Thông tin 'siêu dự án' đường sắt gần 195.000 tỷ nối với Trung Quốc

06/02/2025 14:08
06-02-2025 14:08:00+07:00

Thông tin 'siêu dự án' đường sắt gần 195.000 tỷ nối với Trung Quốc

Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng có điểm đầu kết nối ray qua biên giới giữa ga Lào Cai mới và ga Hà Khẩu Bắc - Trung Quốc, điểm cuối tại khu bến Lạch Huyện của Hải Phòng. Dự án có tổng mức đầu tư sơ bộ là gần 195.000 tỷ đồng, tương đương hơn 8 tỷ USD, đi qua 9 tỉnh thành phía Bắc.

Theo Chỉ thị số 03 ngày 4/2/2025, Thủ tướng yêu cầu tập trung hoàn thiện dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về chủ trương và cơ chế, chính sách đầu tư dự án đường sắt khổ tiêu chuẩn Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng để trình Quốc hội tại kỳ họp bất thường lần thứ 9, diễn ra từ ngày 12-18/2; phấn đấu hoàn thành thủ tục và khởi công dự án này trong năm 2025.

Dự án 8 tỷ USD đi qua 9 tỉnh, thành phố

Qua nghiên cứu đến năm 2050, tổng nhu cầu vận tải trên hành lang kinh tế Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng là khoảng 397,1 triệu tấn hàng hóa và 334,2 triệu hành khách. Trong đó, vận tải đường sắt cần đảm nhận khoảng 25,6 triệu tấn hàng hóa và 18,6 triệu hành khách.

Tuy nhiên, tuyến đường sắt hiện hữu khổ 1.000 mm có bán kính đường cong nhỏ, độ dốc lớn, tốc độ khai thác trung bình 50km/h, không kết nối được vận tải liên vận, năng lực cạnh tranh thấp chỉ đáp ứng khoảng 4,1 triệu tấn hàng hóa và 3,8 triệu hành khách; Nên chỉ phục vụ cho khách du lịch chặng ngắn cùng một số hàng hóa và nguyên liệu công nghiệp.

Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng sẽ giúp tái cơ cấu thị phần vận tải và góp phần đạt phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050. Ảnh minh họa: Việt Hùng.

Tại Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng do liên danh tư vấn đứng đầu là Tổng Công ty Tư vấn thiết kế giao thông vận tải (TEDI) đề xuất, dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Lào Cai có tổng chiều dài khoảng hơn 403 km (tuyến chính dài hơn 388 km và 2 tuyến nhánh dài 15 km).

Tổng mức đầu tư sơ bộ của dự án là gần 195.000 tỷ đồng (tương đương khoảng hơn 8 tỷ USD), đi qua địa phận 9 tỉnh, thành phố gồm: Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương và Hải Phòng.

Dự án có điểm đầu tại vị trí kết nối ray qua biên giới giữa ga Lào Cai mới và ga Hà Khẩu Bắc (Trung Quốc), thuộc địa phận thành phố Lào Cai; điểm cuối tại khu bến Lạch Huyện, Hải Phòng.

Tuyến đường sắt sẽ có tốc độ thiết kế 160 km/h trên đoạn chính tuyến ga Lào Cai - ga cảng Lạch Huyện, 80 km/h cho đoạn Lào Cai - các đoạn tuyến nhánh, 120 km/h đối với đoạn đi qua Hà Nội và đi trùng với đường sắt vành đai phía Đông.

Tổng mức đầu tư sơ bộ của dự án tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng gần 195.000 tỷ đồng (tương đương khoảng hơn 8 tỷ USD), đi qua địa phận 9 tỉnh, thành phố. Ảnh: TEDI.

Để đảm bảo hiệu quả, Ban Quản lý dự kiến phân kỳ đầu tư dự án thành hai giai đoạn. Giai đoạn 1 từ nay đến năm 2030 sẽ xây dựng toàn tuyến Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng theo quy mô đường đơn, giải phóng mặt bằng quy mô hoàn chỉnh. Giai đoạn sau năm 2050 sẽ hoàn thành xây dựng toàn tuyến theo quy mô đường đôi và xây dựng đoạn tuyến nhánh Nam Hải Phòng - Nam Đình Vũ.

Toàn tuyến dự kiến bố trí 16 ga bao gồm 3 ga lập tàu (Lào Cai; Yên Thường; Nam Hải Phòng) và 13 ga hỗn hợp (Bảo Thắng; Yên Bái mới; Phú Thọ mới; Việt Trì mới; Vĩnh Phúc; Bình Xuyên; Bắc Hồng; Đông Anh; Đại Đồng; Bình Giang; Nam Hải Dương; Cảng Lạch Huyện; Đình Vũ). Khoảng cách giữa các nhà ga lớn hơn 8 km khi khai thác đường đơn, lớn hơn 15 km khi khai thác đường đôi. Ngoài ra, để thực hiện các tác nghiệp kỹ thuật phục vụ chạy tàu sẽ bố trí 14 trạm tác nghiệp kỹ thuật.

Bước ngoặt lớn với công nghiệp cơ khí, thị trường việc làm

TEDI nhận định, theo quy hoạch mạng lưới đường sắt, ngoài dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng thì thời gian tới hệ thống đường sắt tiêu chuẩn cần xây dựng mới khoảng 1.953 km. Điều này giúp tạo lập thị trường ổn định, dài hạn để tiếp tục triển khai các dự án trong giai đoạn tiếp theo. Do đó, cùng với dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng sẽ là tiền đề để phát triển công nghiệp đường sắt, và các ngành công nghiệp hỗ trợ.

Đặc biệt, đối với dự án này, phương tiện và thiết bị là loại hình phù hợp để Việt Nam nhận chuyển giao công nghệ, đầu tư máy móc thiết bị và sản xuất đầu máy, toa xe cho đường sắt quốc gia với tốc độ nhỏ hơn 200 km/h, cũng như mua thiết kế và sản xuất đối với đường sắt đô thị.

Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng sẽ tạo bước ngoặt lớn với công nghiệp cơ khí và thị trường việc làm Việt Nam. Ảnh minh họa: VNR.

"Tổng công ty Đường sắt Việt Nam sẽ lựa chọn các đối tác nước ngoài và đối tác trong nước phù hợp để thực hiện dự án, đến nay đã ký biên bản ghi nhớ với Công ty TNHH đầu máy và toa xe lửa Đại Liên", đại diện TEDI thông tin và cho biết thêm nếu được thống nhất chủ trương hợp tác với Trung Quốc, được cấp vốn để đầu tư nhà máy và nhận chuyển giao công nghệ, Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam có thể sản xuất đầu máy, toa xe cho đường sắt quốc gia và đường sắt đô thị; nghiên cứu để từng bước sản xuất các phụ tùng hay thay thế cho đường sắt tốc độ cao.

Ngoài ra, việc đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng còn tạo ra thị trường xây dựng với giá trị khoảng 4,4 tỷ USD, với khoảng 90.000 việc làm trong thời gian xây dựng và khoảng 2.500 việc làm lâu dài trong quá trình vận hành, khai thác. Thậm chí, nếu tính cả hệ thống đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị sẽ tạo ra thị trường xây dựng khoảng 98,2 tỷ USD với hàng triệu việc làm.

Dự kiến kế hoạch triển khai các bước chính của dự án đường sắt tuyến Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng: Trình Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư trong tháng 2/2025; phê duyệt dự án đầu tư trong quý III/2025; thực hiện công tác giải phóng mặt bằng từ quý III/2025; hoàn thành thiết kế kỹ thuật, lựa chọn nhà thầu 1 gói thầu xây lắp để khởi công dự án vào cuối năm 2025; hoàn thành thiết kế kỹ thuật tổng thể cho toàn dự án trong năm 2026; cơ bản hoàn thành xây dựng năm 2030.

Lộc Liên

Tiền phong

- 11:14 06/02/2025





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Đề xuất thí điểm giao dịch chứng khoán được mã hóa trên sàn tài sản số

Đại diện Techcom Securities (TCBS) đề xuất giao dịch chứng khoán được mã hóa trên sàn tài sản số trong giai đoạn thí điểm.

‘Bảo kê’ cho cát lậu, cựu Chủ tịch An Giang bị đề nghị 9-10 năm tù

Cho rằng hành vi của bị cáo là đặc biệt nghiêm trọng nhưng bị cáo đã tự nguyện khắc phục hậu quả, được tặng nhiều bằng khen, giấy khen…nên đại diện VKS đề nghị...

Chủ tàu nhà hàng Elisa nợ đậm: Khoản nợ được đấu giá thế nào?

Khoản nợ có tài sản bảo đảm là tàu nhà hàng 5 sao Elisa sắp được bán đấu giá nhưng các hoạt động kinh doanh trên tàu vẫn diễn ra bình thường.

Kinh tế tuần hoàn trong ngành nhựa, từ “rác thải” đến “tài nguyên”

Khái niệm kinh tế tuần hoàn đang trở thành xu thế tiên phong trong những năm gần đây, xuất hiện trong nhiều ngành công nghiệp, trong đó ngành nhựa đang trải qua một...

Tỉnh nhỏ nhất Việt Nam nhưng xuất khẩu top 2 cả nước, đuổi sát nút TPHCM

Có diện tích nhỏ nhất Việt Nam, nhưng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Bắc Ninh lại đứng top 2 cả nước. Thậm chí, có giai đoạn xuất khẩu của tỉnh này còn đuổi sát nút...

Đề nghị thí điểm thành lập mô hình khu thương mại tự do gần sân bay Long Thành

Lãnh đạo tỉnh Đồng Nai đã kiến nghị Bộ Chính trị, Quốc hội, Chính phủ chấp thuận cho phép tỉnh thí điểm thành lập mô hình khu thương mại tự do gần sân bay Long...

Đề nghị truy tố nhóm cựu cán bộ TP Long Xuyên

Cơ quan CSĐT Công an tỉnh An Giang vừa chuyển hồ sơ đề nghị Viện KSND cùng cấp truy tố 17 bị can trong vụ án "vi phạm quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư...

Đề xuất bổ sung 9 thủ tục hành chính mới về thị trường carbon

Bộ Nông nghiệp và Môi trường đề xuất bổ sung 9 thủ tục hành chính mới về phân bổ hạn ngạch phát thải khí nhà kính, tổ chức và vận hành thị trường carbon.

Điểm chung của 4 đại dự án nghìn tỷ vào diện theo dõi của Ban chỉ đạo TƯ

Tòa nhà Trung tâm điều hành Vicem, dự án Thủy điện Hồi Xuân, dự án xây dựng toà nhà làm việc Bộ Ngoại giao, Tiểu dự án 2 (Lim - Phả Lại) là những dự án có quy mô...

Thủ tướng chỉ thị phấn đấu từ nay đến năm 2030 có thêm ít nhất 1 triệu doanh nghiệp

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu thực hiện quyết liệt mục tiêu phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa nhanh, bền vững, tăng trưởng về số lượng, chất lượng, quy mô, hiệu quả...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98