Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu 8 mong muốn với các doanh nghiệp, doanh nhân

10/02/2025 14:39
10-02-2025 14:39:00+07:00

Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu 8 mong muốn với các doanh nghiệp, doanh nhân

Phát biểu kết luận hội nghị thường trực Chính phủ với doanh nghiệp, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, Hội nghị đã diễn ra với tinh thần trách nhiệm, thấu hiểu và chia sẻ, khẳng định sự quan tâm của Đảng, Nhà nước với doanh nghiệp, doanh nhân. Đồng thời, người đứng đầu Chính phủ nêu 8 mong muốn với các doanh nghiệp, doanh nhân.

Thủ tướng phát biểu kết luận Hội nghị - Ảnh VGP/Nhật Bắc

Về các kiến nghị, đề xuất, Thủ tướng giao VPCP tổng hợp, các Bộ ngành, địa phương khẩn trương xử lý ngay với tinh thần 5 rõ: rõ người, rõ việc, rõ thời gian, rõ trách nhiệm, rõ kết quả.

Nêu rõ khu vực kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng để phát triển kinh tế, một thành phần quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN của nước ta, Thủ tướng bày tỏ ấn tượng, ngưỡng mộ, khâm phục, tự hào và tin tưởng về những kết quả đã đạt được và sự phát triển của đội ngũ doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam trong tương lai.

Sau 40 năm đổi mới, chưa bao giờ đất nước ta có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay, đất nước ta đã giành được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Trong thành quả chung đó, có đóng góp quan trọng của đội ngũ doanh nghiệp, doanh nhân.

Kinh tế tư nhân hiện đóng góp vào gần 45% GDP cả nước, hơn 40% vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội, tạo việc làm cho 85% số lao động cả nước; chiếm tới 35% tổng kim ngạch nhập khẩu và 25% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Thủ tướng trân trọng cảm ơn những đóng góp quan trọng của đội ngũ doanh nghiệp, doanh nhân trong phát triển kinh tế - xã hội đất nước và đặc biệt trong những lúc khủng hoảng, những thời điểm quan trọng, những lúc đất nước gặp khó khăn như đại dịch COVID-19, thiên tai, bão lũ… Theo Thủ tướng, những lúc như vậy, đội ngũ doanh nghiệp, doanh nhân luôn sẵn sàng đóng góp và các đại biểu dự Hội nghị ai cũng có đóng góp.

Theo Thủ tướng, Đảng, Nhà nước đã ban bành các nghị quyết, luật để phát triển, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, doanh nhân, nhất là Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 10/10/2023 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ mới. Sắp tới, thực hiện chỉ đạo của Bộ Chính trị, các cơ quan sẽ xây dựng đề án về phát triển các doanh nghiệp dân tộc phát huy vai trò đầu đàn, dẫn dắt và đề án về phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Theo Thủ tướng, năm 2025 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là năm tăng tốc, bứt phá về đích để thực hiện thắng lợi Kế hoạch phát triển KTXH 5 năm 2021-2025, phấn đấu tăng trưởng GDP đạt ít nhất 8%, tạo đà, tạo lực, tạo khí thế để những năm tiếp theo tăng trưởng 2 con số.

Đây cũng là là năm diễn ra nhiều sự kiện trọng đại của đất nước - kỷ niệm 95 năm thành lập Đảng, 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, 80 năm thành lập Nước; là năm tiến hành Đại hội Đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIV, mở ra kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình, phát triển giàu mạnh, văn minh, thịnh vượng của dân tộc.

Cũng trong năm 2025, chúng ta thực hiện cuộc cách mạng về sắp xếp, tinh gọn bộ máy; thực hiện Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số.

Thủ tướng đề nghị các doanh nghiệp phấn đấu tăng trưởng ít nhất 2 con số, đóng góp thực hiện các nhiệm vụ lớn nói trên, góp phần vào mục tiêu chung để thực hiện 2 mục tiêu 100 năm (tới năm 2030 kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng và năm 2045 kỷ niệm 100 năm thành lập nước).

Người đứng đầu Chính phủ nêu 8 mong muốn với các doanh nghiệp, doanh nhân: Tiên phong trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ; đóng góp tích cực, hiệu quả hơn nữa cho 3 đột phá chiến lược về thể chế, hạ tầng và nhân lực; tăng tốc, bứt phá trong tăng trưởng; bao trùm, toàn diện, bền vững trong phát triển đất nước; đẩy mạnh xây dựng, phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, kinh tế tri thức, kinh tế sáng tạo; tích cực tham gia bảo đảm an sinh xã hội, đặc biệt là xóa nhà tạm, nhà dột nát và xây dựng nhà ở xã hội cho công nhân; ngày càng có nhiều doanh nghiệp dân tộc lớn tham gia vào các chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng, chuỗi sản xuất toàn cầu, góp phần nâng cao thương hiệu quốc gia.

Thủ tướng và các đại biểu dự Hội nghị - Ảnh VGP/Nhật Bắc

Về các băn khoăn, trăn trở, Thủ tướng cho rằng băn khoăn, trăn trở nhất mà nhiều đại biểu để cập là việc các cấp, các ngành thực thi đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước.

"Chúng tôi cam kết rà soát lại việc này, xây dựng thể chế thông thoáng, cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung, xóa bỏ cơ chế xin - cho, giảm thủ tục hành chính, giảm thời gian, chi phí tuân thủ cho người dân và doanh nghiệp. Đồng thời, giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội. Giữ vững ổn định vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, thực hiện chính sách tiền tệ, tài khóa linh hoạt, phù hợp, hiệu quả. Phát triển hạ tầng chiến lược để tăng tính cạnh tranh, giảm chi phí logistics và đẩy mạnh đào tạo nhân lực chất lượng cao cho cả nước, cho xã hội, trong đó có phục vụ các doanh nghiệp", Thủ tướng phát biểu.

Với các bộ ngành, Thủ tướng đề nghị trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao cần trao đổi, bàn bạc với các doanh nghiệp, hai bên có cam kết để triển khai công việc cụ thể, tham gia thực hiện những nhiệm vụ, dự án lớn của đất nước, ví dụ trong xây dựng đường sắt tốc độ cao, Bộ GTVT có cam kết với Hòa Phát về đường ray, với THACO về toa tàu, với Đèo Cả, Xuân Trường về đào hầm, làm đường…. Thủ tướng nhấn mạnh điều này phải trên cơ sở lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ giữa Nhà nước và doanh nghiệp, người dân, không có tiêu cực, tham nhũng.

Thủ tướng cũng đề nghị các doanh nghiệp, doanh nhân kinh doanh, làm ăn đúng luật, tham gia phòng chống tham nhũng, tiêu cực, xây dựng văn hóa kinh doanh mang bản sắc dân tộc.

Thủ tướng nhấn mạnh thông điệp: "Chính phủ, bộ ngành, địa phương "không nói không, không nói khó, không nói có mà không làm"; chúng ta cùng nhau xây dựng đất nước trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên phát triển vươn mình, giàu mạnh, văn minh, phồn vinh, thịnh vượng, nhân dân ngày càng ấm no, hạnh phúc. Đất nước có khát vọng, Nhân dân mong muốn và chờ đợi, Nhà nước phải kiến tạo, doanh nghiệp phải đóng góp, đất nước phải phát triển".

Nhật Quang

FILI

- 13:37 10/02/2025





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Dự kiến có 11 tỉnh, thành và 39 đơn vị cấp xã không thuộc diện sắp xếp

Dự kiến cả nước có 11 đơn vị hành chính cấp tỉnh là giữ nguyên, còn lại 52 đơn vị hành chính cấp tỉnh thuộc diện phải sắp xếp. Với cấp xã, dự kiến có 9.996/10.035...

Ưu tiên sáp nhập các tỉnh miền núi, đồng bằng với những nơi có biển

Ưu tiên sắp xếp các đơn vị hành chính miền núi, đồng bằng với các đơn vị hành chính có biển để kết hợp hài hòa, hợp lý các tỉnh, thành có vị trí liền kề gắn với yêu...

Tổng Bí thư: Tập trung xử lý dứt điểm các dự án chậm tiến độ, tồn đọng, kéo dài

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh phải tạo chuyển biến rõ nét hơn nữa trong công tác phòng, chống lãng phí, nhất là tập trung xử lý dứt điểm các công trình, dự án chậm...

Dự kiến phương án sắp xếp phường, xã ở TP HCM

Bình Thạnh đề xuất nhập 15 phường thành 4, quận 1 tính lập 2 phường mới trên cơ sở 10 phường cũ... các địa danh gắn với lịch sử như Bến Thành, Bến Nghé, Gò Vấp được...

Bộ Nội vụ khuyến khích đặt tên xã mới theo tên huyện cũ gắn số thứ tự

Bộ Nội vụ khuyến khích đặt tên ĐVHC cấp xã mới theo tên của ĐVHC cấp huyện trước sắp xếp, có gắn số thứ tự để thuận lợi cho việc số hóa, cập nhật dữ liệu thông tin.

Thực hiện mạnh mẽ cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy từ Trung ương đến cơ sở

Đây là thời điểm tiến hành mạnh mẽ, toàn diện, đồng bộ cuộc cách mạng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy từ Trung ương đến cơ sở nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu năng...

Cơ chế chính sách là yếu tố tạo sự khác biệt, thúc đẩy phát triển trung tâm tài chính quốc tế tại TPHCM

Sự phù hợp và đồng bộ của chính sách sẽ là yếu tố tạo sự khác biệt và là động lực thúc đẩy trung tâm tài chính quốc tế tại TPHCM phát triển để đạt được mục tiêu...

Bộ Nội vụ đề xuất chấm dứt tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại TP.HCM, Hà Nội...

Theo đề xuất của Bộ Nội vụ, chấm dứt việc tổ chức mô hình chính quyền đô thị đang thực hiện tại TP Hà Nội, TP.HCM, TP Đà Nẵng, TP Hải Phòng.

TƯƠNG LAI CHO THẾ HỆ VƯƠN MÌNH

Chúng tôi trân trọng giới thiệu bài viết "TƯƠNG LAI CHO THẾ HỆ VƯƠN MÌNH" của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm.

Kinh tế tư nhân: Cần chiến lược vượt trội với các nhóm giải pháp được tinh chỉnh

Theo ông Phan Đức Hiếu, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, để kinh tế tư nhân thực sự trở thành động lực quan trọng hàng đầu trong phát triển kinh tế...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98