Chủ tịch Trung An: Gạo Việt Nam có phân khúc riêng, không sợ Ấn Độ xả gạo

09/03/2025 21:32
09-03-2025 21:32:00+07:00

Chủ tịch Trung An: Gạo Việt Nam có phân khúc riêng, không sợ Ấn Độ xả gạo

"Gạo Việt Nam có phân khúc riêng, chúng ta không sợ Ấn Độ xả gạo, đừng lo lúa gạo Việt Nam có bán được hay không," ông Phạm Thái Bình, Chủ tịch HĐQT CTCP Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An (UPCoM: TAR) khẳng định tại hội nghị về sản xuất và thị trường lúa gạo ngày 07/03 tại TP. Cần Thơ.

Giá gạo sẽ tăng trở lại

Theo số liệu từ Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, đầu năm 2025, nguồn cung gạo toàn cầu đạt mức kỷ lục 532.7 triệu tấn. Sự trở lại của Ấn Độ - nhà xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới - đã tạo áp lực mạnh mẽ lên thị trường, đặc biệt ở phân khúc gạo giá rẻ.

Tác động này thể hiện qua kết quả xuất khẩu gạo Việt Nam 2 tháng đầu năm: sản lượng tăng 5.9% đạt 1.1 triệu tấn, nhưng giá trị giảm 13% còn 613 triệu USD. Tuy nhiên, các chuyên gia và doanh nghiệp đánh giá đây chỉ là biến động tạm thời.

Lãnh đạo nhiều doanh nghiệp xuất khẩu cho biết, 80% gạo xuất khẩu của Việt Nam thuộc phân khúc chất lượng cao nên ít bị ảnh hưởng bởi sự cạnh tranh từ gạo giá rẻ của Ấn Độ. Hiện cơ cấu xuất khẩu gạo Việt Nam gồm gạo trắng chiếm 71% với giá 523 - 540 USD/tấn, chủ yếu xuất sang Philippines, Indonesia và châu Phi; gạo thơm như Jasmine, Đài Thơm, ST24, ST25 chiếm 19% với giá 640 - 700 USD/tấn, xuất khẩu sang EU, Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản; gạo nếp chiếm 6% và gạo Japonica cùng các loại đặc sản khác chiếm 4%.

Ông Trần Tấn Đức, Tổng Giám đốc Vinafood 2 dự báo: "Trong thời gian tới, giá lúa gạo sẽ tăng dần trở lại". Nhận định này được hỗ trợ bởi nguồn cung nội địa hạn chế khi sản lượng 2025 giảm còn 43.14 triệu tấn do hạn mặn tại ĐBSCL, cùng nhu cầu dự kiến tăng từ Trung Quốc (5-6 triệu tấn/năm) và Philippines (4.5-4.7 triệu tấn/năm) từ quý 2/2025.

Tại Sóc Trăng, ông Vương Quốc Nam, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho biết nông dân trồng lúa thơm và đặc sản như ST25 vẫn được thương lái mua với giá cao hơn cùng kỳ. Trong khi đó, ông Nguyễn Ngọc Nam, Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) nhận định các doanh nghiệp đã chủ động tìm kiếm thị trường, đảm bảo tiêu thụ sản phẩm.

Ông Phạm Thái Bình, Chủ tịch HĐQT TAR - Ảnh: VGP/Minh Khôi

Lời giải từ Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao 

Để ổn định thị trường, Bộ trưởng Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy đề xuất 4 giải pháp trọng tâm: nâng cao năng lực hệ thống kho chứa; điều chỉnh hạn mức và lãi suất cho vay để doanh nghiệp thu mua dự trữ; tăng cường thanh tra, kiểm tra xử lý các trường hợp ép giá nông dân; và thúc đẩy liên kết chuỗi giữa doanh nghiệp với nông dân.

Ông Nguyễn Ngọc Nam kiến nghị Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các ngân hàng thương mại tăng hạn mức, kéo dài thời gian cho vay để doanh nghiệp mua gạo dự trữ, hạn chế bán tháo. "Khi có tài chính ổn định, doanh nghiệp và nông dân tự tin giữ hàng lại nếu thấy thị trường không thuận lợi, giúp ngăn chặn giảm giá, thậm chí kéo giá tăng", ông Nam nhấn mạnh.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ Công Thương khẩn trương sửa đổi Nghị định 107/2018/NĐ-CP về kinh doanh xuất khẩu gạo trong tháng 3/2025 để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Ông cũng đề nghị xây dựng cơ sở dữ liệu toàn diện về sản xuất và xuất khẩu lúa gạo, đồng thời hoàn thiện Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Theo ông Phạm Thái Bình, Đề án "Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030" là lời giải cho bài toán phát triển bền vững ngành lúa gạo. "Cốt lõi nhất là liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ thì lúa gạo Việt Nam sẽ không còn tình trạng được mùa mất giá, được giá mất mùa", ông Bình khẳng định.

Tử Kính

FILI

- 20:30 09/03/2025





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Gạo Việt xuất khẩu lấy lại vị thế ‘đắt giá nhất thế giới’

Sau quãng thời gian giá gạo xuất khẩu lao dốc, chạm đáy, gạo Việt Nam đã lấy lại được vị thế ‘đắt giá nhất thế giới’.

Tôm Việt vào cuộc đua xanh nâng giá trị trong chuỗi cung ứng thủy sản toàn cầu

Nhờ sự nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp và người nuôi, tôm Việt Nam đã trở thành một trong những mặt hàng chủ lực, đưa Việt Nam vươn lên nhóm các quốc gia xuất...

Bốn nông sản của Việt Nam vừa đón tin vui từ thị trường Trung Quốc

Bộ Nông nghiệp và Môi trường vừa ký 4 nghị định thư về xuất khẩu ớt, chanh leo, tổ yến và cám gạo sang Trung Quốc.

Thanh long bất ngờ soán ngôi 'vua' trái cây Việt Nam

Lũy kế 2 tháng đầu năm nay, xuất khẩu thanh long đạt 93,8 triệu USD, chiếm 14,3 % tỷ trọng. Kết quả này giúp thanh long vươn lên trở thành loại trái cây xuất khẩu...

Thị trường nông sản: Giá gạo Thái Lan chạm "đáy", giá cà phê toàn cầu giữ đà tăng

Giá gạo xuất khẩu từ Thái Lan đã giảm xuống mức thấp nhất trong hơn ba năm, trong khi đó, thị trường cà phê toàn cầu cho thấy những tín hiệu lạc quan khi giá cà phê...

Bất ngờ vượt sầu riêng, ‘siêu thực phẩm’ chiếm giữ top 2 ở ngành hàng 7 tỷ USD

Kim ngạch xuất khẩu của loại quả được ví như 'siêu thực phẩm' bất ngờ vượt qua 'vua trái cây' sầu riêng để chiếm giữ vị trí thứ hai ở ngành hàng 7 tỷ USD.

Khách Mỹ tới tấp mua ‘vàng đen’ sau hoãn áp thuế, DN Việt gấp gáp tăng ca

Vừa hôm trước khách Mỹ còn nói không buôn bán gì được nữa, vậy mà sáng sớm hôm sau đã liên hệ tới tấp mua hàng. Quá nhiều đơn hàng khiến doanh nghiệp phải tăng...

Mỹ muốn áp thuế 46%, Cục Thuỷ sản và Kiểm ngư khuyến cáo điều quan trọng

Sẵn sàng cho kịch bản không thể đàm phán thuế với Mỹ, doanh nghiệp thuỷ sản phải nỗ lực chuyển hướng xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, Hàn Quốc, EU, Nhật Bản...

Việt Nam nằm top đầu thế giới tiêu thụ thịt lợn, DN chi 460 triệu USD nhập về

Do người Việt ngày càng thích ăn thịt nên ngoài số lượng 53,53 triệu con lợn hơi thương phẩm xuất chuồng, các doanh nghiệp còn chi thêm 460 triệu USD để nhập khẩu...

Định vị hạt gạo Việt Nam trong kỷ nguyên mới

Sáng 04/04, Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) tổ chức Hội thảo “Định vị hạt gạo Việt Nam trong kỷ nguyên mới”, với mục tiêu đưa ra các giải pháp và chiến lược mới...

Giá vàng và hàng hóa


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98