TPHCM: Kinh tế số không chỉ 25% GRDP mà phải là động lực tăng trưởng mới

19/02/2025 08:55
19-02-2025 08:55:14+07:00

TPHCM: Kinh tế số không chỉ 25% GRDP mà phải là động lực tăng trưởng mới

TPHCM đặt mục tiêu phát triển kinh tế số không chỉ đạt chỉ tiêu đã đặt ra là 25% GRDP vào năm 2025, mà còn phải trở thành một trong những động lực tăng trưởng mới, đóng góp vào mục tiêu tăng trưởng kinh tế.

Theo đó, TPHCM đặt mục tiêu phát triển kinh tế số không chỉ đạt chỉ tiêu đã đặt ra là 25% GRDP vào năm 2025 mà còn phải trở thành một trong những động lực tăng trưởng mới, đóng góp vào mục tiêu tăng trưởng kinh tế.

Phát triển ngành công nghiệp công nghệ số, trọng tâm là phát triển lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI), công nghiệp bán dẫn, hỗ trợ chuyển đổi số cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Kinh tế số phải là động lực tăng trưởng của TPHCM. Ảnh: Báo Lao Động

Theo báo cáo kết quả triển khai chuyển đổi số và đô thị thông minh năm 2024 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2025 của TPHCM, hiện nay việc đánh giá, công bố tỷ lệ đóng góp của kinh tế số cho GRDP do Tổng Cục thống kê thực hiện.

Theo đó, tỷ trọng đóng góp của kinh tế số cho GRDP của Thành phố theo số liệu công bố của Tổng cục Thống kê, ước lượng là 12,62% năm 2020, 13,84% năm 2021, 13,51% năm 2022 và năm 2023 là 14,65%.

Song song đó, theo đánh giá của Bộ TT&TT: năm 2021 là 15,38%, năm 2022 là 18,66%, năm 2023 là 21,5%, năm 2024 ước đạt 22%, năm 2025 phấn đấu đạt 25%. 

TPHCM đã triển khai nhiều hoạt động thúc đẩy kinh tế số quan trọng như ban hành nhiều kế hoạch và chương trình để hỗ trợ phát triển doanh nghiệp và sản phẩm CNTT – TT giai đoạn 2020 – 2030; hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ chuyển đổi số; thí điểm khảo sát, đo lường, đánh giá hiện trạng và mức độ sẵn sàng thương mại điện tử và chuyển đổi số các doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cửa hàng bán buôn, bán lẻ trên địa bàn.

UBND Thành phố cũng tiến hành hợp tác với Bộ TT&TT để thúc đẩy triển khai chuyển đổi số, phát triển kinh tế số và trí tuệ nhân tạo.  

Thành phố cũng tiến hành tổ chức các sự kiện thúc đẩy kinh tế số; phối hợp các đơn vị nghiên cứu xây dựng và đã hoàn thành công tác khảo sát về “Đề án xây dựng mới một số khu công nghệ thông tin tập trung tại TPHCM”. 

Một số chỉ tiêu kinh tế TPHCM đã đạt được trong năm 2024 gồm: Tỷ lệ doanh nghiệp công nghệ số: 12,88% (33.453 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, CNTT); tỷ lệ doanh nghiệp nền tảng số: 11,63% (30.190 doanh nghiệp nền tảng số); tỷ trọng thương mại điện tử trong tổng mức bán lẻ đạt 16,7%; tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng hợp đồng điện tử đạt 82%; tỷ lệ doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng nền tảng số đạt 71,18%; tỷ lệ doanh nghiệp nộp thuế điện tử: 95.21%; tỷ lệ tên miền .vn trên địa bàn Thành phố: 80,87%.

Thành phố tiếp tục kiên trì xây dựng dữ liệu số trong cơ quan nhà nước, từ đó mở rộng cho doanh nghiệp khai thác, tạo ra giá trị tăng thêm; đẩy nhanh 8 nền tảng số chuyên ngành còn lại để hoàn thành đưa nền hành chính Thành phố lên nền tảng số trong năm 2025.

Đưa các hoạt động chỉ đạo, điều hành và nền hành chính của thành phố lên nền tảng số; chỉ đạo, điều hành, báo cáo, đánh giá trực tuyến và dựa trên dữ liệu.

Tập trung phát triển cổng dịch vụ công, các dịch vụ, tiện ích số cho người dân, và doanh nghiệp với phương châm “người dân và doanh nghiệp là chủ thể và mục tiêu phục vụ của chuyển đổi số”; hoàn thành mục tiêu: Định danh, cá nhân hóa; Tái sử dụng dữ liệu; Không ranh giới địa chính.

Trong năm 2025, Thành phố sẽ hoàn thiện thể chế số, các quy định, chính sách chuyển đổi số. Tập trung phát triển hạ tầng số Thành phố, tiếp tục duy trì vị thế dẫn đầu về hạ tầng tính toán, hạ tầng viễn thông, hạ tầng dữ liệu.

Tiếp tục triển khai Chiến lược quản trị dữ liệu Thành phố, cung cấp dữ liệu mở cho người dân, doanh nghiệp; tăng cường đảm bảo an toàn thông tin.

Tiếp tục phát triển, cải tiến Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính Thành phố, nâng cao chất lượng dịch vụ công trực tuyến cho người dân.

Thường xuyên rà soát, cập nhật, nâng cấp, hoàn thiện các dịch vụ, tính năng, tiện ích của ứng dụng công dân số, đem lại nhiều lợi ích nhất cho người dân.

Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận công nghệ số, chuyển đổi số trong quản lý, sản xuất kinh doanh.

Phát triển các mô hình kinh doanh mới dựa trên nền tảng số. Ứng dụng công nghệ số vào mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội, nâng cao năng suất lao động, hiệu quả sản xuất kinh doanh và chất lượng cuộc sống.

Hoàn thành và triển khai Đề án phát triển các Khu công nghệ thông tin tập trung của Thành phố.

Lê Mỹ

VietNamNet

- 07:01 19/02/2025





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Đề xuất thí điểm giao dịch chứng khoán được mã hóa trên sàn tài sản số

Đại diện Techcom Securities (TCBS) đề xuất giao dịch chứng khoán được mã hóa trên sàn tài sản số trong giai đoạn thí điểm.

‘Bảo kê’ cho cát lậu, cựu Chủ tịch An Giang bị đề nghị 9-10 năm tù

Cho rằng hành vi của bị cáo là đặc biệt nghiêm trọng nhưng bị cáo đã tự nguyện khắc phục hậu quả, được tặng nhiều bằng khen, giấy khen…nên đại diện VKS đề nghị...

Chủ tàu nhà hàng Elisa nợ đậm: Khoản nợ được đấu giá thế nào?

Khoản nợ có tài sản bảo đảm là tàu nhà hàng 5 sao Elisa sắp được bán đấu giá nhưng các hoạt động kinh doanh trên tàu vẫn diễn ra bình thường.

Kinh tế tuần hoàn trong ngành nhựa, từ “rác thải” đến “tài nguyên”

Khái niệm kinh tế tuần hoàn đang trở thành xu thế tiên phong trong những năm gần đây, xuất hiện trong nhiều ngành công nghiệp, trong đó ngành nhựa đang trải qua một...

Tỉnh nhỏ nhất Việt Nam nhưng xuất khẩu top 2 cả nước, đuổi sát nút TPHCM

Có diện tích nhỏ nhất Việt Nam, nhưng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Bắc Ninh lại đứng top 2 cả nước. Thậm chí, có giai đoạn xuất khẩu của tỉnh này còn đuổi sát nút...

Đề nghị thí điểm thành lập mô hình khu thương mại tự do gần sân bay Long Thành

Lãnh đạo tỉnh Đồng Nai đã kiến nghị Bộ Chính trị, Quốc hội, Chính phủ chấp thuận cho phép tỉnh thí điểm thành lập mô hình khu thương mại tự do gần sân bay Long...

Đề nghị truy tố nhóm cựu cán bộ TP Long Xuyên

Cơ quan CSĐT Công an tỉnh An Giang vừa chuyển hồ sơ đề nghị Viện KSND cùng cấp truy tố 17 bị can trong vụ án "vi phạm quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư...

Đề xuất bổ sung 9 thủ tục hành chính mới về thị trường carbon

Bộ Nông nghiệp và Môi trường đề xuất bổ sung 9 thủ tục hành chính mới về phân bổ hạn ngạch phát thải khí nhà kính, tổ chức và vận hành thị trường carbon.

Điểm chung của 4 đại dự án nghìn tỷ vào diện theo dõi của Ban chỉ đạo TƯ

Tòa nhà Trung tâm điều hành Vicem, dự án Thủy điện Hồi Xuân, dự án xây dựng toà nhà làm việc Bộ Ngoại giao, Tiểu dự án 2 (Lim - Phả Lại) là những dự án có quy mô...

Thủ tướng chỉ thị phấn đấu từ nay đến năm 2030 có thêm ít nhất 1 triệu doanh nghiệp

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu thực hiện quyết liệt mục tiêu phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa nhanh, bền vững, tăng trưởng về số lượng, chất lượng, quy mô, hiệu quả...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98