Chính phủ tinh gọn còn 17 bộ ngành và 25 thành viên

18/02/2025 17:38
18-02-2025 17:38:00+07:00

Chính phủ tinh gọn còn 17 bộ ngành và 25 thành viên

Tổ chức bộ máy Chính phủ sau khi được sắp xếp, kiện toàn có 17 bộ ngành, giảm 5 bộ ngành; có 25 thành viên Chính phủ, giảm 3 người so với trước. Trong số các thành viên Chính phủ có 4 ủy viên Bộ Chính trị, 12 tiến sĩ, 3 nữ.

Ngày 18/2, Quốc hội thông qua Nghị quyết về cơ cấu tổ chức của Chính phủ; cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa 15 (2021 – 2026) và kiện toàn 6 chức danh thành viên Chính phủ (2 Phó Thủ tướng và 4 Bộ trưởng).

Theo đó, cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ 2021 – 2026 có 17 bộ ngành gồm 14 bộ và 3 cơ quan ngang bộ, giảm 5 bộ ngành so với trước đây.

Thành lập 6 bộ mới

Trong 17 bộ ngành, Chính phủ thành lập 6 bộ mới và giữ nguyên 11 bộ ngành như hiện hành.

Bộ Tài chính được thành lập trên cơ sở hợp nhất Bộ KH&ĐT và Bộ Tài chính, ông Nguyễn Văn Thắng làm Bộ trưởng. Bộ Tài chính mới cơ bản kế thừa chức năng, nhiệm vụ của 2 bộ; tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của BHXH Việt Nam, quyền nghĩa vụ, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu đối với 18 tập đoàn, tổng công ty nhà nước sau khi giải thể Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp quản lý.

Bộ Xây dựng được thành lập trên cơ sở hợp nhất Bộ Xây dựng và Bộ GTVT do ông Trần Hồng Minh làm Bộ trưởng. Bộ mới cơ bản kế thừa chức năng, nhiệm vụ của 2 bộ; chuyển chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ từ Bộ GTVT về Bộ Công an.

Chủ tịch nước Lương cường, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định thực hiện thủ tục kiện toàn bộ máy và nhân sự thành viên Chính phủ. Ảnh: Quốc hội

Bộ Nông nghiệp và Môi trường được thành lập trên cơ sở hợp nhất Bộ NN&PTNT và Bộ TN&MT do ông Đỗ Đức Duy làm Bộ trưởng; cơ bản kế thừa chức năng, nhiệm vụ của 2 bộ trước đó và tiếp nhận nhiệm vụ quản lý nhà nước về giảm nghèo từ Bộ LĐ-TB&XH.

Bộ KH&CN được thành lập trên cơ sở hợp nhất Bộ KH&CN và Bộ TT&TT do ông Nguyễn Mạnh Hùng làm Bộ trưởng. Bộ KH&CN mới cơ bản kế thừa chức năng, nhiệm vụ của 2 bộ trước đó. Riêng chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy quản lý về báo chí, xuất bản của Bộ TT&TT chuyển sang Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Bộ Nội vụ được thành lập trên cơ sở hợp nhất Bộ Nội vụ và Bộ LĐ-TB&XH do bà Phạm Thị Thanh Trà làm Bộ trưởng. Bộ mới thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Bộ Nội vụ hiện nay và chức năng quản lý nhà nước về lao động, tiền lương, việc làm, người có công, an toàn, vệ sinh lao động, bảo hiểm xã hội, bình đẳng giới từ Bộ LĐ-TB&XH.

Còn một số chức năng quản lý nhà nước của Bộ LĐ-TB&XH chuyển sang một số bộ ngành khác như: Giáo dục nghề nghiệp chuyển sang Bộ GD&ĐT; bảo trợ xã hội, trẻ em, phòng, chống tệ nạn xã hội chuyển sang Bộ Y tế; giảm nghèo chuyển sang Bộ Nông nghiệp và Môi trường; cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện ma túy chuyển sang Bộ Công an.

Bộ Dân tộc và Tôn giáo được thành lập mới trên cơ sở Ủy ban Dân tộc hiện nay tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về tôn giáo từ Bộ Nội vụ và bổ sung, hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về dân tộc. Bộ trưởng của Bộ Dân tộc và Tôn giáo là ông Đào Ngọc Dung.

11 bộ ngành được duy trì như hiện hành gồm: Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Tư pháp, Công Thương, Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Ngoại giao, Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế, Văn phòng Chính phủ, Thanh tra Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Nhân sự bộ trưởng tại các bộ này giữ nguyên như hiện nay.

4 Ủy viên Bộ Chính trị, 12 tiến sĩ

Sau khi kiện toàn, Chính phủ có 25 thành viên gồm có Thủ tướng Phạm Minh Chính và 7 Phó Thủ tướng: Nguyễn Hòa Bình (Thường trực), Trần Hồng Hà, Lê Thành Long, Hồ Đức Phớc, Mai Văn Chính, Nguyễn Chí Dũng, Bùi Thanh Sơn (kiêm Bộ trưởng Ngoại giao) và 16 bộ trưởng khác. So với trước khi sắp xếp, số lượng thành viên Chính phủ giảm 3 người. 

Trong Chính phủ có 4 Ủy viên Bộ Chính trị gồm: Thủ tướng Phạm Minh Chính, Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình, Bộ trưởng Quốc phòng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Công an Lương Tam Quang.

Về trình độ chuyên môn, Chính phủ có 12 tiến sĩ (chiếm 50%). Trong đó có 4 tiến sĩ Luật gồm Thủ tướng Phạm Minh Chính, Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình, Phó Thủ tướng Lê Thành Long, Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Hải Ninh.

3 tiến sĩ Kinh tế gồm 2 Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc và Nguyễn Chí Dũng và Bộ trưởng Tài chính Nguyễn Văn Thắng. Tiến sĩ Khoa học Quân sự có Bộ trưởng Quốc phòng Phan Văn Giang. Tiến sĩ Kỹ thuật có Bộ trưởng Xây dựng Trần Hồng Minh. Tiến sĩ Ngữ văn có Bộ trưởng GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn. Tiến sĩ Tổ chức, Khai thác khoáng sản có Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà. Tiến sĩ Quản lý hành chính công có Bộ trưởng Công thương Nguyễn Hồng Diên.

10 thành viên Chính phủ có trình độ Thạc sĩ (chiếm 41,67%) và 2 thành viên Chính phủ có trình độ cử nhân/kỹ sư.

Trong 24 thành viên Chính phủ có 4 người thuộc thế hệ 7X; trong đó Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Hải Ninh sinh năm 1976 là trẻ nhất, Bộ trưởng Tài chính Nguyễn Văn Thắng sinh năm 1973, Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan sinh năm 1971, Bộ trưởng Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy sinh năm 1970.

Chính phủ có 3 thành viên nữ là Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà, Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng.

Thu Hằng

VietNamNet

- 16:36 18/02/2025







TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Kinh tế tư nhân: Cần chiến lược vượt trội với các nhóm giải pháp được tinh chỉnh

Theo ông Phan Đức Hiếu, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, để kinh tế tư nhân thực sự trở thành động lực quan trọng hàng đầu trong phát triển kinh tế...

TPHCM sẽ xóa hết ranh giới, chia lại đơn vị hành chính khi không còn cấp huyện

TPHCM hiện có 22 đơn vị cấp huyện, bao gồm TP Thủ Đức, 5 huyện ngoại thành và 16 quận nội đô. Khi sắp xếp bỏ cấp huyện, diện mạo TPHCM sẽ như thế nào là vấn đề mà...

Bộ Nội vụ đề nghị tạm dừng một số nội dung liên quan sắp xếp, thành lập huyện, xã

Bộ Nội vụ đề nghị các địa phương tạm dừng xây dựng Hợp phần Quy hoạch tổng thể đơn vị hành chính cấp huyện, xã giai đoạn đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045 cho...

Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách cho ý kiến 9 dự án luật

Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách tổ chức tuần tới sẽ thảo luận về 9 dự án luật trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 9.

Thủ tướng: Có thể sử dụng trụ sở sau sáp nhập để phục vụ y tế, giáo dục

Làm việc với tỉnh Bình Định, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu sắp xếp địa giới hành chính phải đảm bảo hiệu quả, đồng thuận, đồng thời gợi ý có thể nghiên cứu sử...

Thủ tướng yêu cầu doanh nghiệp Nhà nước phải tiên phong trong tăng tốc, bứt phá tăng trưởng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 09/CT-TTg ngày 21/3/2025 về nhiệm vụ, giải pháp của doanh nghiệp nhà nước (DNNN) góp phần tăng trưởng...

Việt Nam, Luxembourg thống nhất sớm ký kết Bản ghi nhớ về hợp tác xây dựng trung tâm tài chính quốc tế

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình mong muốn phía Luxembourg cung cấp thông tin, kinh nghiệm về việc xây dựng hạ tầng pháp lý, hệ thống pháp luật...

Bà Hồ Thị Hoàng Yến giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre

Sáng 22/03/2025, Tỉnh ủy Bến Tre tổ chức Hội nghị triển khai Quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ.

Trung tâm tài chính: Bước đi chiến lược nâng cao năng lực của nền kinh tế

Việc thành lập trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam không chỉ là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước mà còn là bước đi chiến lược để nâng cao...

Tổng Bí thư Tô Lâm giao 7 nhiệm vụ quan trọng cho Hiệp hội Dữ liệu Quốc gia

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh sự ra đời của Hiệp hội Dữ liệu Quốc gia trong bối cảnh hiện nay là hết sức quan trọng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã giao 7 nhiệm vụ trọng tâm...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98