Nhờ đâu Eximbank lãi trước thuế kỷ lục hơn 4 ngàn tỷ?

12/02/2025 10:30
12-02-2025 10:30:00+07:00

Dịch vụ

Nhờ đâu Eximbank lãi trước thuế kỷ lục hơn 4 ngàn tỷ?

Cơ cấu danh mục cho vay theo hướng an toàn và hiệu quả, đa dạng hóa nguồn thu, phát triển đa dạng danh mục sản phẩm, dịch vụ tài chính tới khách hàng… giúp Eximbank đạt kết quả kinh doanh ấn tượng trong năm 2024.

Khả năng tăng trưởng

Theo báo cáo tài chính quý 4/2024, Eximbank đã có sự tăng trưởng vượt bậc. Ngân hàng này báo thu nhập lãi thuần 2024 đạt 5,923 tỷ đồng, tăng 29% so với năm 2023. Lãi trước thuế đạt hơn 4,188 tỷ đồng, tăng 54% so với năm trước. Lãi sau thuế đạt 3,326 tỷ đồng, tăng 54% so với năm ngoái.

Eximbank đạt lợi nhuận kỷ lục sau 35 năm.

Điểm sáng về kết quả kinh doanh của Eximbank đến từ các hoạt động cơ cấu danh mục cho vay theo hướng an toàn và hiệu quả, đặc biệt ở phân khúc khách hàng SME, cá nhân và các nhu cầu sản xuất kinh doanh, tiêu dùng. 

Năm qua, Eximbank tăng mạnh lãi suất ở các kỳ hạn và tiếp tục triển khai nhiều sản phẩm tiết kiệm khác như: Chương trình Tri ân khách hàng, Tiết kiệm Eximbank VIP, Tiết kiệm kỳ hạn tự chọn, Sinh nhật trọn niềm vui cùng Eximbank; Tiết kiệm online,... Eximbank cũng đã ra mắt dịch vụ Visa Direct, một bước đột phá trong việc định nghĩa lại các giao dịch tài chính xuyên biên giới.

Đồng thời, chủ động đa dạng hóa nguồn thu từ các hoạt động phi tín dụng như dịch vụ thanh toán, kinh doanh ngoại hối, vàng và xử lý nợ xấu hiệu quả…

Kết thúc 2024, tổng tài sản của Eximbank tăng trưởng 18.9%, đạt 239,532 tỷ đồng. Dư nợ cấp tín dụng tăng 19.72%. Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ tăng 110.1% so với năm 2023, đạt 1,080 tỷ đồng, lãi từ hoạt động kinh doanh ngoại hối tăng 38.7%, đạt 674 tỷ đồng.

Nhìn vào báo cáo, có thể thấy, Eximbank đã kiểm soát tốt các chỉ số an toàn trong hoạt động theo quy định của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) trước diễn biến phức tạp của nền kinh tế: Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn sử dụng để cho vay trung dài hạn duy trì quanh mức 24% - 25%, thấp hơn so với mức giới hạn của NHNN tối đa 30%. 

Tỷ lệ LDR duy trì quanh mức 82% - 84% so với quy định NHNN là 85%; tỷ lệ an toàn vốn CAR dao động quanh ngưỡng 12%-13%, cao hơn mức quy định của NHNN là 8%.

Hiện nay, thay vì chỉ dựa vào việc triển khai các gói tín dụng ưu đãi lãi suất, Eximbank đã chủ động cơ cấu lại cấu trúc tài sản và nguồn vốn để cải thiện NIM (thu nhập từ lãi/tổng tài sản có sinh lời). Điều này không chỉ giúp cải thiện hiệu suất kinh doanh, tăng cường lợi nhuận mà còn giảm thiểu rủi ro và góp phần tạo ra một môi trường tài chính ổn định cho khách hàng và hệ thống.

Chiến lược tập trung vào xuất nhập khẩu

Với đặc thù là ngân hàng chuyên hỗ trợ các giao dịch xuất nhập khẩu, lợi nhuận này có thể phản ánh nhu cầu cao đối với các dịch vụ tài chính phục vụ thương mại quốc tế.

Eximbank đã tung nhiều sản phẩm, dịch vụ hấp dẫn như: Eximbank EBiz - nền tảng số giúp doanh nghiệp SME có thể đề nghị phát hành bảo lãnh online mọi lúc với công nghệ tự động, tối ưu bảo mật, góp phần giảm áp lực tài chính.

Nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu hoạt động hiệu quả trong bối cảnh thị trường toàn cầu còn nhiều biến động, Eximbank triển khai chương trình ưu đãi lãi suất vay USD với các doanh nghiệp chưa từng phát sinh quan hệ tín dụng tại Eximbank sẽ được hưởng mức lãi suất ưu đãi chỉ 3.7%/năm. Đối với các doanh nghiệp đang có quan hệ tín dụng tại Eximbank, mức lãi suất vay USD áp dụng từ 3.8%/năm.

Với các giải pháp trọng tâm này, Eximbank có thể hỗ trợ các doanh nghiệp tăng cường khả năng cạnh tranh, tối ưu chi phí tài chính, từ đó đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu trong giai đoạn sắp tới.

Lấy công nghệ là động lực

Từ 2023, Eximbank đầu tư mạnh mẽ vào hệ thống công nghệ với mục tiêu hiện đại - xanh - an toàn - bảo mật. Ngân hàng này đã ưu tiên triển khai các dự án số trên toàn hệ thống, chuẩn hoá và tối ưu quy trình quản lý, vận hành và kinh doanh nâng cao chất lượng dịch vụ. Song song đó, ngân hàng cũng ứng dụng công nghệ đổi mới sản phẩm dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường và khách hàng.

Eximbank đang bước vào cuộc đua số hoá với mục tiêu cung cấp các sản phẩm tài chính đa dạng, chất lượng cao với đích đến là liên tục nâng cao trải nghiệm khách hàng và phát triển nền tảng khách hàng.

Các sản phẩm dịch vụ số ra mắt liên tục, nhận được sự đón nhận của thị trường trong những năm qua, cùng với quá trình nâng cấp trải nghiệm khách hàng một cách mạnh mẽ chính là những thành quả bước đầu của quá trình đẩy mạnh chiến lược chuyển đổi số tại Eximbank.

Tiềm năng bứt phá

Năm 2024, Ngân hàng Nhà nước phê duyệt tăng vốn điều lệ Eximbank lên 18,688 tỷ đồng, giúp ngân hàng củng cố năng lực tài chính, mở rộng quy mô hoạt động và nâng cao khả năng đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn vốn theo thông lệ quốc tế.

Đây cũng là năm Eximbank trả cổ tức bằng tiền sau 10 năm, và ra một quyết định đột phá: “Bắc tiến” để đưa thương hiệu Eximbank phủ kín toàn quốc. 

Sau 35 năm, với những tư duy mới, chiến lược mới, thị trường mới, Eximbank đang dần định hình một chiến lược mới cho sự phát triển của mình. Bằng nhiều giải pháp đồng bộ, linh hoạt giúp ngân hàng nắm bắt cơ hội, nâng cao sức cạnh tranh, minh bạch và hiệu quả hơn.

Minh Tài

FILI

- 09:28 12/02/2025





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (3)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Chứng khoán Everest bị phạt do lỗi liên quan đến trái phiếu, Phó Tổng nộp đơn từ nhiệm

Trong ngày 24/03, HĐQT CTCP Chứng khoán Everest (HNX: EVS) đã thông qua việc miễn nhiệm chức danh Phó Tổng Giám đốc đối với ông Lê Minh Khuê. Trước đó vào ngày...

MAS đặt mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận 7%, sắp chia cổ tức trong tháng 4

ĐHĐCĐ thường niên 2025 của CTCP Chứng khoán Mirae Asset (Việt Nam) (MAS) đã diễn ra vào sáng ngày 24/03, thông qua kế hoạch lãi trước thuế gần 911 tỷ đồng, tăng 7%...

Đạm Cà Mau hạ mục tiêu lợi nhuận bằng nửa năm trước dù dự báo tiêu thụ phân bón tăng trưởng

Báo cáo thường niên 2024 của CTCP Phân bón Dầu khí Cà Mau (Đạm Cà Mau hay Phân bón Cà Mau, HOSE: DCM) đã tiết lộ một số chỉ tiêu kế hoạch năm 2025 của Doanh nghiệp.

DHC quay lại chia cổ tức bằng cổ phiếu sau 2 năm, hủy kế hoạch tăng vốn năm 2024

Sau 2 năm chỉ chia tiền mặt, cổ tức 2024 của DHC sẽ có thêm hình thức cổ phiếu với tỷ lệ 20%. Song song đó, Công ty hủy kế hoạch chào bán cổ phiếu và phát hành ESOP...

Bất động sản khó khăn, Danh Khôi lấn sân làm nông nghiệp với 3 doanh nghiệp

HĐQT CTCP Tập Đoàn Danh Khôi (HNX: NRC) thông qua chủ trương ký kết hợp tác chiến lược với các công ty đang hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp tiềm năng để làm...

"Đại gia nha đam" GC Food đặt mục tiêu tăng mạnh lợi nhuận, chào bán 7 triệu cp cho AIG

CTCP Thực phẩm G.C (GC Food, UPCoM: GCF) công bố tài liệu ĐHĐCĐ thường niên 2025 với mục tiêu doanh thu và lợi nhuận tăng mạnh.

Một công ty nuôi lợn ước lãi quý 1 giảm hơn 30%, dự kiến dừng dự án quan trọng

Ngày 21/03, HĐQT CTCP Chăn nuôi Phú Sơn (UPCoM: PSL) đã thống nhất các nội dung liên quan đến kết quả kinh doanh năm 2024, ước kết quả kinh doanh quý 1/2025 và đề...

TTC AgriS hút dòng vốn xanh, cổ phiếu bước vào chu kỳ tăng giá mới

Sở hữu tiềm lực vững mạnh trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao, TTC AgriS (CTCP Thành Thành Công - Biên Hoà, HOSE: SBT) đang là điểm đến "xanh" của nhiều định...

Hòa Phát đề xuất dự án sản xuất ray đường sắt cao tốc tại Quảng Ngãi

Tập đoàn Hòa Phát (HOSE: HPG) vừa đề xuất dự án cán thép chất lượng cao chuyên về sản xuất ray đường sắt đô thị và ray đường sắt cao tốc tại xã Bình Thuận, Quảng...

Doanh nghiệp dệt may với tỷ suất cổ tức “thơm” nhất sàn chứng Việt lên kế hoạch gì cho 2025?

CTCP May Xuất khẩu Phan Thiết (UPCoM: PTG) - một trong những doanh nghiệp có tỷ suất cổ tức cao nhất sàn chứng khoán Việt - vừa công bố tài liệu họp ĐHĐCĐ thường...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98