thứ hai châu Á có thể tránh được mức thuế quan cao hơn của Mỹ vào lúc này sau khi Thủ tướng Shigeru Ishiba kết thúc chuyến thăm chớp nhoáng tới Washington vào cuối tuần trước. Shigeru là nhà lãnh đạo châu Á đầu tiên đến thăm ông Trump kể từ khi ông trở lại Nhà Trắng vào tháng trước.

Theo dữ liệu của WTO, Tokyo duy trì mức thuế quan tương đối thấp, khoảng 3,7% đối với các quốc gia có quy chế MFN.

Kyohei Morita, nhà kinh tế trưởng tại Nhật Bản tại Nomura cho rằng, điều đó báo hiệu có rất ít khả năng Mỹ tăng đáng kể thuế quan đối với hàng hóa của Nhật Bản.

Trong cuộc gặp ông Trump tuần trước, Thủ tướng Shigeru đồng ý nhập khẩu thêm LNG từ Mỹ. Nhật Bản cũng là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất vào Mỹ trong 5 năm liên tiếp. Trong tuyên bố chung sau cuộc gặp, ông Shigeru cam kết mở rộng khoản đầu tư đó lên 1 nghìn tỉ đô la, từ mức 783,3 tỉ đô la vào năm 2023.

“Dù Nhật Bản có thể không tránh được mọi tác động của chính sách thuế quan trong tương lai của Mỹ nhưng Tokyo có thể tránh được cách đối xử có mục tiêu của ông Trump đối với các nước như Canada, Mexico và Trung Quốc”, James Brady, Phó chủ tịch Teneo nói.

Lê Linh ( Theo CNBC, Bloomberg)

TBKTSG

- 21:15 13/02/2025







TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Lối đi nào cho châu Á trước làn sóng hàng giá rẻ từ Trung Quốc?

Triển vọng kinh tế của châu Á đang trở nên ảm đạm trong bối cảnh bất ổn thương mại gia tăng. Theo dự báo mới đây của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD)...

Trump ra điều kiện để giảm thuế cho Trung Quốc

Ngày 26/3, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết có thể giảm thuế đối với Trung Quốc nếu Bắc Kinh đồng ý bán nền tảng TikTok.

Trump áp thuế 25% với ô tô nhập khẩu từ tuần tới

Tổng thống Donald Trump công bố kế hoạch áp thuế 25% đối với ô tô nhập khẩu, mở đường cho một làn sóng áp thuế rộng hơn vào tuần tới.

Xuất khẩu than của Nga sang Trung Quốc trong quý đầu năm giảm gần 50%

Trong thời gian này, lượng than do Nga vận chuyển qua đường biển đến Trung Quốc trung bình đạt 251.000 tấn mỗi tuần, giảm mạnh so với 534.000 tấn của cùng kỳ...

Brazil hoãn áp thuế đối với các công ty công nghệ toàn cầu

Chính phủ Brazil đã gác lại việc đánh thuế các công ty công nghệ lớn, một phần do lo ngại động thái này có thể bị coi là phản ứng trước lời đe dọa áp thuế của Tổng...

ECB vẫn có khả năng tiếp tục hạ lãi suất bất chấp lo ngại thuế quan từ Mỹ

Thành viên Hội đồng Thống đốc của Ngân hàng Trung ương châu Âu lưu ý rằng tốc độ và mức độ cắt giảm lãi suất vẫn chưa được xác định và ECB sẽ dựa vào dữ liệu để đưa...

Liên minh châu Âu đàm phán với Mỹ nhằm hạ nhiệt căng thẳng thương mại

Quan chức EU-Mỹ tiến hành đàm phán trong bối cảnh EU đang cân nhắc áp thuế trả đũa với hàng hóa Mỹ trị giá 21,5 tỷ euro nhằm đáp trả các biện pháp thuế mà...

Mỹ bổ sung hơn 50 thực thể Trung Quốc vào danh sách hạn chế thương mại

Bộ Thương mại Hoa Kỳ bổ sung khoảng 80 công ty và viện nghiên cứu vào danh sách kiểm soát xuất khẩu nghiêm ngặt. Trong đó, hơn 50 thực thể có trụ sở tại Trung Quốc...

AI Trung Quốc tràn ngập thế giới sau thành công của DeepSeek

DeepSeek không chỉ cho ngành công nghiệp AI thấy rằng bạn không cần phải chi hàng tỷ USD để xây dựng trí tuệ nhân tạo. Sự kiện này khơi dậy tiềm năng của một thị...

Thông điệp mới của Trump về thuế quan đối ứng

Tổng thống Donald Trump dự định hạn chế các ngoại lệ trong kế hoạch thuế quan khi ngày công bố thuế quan đối ứng đang cận kề.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98