Điểm danh loạt cơ chế đặc thù điện hạt nhân Ninh Thuận

16/02/2025 17:02
16-02-2025 17:02:00+07:00

Điểm danh loạt cơ chế đặc thù điện hạt nhân Ninh Thuận

Trong khuôn khổ Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV, Chính phủ đã gửi Quốc hội Tờ trình về các cơ chế, chính sách đặc thù đầu tư xây dựng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.

Tờ trình nêu rõ, để đạt được mục tiêu đưa dự án vào vận hành trong năm 2030, Chính phủ nhận thấy cần thiết phải có các cơ chế, chính sách đặc thù cho Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.

Trước mắt, để triển khai đồng thời, song song các giai đoạn trong công tác chuẩn bị đầu tư và thực hiện dự án, trên cơ sở ý kiến của các bộ, ngành liên quan, Chính phủ đề xuất Quốc hội cho phép thực hiện một số cơ chế, chính sách chính.

Thứ nhất, về đối tác thực hiện. Cho phép triển khai đồng thời việc đàm phán với đối tác đã thực hiện để ký kết Hiệp định liên Chính phủ/thoả thuận về hợp tác xây dựng nhà máy điện hạt nhân trên lãnh thổ Việt Nam và Hiệp định liên Chính phủ về khoản tín dụng xuất khẩu nhà nước để tài trợ xây dựng nhà máy điện hạt nhân ở Việt Nam; hoặc Hiệp định/thoả thuận với đối tác khác, song song với quá trình phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư và phê duyệt dự án đầu tư.

Thứ hai, lựa chọn nhà thầu. Trong đó đề xuất cho phép Thủ tướng Chính phủ giao chủ đầu tư thực hiện dự án.

Cùng với đó, cho phép áp dụng hình thức hợp đồng chìa khóa trao tay và triển khai lựa chọn nhà thầu ngay sau khi Quốc hội chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư của dự án.

Cho phép áp dụng hình thức chỉ định thầu gói thầu chìa khóa trao tay xây dựng nhà máy chính nêu trên với nhà thầu được nêu tên trong Hiệp định liên Chính phủ theo quy trình chỉ định thầu rút gọn; áp dụng hình thức chỉ định thầu/chỉ định thầu rút gọn đối với các gói thầu Tư vấn quan trọng trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư và thực hiện dự án. 

Địa điểm được lựa chọn để xây dựng nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận. Ảnh: Xuân Ngọc

Cho phép đàm phán trực tiếp/chỉ định thầu rút gọn với đối tác để mua nhiên liệu hạt nhân cho nhà máy. Chỉ định thầu/lựa chọn Nhà thầu trong trường hợp đặc biệt/chỉ định thầu rút gọn để thẩm định công nghệ, các báo cáo về môi trường, an toàn, an ninh, cũng như kiểm tra pháp quy hạt nhân trong các giai đoạn đầu tư xây dựng các dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.

Theo Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên, cần thiết lựa chọn hợp đồng chìa khóa trao tay để đẩy nhanh tiến độ, do đặc thù nhà máy điện hạt nhân cần phải có nhiên liệu hạt nhân cho chu kỳ đầu và chuyên gia vận hành bảo dưỡng trong giai đoạn đầu.

Ngoài ra, Luật Đấu thầu chưa có quy định về lựa chọn nhà thầu thực hiện gói thầu kết hợp chi phí đầu tư xây dựng và chi phí sản xuất kinh doanh (mua nhiên liệu hạt nhân và chuyên gia vận hành bảo dưỡng). Việc thực hiện lựa chọn nhà thầu theo trình tự quy định của Luật Đấu thầu sẽ kéo dài thời gian, không đáp ứng được tiến độ triển khai dự án.

Đối với công tác thẩm định an toàn, an ninh, kiểm tra pháp quy hạt nhân trong các giai đoạn của dự án đầu tư xây dựng, hiện nay Bộ KH&CN không đủ nguồn lực thực hiện, các cơ quan chuyên môn khác tại Việt Nam còn thiếu kinh nghiệm thực hiện dự án đầu tiên này. Do đó, cần thiết phải thuê tư vấn quốc tế.

Thứ ba, trình tự thực hiện. Chính phủ đề xuất cho phép thực hiện ngay các công việc trước khi phê duyệt dự án đầu tư. Đơn cử, chủ đầu tư và đối tác thực hiện khảo sát, rà soát, cập nhật, hoàn thiện hồ sơ lập dự án đầu tư, hồ sơ phê duyệt địa điểm và các báo cáo chuyên ngành song song với quá trình đàm phán Hiệp định liên Chính phủ và đàm phán hợp đồng chìa khóa trao tay…

Thứ tư, về quy chuẩn, tiêu chuẩn. Đề xuất cho phép áp dụng các quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy phạm kỹ thuật và hướng dẫn kỹ thuật do đối tác thực hiện đề xuất áp dụng phù hợp với dự án điện hạt nhân mà không phải thực hiện thủ tục phê duyệt theo quy định của pháp luật Việt Nam. 

Thứ năm, áp dụng định mức, đơn giá. Cho phép áp dụng các định mức, đơn giá trên cơ sở đàm phán với đối tác thực hiện dự án.

Thứ sáu, thủ tục trình, duyệt của đại diện chủ sở hữu. Cho phép chủ đầu tư miễn thủ tục báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu xem xét, phê duyệt dự án đầu tư, phương án huy động vốn quy định tại điểm b khoản 1 Điều 24 và điểm b, khoản 3, Điều 23 Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp.

Thứ bảy, về phương án tài chính và thu xếp vốn. Chính phủ chủ trương đa dạng hóa nguồn vốn, từ vốn vay Chính phủ, phát hành trái phiếu, sử dụng ngân sách Nhà nước, đến các nguồn hợp pháp khác. 

Sẽ tiến hành đàm phán vay vốn Chính phủ với các đối tác, đồng thời chủ đầu tư được phép vay lại mà không chịu rủi ro tín dụng.

Dự án cũng dự kiến dùng nguồn tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách và huy động vốn từ trái phiếu Chính phủ hoặc trái phiếu doanh nghiệp, đảm bảo đủ vốn đối ứng. Ngoài ra, nguồn vốn ngân sách Nhà nước sẽ được bố trí cho công tác di dân, tái định cư.

Thứ 8, cho phép miễn thủ tục phê duyệt chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác đối với các hạng mục liên quan đến Dự án và các dự án thành phần.

Thứ 9, cho phép tỉnh Ninh Thuận hằng năm, ngân sách trung ương bổ sung có mục tiêu cho ngân sách tỉnh 70% nguồn tăng thu từ triển khai dự án nhà máy điện hạt nhân. Đồng thời, được vay lại vốn ODA và vốn vay ưu đãi nước ngoài với tổng mức dư nợ vay không vượt quá 90% số thu ngân sách tỉnh được hưởng theo phân cấp.

Phân bổ thêm 40% số chi tính theo quy định mức dân số khi xây dựng định mức chi thường xuyên ngân sách nhà nước. Bên cạnh đó, đề xuất cho phép áp dụng chỉ định thầu tư vấn, thi công các gói thầu dự án đền bù, tái định cư nhà máy điện hạt nhân…

Thứ 10, là công tác lập đánh giá tác động môi trường. Cho phép trong quá trình tham vấn cộng đồng, cơ quan tổ chức chỉ áp dụng hình thức lấy ý kiến thông qua cổng thông tin điện tử của Bộ Tài Nguyên và Môi trường

Về các cơ chế chính sách khác sẽ được nghiên cứu cụ thể để tổng hợp, báo cáo trong hồ sơ trình Quốc hội điều chỉnh chủ trương đầu tư nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận, Tờ trình nêu rõ.

Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận gồm hai nhà máy, tổng công suất 4.000 MW, dự kiến sẽ đưa vào hoạt động từ năm 2030. Đây được xem là một trong những bước đi quan trọng của Việt Nam nhằm phát triển nguồn năng lượng sạch, bền vững và đáp ứng yêu cầu tăng trưởng dài hạn.

Tâm An

VietNamNet

- 14:10 16/02/2025





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Chính thức giải thể Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp

Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp giải thể từ 21/3/2025, theo Nghị quyết của Chính phủ.

Phó Thủ tướng: Long An cần đẩy mạnh tăng trưởng xanh

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh Long An phải đẩy mạnh tăng trưởng xanh, ứng dụng công nghệ trong nông nghiệp, công nghiệp và năng lượng tái tạo để hiện thực...

Doanh nghiệp Pháp muốn tham gia dự án đường sắt tốc độ cao tại Việt Nam

Ngày 21/03, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh đã tiếp và làm việc với Bộ trưởng phụ trách Giao thông Pháp Philippe Tabarot về hợp tác giao thông vận tải giữa hai...

CPA Australia: Doanh nghiệp nhỏ Việt Nam ghi nhận tăng trưởng cao nhất 4 năm

Theo khảo sát thường niên của CPA Australia (Hiệp hội Kế toán Công chứng Úc), các doanh nghiệp nhỏ tại Việt Nam đã trải qua một năm 2024 thành công. 82% doanh...

Bộ Tài chính đề xuất Bộ Công an, NHNN cùng quản lý sàn giao dịch tiền mã hóa

Mới đây, Bộ Tài chính đã có Tờ trình số 64/TTr-BTC trình Chính phủ dự thảo Nghị quyết về việc triển khai thí điểm phát hành và giao dịch tài sản mã hóa. Trong...

Chủ tịch tập đoàn tư nhân nói về 'phao cứu sinh'

Ông Nguyễn Kim Hùng - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Kim Nam - cho hay, hiện nay vốn của doanh nghiệp tư nhân hầu hết đều dựa vào ngân hàng. Nói cách khác, ngân hàng là...

Phó Thủ tướng Mai Văn Chính yêu cầu tập trung tháo gỡ các vướng mắc, đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công

Phó Thủ tướng Mai Văn Chính nhấn mạnh đầu tư xây dựng cơ bản đóng vai trò quan trọng trong thúc đẩy tăng trưởng, đầu tư công vừa là động lực, vừa dẫn dắt đầu tư tư...

Chính sách tài chính - yếu tố then chốt để phát triển doanh nghiệp tư nhân

Theo ông Lê Quang Mạnh, Uỷ viên Trung ương Đảng, Phó Chủ nhiệm thường trực Uỷ ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội, chính sách tài chính thông minh và linh hoạt là...

TS Cấn Văn Lực kiến nghị 7 giải pháp phát triển kinh tế tư nhân

Cần có sự thống nhất và nhất quán về tư duy đối với kinh tế tư nhân, coi kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất trong tăng trưởng kinh tế.

Chính phủ chỉ đạo TKV thăm dò bể than Sông Hồng, trữ lượng gấp 20 lần bể than Quảng Ninh

Chính phủ yêu cầu TKV tiếp tục tìm kiếm đối tác để thăm dò Bể than Đồng bằng sông Hồng có tổng trữ lượng tới 210 tỉ tấn


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98