Chính sách thuế quan Mỹ 2025: Việt Nam đứng ở đâu trong cuộc chơi?

17/02/2025 19:22
17-02-2025 19:22:42+07:00

Chính sách thuế quan Mỹ 2025: Việt Nam đứng ở đâu trong cuộc chơi?

Theo ông Trần Hoàng Sơn - Giám đốc Chiến lược thị trường VPBankS, Việt Nam có thể chịu tác động từ chính sách thuế quan của Donald Trump, nhưng mức độ ra sao còn phụ thuộc vào cách Mỹ triển khai chính sách trong thời gian tới.

Đếm ngược đến ngày Mỹ công bố kế hoạch đánh thuế

Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa công bố lộ trình áp thuế đối ứng đối với các quốc gia đánh thuế hàng nhập khẩu từ Mỹ. Đồng thời, giao nhiệm vụ cho nhóm kinh tế thương mại nghiên cứu mức thuế quan song phương và mối quan hệ thương mại giữa Mỹ với các quốc gia, dự kiến hoàn tất vào ngày 01/04. Động thái này làm gia tăng nguy cơ chiến tranh thương mại toàn cầu.

Trong buổi làm việc với Bộ Công Thương vào ngày 12/02, Đại sứ Mỹ Marc E. Knapper gây chú ý với khẳng định chính sách áp thuế trong thời gian qua không nhắm vào Việt Nam. Tuy vậy, câu chuyện chính sách thuế vẫn là một vấn đề nóng và có thể kéo dài trong suốt năm 2025. Hiện tại vẫn có nhiều quan điểm khác nhau về tác động của các chính sách thuế quan lên Việt Nam.

Theo ông Sơn, từ nay đến ngày 01/04, có thể thị trường sẽ có một khoảng thời gian tương đối ổn định. Về chiến lược thương mại "Trump 2.0", mục tiêu của ông Trump đã khá rõ ràng.

Nguồn: Bloomberg

Các quốc gia có khả năng chịu ảnh hưởng lớn nhất là Mexico, Canada và Trung Quốc. Ông Trump đã thực hiện chính sách áp thuế 25% với Mexico và Canada, nhưng hiện đang tạm hoãn khoảng một tháng để đàm phán các vấn đề liên quan đến người nhập cư và kiểm soát chất gây nghiện như fentanyl vào Mỹ.

Trong nhiệm kỳ trước, ông Trump đánh thuế mạnh vào Trung Quốc, nhưng Mỹ vẫn cần một nguồn hàng hóa thay thế. Khi đó, Việt Nam, Mexico và Đài Loan là những quốc gia hưởng lợi. Nếu đợt áp thuế lần này tiếp tục nhắm vào Mexico và Canada, Việt Nam có thể có cơ hội gia tăng xuất khẩu sang Mỹ, đặc biệt là các mặt hàng nông sản.

Theo chiều ngược lại, ông Sơn cũng nhấn mạnh việc Việt Nam có thể chịu ảnh hưởng nếu Mỹ áp dụng chính sách "thuế tương hỗ" đối với các quốc gia có thặng dư thương mại lớn. Khi đó, các mặt hàng mà Mỹ không có lợi thế sản xuất nhưng nhập khẩu nhiều từ Việt Nam có thể bị đánh thuế.

Mỹ đã áp thuế 25% lên thép và nhôm nhập khẩu để bảo vệ ngành sản xuất trong nước. Trong thời gian tới, nếu chính sách thuế tương tự được áp dụng, Việt Nam có thể bị ảnh hưởng, đặc biệt là các mặt hàng xuất khẩu chủ lực như máy móc, thiết bị điện tử; máy vi tính và linh kiện; dệt may.

Tuy nhiên, khả năng Mỹ áp thuế ngay lập tức là không cao, vì nếu đánh thuế quá rộng, giá hàng hóa toàn cầu sẽ tăng mạnh, ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế Mỹ. Khi lạm phát tăng, Cục Dự trữ Liên bang (Fed) có thể trì hoãn kế hoạch giảm lãi suất, gây áp lực lớn lên doanh nghiệp và người tiêu dùng.

Bên cạnh đó, doanh số bán lẻ của Mỹ trong tháng 1 đã giảm mạnh, một phần do thời tiết khắc nghiệt, nhưng cũng có thể do lo ngại về chính sách thuế. Nếu doanh số tiếp tục giảm trong tháng 2, điều đó có thể ảnh hưởng đến GDP của Mỹ.

Tóm lại, Việt Nam có thể chịu tác động, nhưng mức độ còn phụ thuộc vào cách Mỹ triển khai chính sách thuế trong thời gian tới.

Liên quan đến mặt hàng khác là ô tô, trước các nghi vấn về việc đánh thuế có thể ảnh hưởng đến ngành công nghiệp này, đặc biệt khi thuế nhập khẩu ô tô ở Việt Nam khá cao, ông Sơn cho rằng những quốc gia sản xuất và xuất khẩu ô tô sang Mỹ sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, bao gồm Mexico, Canada và một số nước châu Âu, với lợi nhuận của các nhà sản xuất ô tô có thể giảm từ 3,500 - 10,000 USD/xe. Còn với Việt Nam, sản lượng xe trao đổi giữa hai nước không lớn, nên chính sách thuế quan này không nhắm đến thị trường Việt Nam.

Giá cả hàng hóa liệu còn leo thang?

Nguồn: VPBankS

Ông Sơn cho biết, khởi đầu năm 2025, nền kinh tế toàn cầu đã chứng kiến tác động của chính sách thuế mới từ Tổng thống Trump, đặc biệt là đối với nhôm và thép. Tuy nhiên, ảnh hưởng không chỉ giới hạn trong ngành kim loại, mà còn lan rộng đến nông sản và các nguyên liệu khác.

Nhìn vào diễn biến thị trường hàng hóa toàn cầu, giá nhiều mặt hàng đã tăng mạnh từ đầu năm, như cà phê, khí đốt, đồng, vàng, ngô, đường, cao su, ure, thậm chí một số tăng 20 - 30% chỉ trong vài tháng.

Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khai khoáng hưởng lợi lớn, điển hình là các doanh nghiệp sở hữu mỏ đất hiếm lớn, trong bối cảnh Trung Quốc đang hạn chế xuất khẩu đất hiếm, khiến giá tăng cao, đặc biệt là tại Mỹ.

Giá đồng cũng đã tăng 15% so với đầu năm, hỗ trợ tích cực cho các doanh nghiệp có trữ lượng đồng lớn. Ngoài ra, giá ure và phân bón cũng có dấu hiệu tăng do chính sách thuế của Trump với Mexico và Canada. Nếu Mỹ áp thuế vào tháng 4, giá phân bón có thể còn leo thang.

Tóm lại, xu hướng tăng của giá hàng hóa đang mang lại lợi thế cho các doanh nghiệp khai khoáng. Tuy nhiên, nhà đầu tư cần theo dõi sát diễn biến chính sách để đưa ra quyết định hợp lý.

Huy Khải

FILI

- 18:20 17/02/2025







TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Việt Nam lên hạng, "ngư ông" nào đắc lợi?

Việc nâng hạng thành công sẽ là cột mốc đáng chú ý, việc nhìn nhận lại hành trình phát triển thị trường thập kỷ qua và động lực hiện tại cũng mang nhiều ý nghĩa. 

UOB: Thị trường chứng khoán duy trì gam màu sáng, giá vàng có thể lên 3,200 USD/oz trong quý 1/2026

Nhu cầu dài hạn đối với vàng như tài sản trú ẩn an toàn được kỳ vọng tiếp tục mạnh mẽ, dự báo giá vàng có thể lên đến 3,200 USD/oz trong quý 1/2026. 

Ngành công nghệ cao là động lực tăng trưởng mới cho kinh tế Việt Nam giai đoạn 2025 - 2050

Ngành công nghệ cao chính là động lực tăng trưởng mới cho kinh tế Việt Nam giai đoạn 2025 - 2050. Việc Mỹ hạn chế công nghệ bán dẫn từ Trung Quốc sẽ mang đến nhiều...

Góc nhìn 26/03: Cần cẩn trọng trong những phiên tới?

CTCK BIDV (BSC) nhận định áp lực bán tại vùng giá cao hiện hữu khá rõ ràng trong phiên 25/03. Nhà đầu tư nên giao dịch cẩn trọng trong những phiên tới.

Nhiều quỹ đầu tư cho kết quả sinh lời tốt, vì sao nhà đầu tư chưa mặn mà?

Theo ông Nguyễn Việt Đức - Giám đốc Kinh doanh Số VPBankS, nhiều quỹ đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam mang lại mức sinh lời cao nhưng dòng tiền đi vào...

Góc nhìn 25/03: Ngắn hạn vẫn sẽ tích cực?

Sau phiên 24/03 tăng hơn 8 điểm, hầu hết các công ty chứng khoán (CTCK) lạc quan về xu hướng tăng điểm của VN-Index sẽ được duy trì trong các phiên sắp tới.

Có nên theo dõi NT2, IMP và VPB?

Các công ty chứng khoán (CTCK) khuyến nghị theo dõi NT2 do sản lượng điện đi ngang do nguồn cung hạn chế; nâng giá mục tiêu IMP vì kỳ vọng lợi nhuận 2025 tăng...

Dự báo đường đi dòng tiền năm 2025

Việc “hy sinh một phần lạm phát” để đẩy dòng vốn cho sản xuất - kinh doanh theo định hướng của Chính phủ, sẽ là yếu tố thúc đẩy dòng tiền luân chuyển từ kênh gửi...

Góc nhìn tuần 24-28/03: Nhịp nghỉ "lành mạnh"?

Trong khi nhiều công ty chứng khoán (CTCK) tỏ ra thận trọng trước khả năng giằng co của thị trường trong tuần tới, TPS lại nhìn nhận đây là một nhịp nghỉ "lành...

Cách tránh bẫy tài chính khi mua nhà cho người trẻ?

Trước những gói vay mua nhà ưu đãi cho người trẻ được nhiều ngân hàng tung ra, các chuyên gia đều khuyến cáo hãy cẩn trọng cân đối tài chính cá nhân trước khi quyết...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98