Đề xuất không tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với xe bán tải

09/03/2025 17:00
09-03-2025 17:00:00+07:00

Đề xuất không tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với xe bán tải

Hội Tư vấn thuế Việt Nam, VCCI vừa gửi góp ý đến Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội, đề xuất giữ nguyên mức thuế tiêu thụ đặc biệt với xe bán tải.

Hội Tư vấn thuế Việt Nam (VTCA) vừa có văn bản gửi Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội, góp ý về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Dự án luật này đã được Quốc hội cho ý kiến lần đầu tại kỳ họp thứ 8, hồi tháng 11-2024.

Đề xuất không tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với xe bán tải- Ảnh 1.

Hiện đang có đề xuất tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xe bán tải

Tại dự thảo luật, đã đề xuất sửa đổi, bổ sung mô tả mặt hàng ô tô, quy định rõ thuế suất đối với xe ô tô pick-up (còn gọi là xe bán tải - PV) chở người thuộc nhóm xe ô tô chở người và xe bốn bánh chở người có gắn động cơ từ 9 chỗ trở xuống. Theo đó, áp dụng thuế suất phù hợp, bằng 60% mức thuế suất áp dụng cho xe chở người đối với xe ô tô pick-up chở hàng cabin kép, xe ô tô tải VAN có từ hai hàng ghế trở lên.

Góp ý về nội dung này, VTCA cho rằng đặc điểm của xe pick-up chở hàng cabin kép là kết hợp giữa xe chở người và xe tải chở hàng, có thiết kế gầm cao, khả năng chịu tải tốt, đa dụng và chạy được trên nhiều loại địa hình. Có khả năng vận chuyển hàng hóa, trang thiết bị tới các khu vực có địa hình hiểm trở, khó tiếp cận.

Theo thống kê của Hiệp hội Các nhà sản xuất Ô tô Việt Nam (VAMA), đối tượng sử dụng xe pick-up chở hàng cabin kép được phân vùng như sau: 70% người sử dụng ở các tỉnh, thành phố ngoài Hà Nội và TP HCM; 30% được sử dụng ở TP Hà Nội và TP HCM.

Thống kê cũng cho thấy, 36% lượng xe được sử dụng bởi các cơ quan, doanh nghiệp; 64% lượng xe được sử dụng bởi cá nhân, chủ yếu phục vụ mục đích vận tải, kinh doanh thương mại với quy mô vừa và nhỏ.

VTCA cho biết mức thuế suất tiêu thụ đặc biệt hiện nay đối với xe pick-up chở hàng cabin kép: 15%, 20%, 25% tùy thuộc vào dung tích động cơ. Như vậy theo đề xuất mới, thuế suất mới với xe này sẽ tăng từ 15% - 20% - 25% lên thành 24% - 36% và 54%; hơn gấp đôi so với thuế suất cũ.

Từ thực trạng đối tượng tiêu dùng như thống kê trên và kinh nghiệm các nước lân cận trong khu vực, Hội Tư vấn thuế Việt Nam đề xuất giữ mức thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt đối với với xe pick-up chở hàng cabin kép như mức thuế suất quy định tại Luật hiện hành.

Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng trong dự thảo luật đề xuất tăng thuế suất đối với xe pick-up chở hàng cabin kép chưa thực sự phù hợp với bối cảnh chung của thị trường ô tô hiện nay.

"Xe pick-up cabin kép chủ yếu phục vụ vận tải hàng hóa, hoạt động kinh doanh vừa và nhỏ, cũng như công vụ của cơ quan chức năng, đặc biệt tại các khu vực ngoài đô thị"- VCCI nêu rõ.

VCCI nhấn mạnh theo phân tích định lượng, việc tăng thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt đối với dòng xe này có thể dẫn đến nhiều hệ lụy tiêu cực, bao gồm: Giảm thu ngân sách nhà nước (ước tính khoảng 7.700 tỉ đồng trong giai đoạn 2024 - 2030), sụt giảm đáng kể lượng tiêu thụ xe (giảm 36%), gây khó khăn cho các doanh nghiệp đã và đang đầu tư mở rộng sản xuất.

Đồng thời, chi phí đầu tư phương tiện mới sẽ gia tăng, hạn chế khả năng tiếp cận của doanh nghiệp và cá nhân có nhu cầu thực tế. Ngoài ra, chính sách này có thể làm giảm hiệu quả của các mục tiêu Chính phủ đặt ra về cân bằng chính sách thuế giữa các dòng xe, bảo vệ môi trường và điều tiết giao thông đô thị.

Do đó, các doanh nghiệp đề xuất giữ nguyên mức thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt hiện hành đối với xe pick-up chở hàng cabin kép nhằm bảo đảm sự ổn định của thị trường, hỗ trợ doanh nghiệp và duy trì nguồn thu ngân sách nhà nước.

Minh Chiến

Người lao động

- 09:56 09/03/2025







TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Xuất khẩu tôm tăng trưởng mạnh trong quý 1/2025

Trong 3 tháng đầu năm 2025, xuất khẩu tôm và cá tra của Việt Nam ghi nhận những tín hiệu tăng trưởng lạc quan nhờ nhu cầu phục hồi tại nhiều thị trường lớn. Tuy...

Quảng Nam đề xuất xây Khu thương mại tự do gắn với sân bay Chu Lai

Thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam đang đưa ra các đề xuất khác nhau về vị trí xây dựng Khu thương mại tự do, trong bối cảnh cả hai địa phương có thể sáp nhập theo...

Thủ tướng: Chủ động làm việc với phía Hoa Kỳ về đàm phán thương mại

Thủ tướng yêu cầu khẩn trương đàm phán ký kết trong tháng 5/2025 các hợp đồng mua bán, nhập khẩu các mặt hàng từ Hoa Kỳ như khí LNG, máy bay, thuốc, vật tư y tế...

Cựu Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh Nguyễn Nhân Chiến và Chủ tịch Tân Hoàng Minh Đỗ Anh Dũng được đặc xá

Theo Thứ trưởng Bộ Công an Lê Văn Tuyến, trong danh sách hơn 8.000 phạm nhân được đặc xá đợt này, có trường hợp Đỗ Anh Dũng (Chủ tịch Tân Hoàng Minh), Nguyễn Nhân...

Chính sách FDI của TP Hồ Chí Minh: Mảnh “đất lành” cho các “đại bàng” cất cánh

Chiến lược thu hút FDI của Thành phố Hồ Chí Minh đã có sự thay đổi căn bản về chất, khi chuyển từ thâm dụng lao động, sang thâm dụng công nghiệp, công nghệ và đổi...

Vụ EVN thiệt hại hơn 1.000 tỷ đồng: Cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng lĩnh 6 năm tù

Vì động cơ vụ lợi, tạo điều kiện cho doanh nghiệp điện mặt trời được hưởng giá ưu đãi, ông Hoàng Quốc Vượng cùng nhóm cựu cán bộ thuộc Cục Điện năng và Năng lượng...

Cựu Bí thư, cựu Chủ tịch tỉnh Vĩnh Phúc bị truy tố ở khung hình phạt từ 20 năm tù đến tử hình

Với cáo buộc nhận hối lộ hàng chục tỷ đồng từ lãnh đạo Tập đoàn Phúc Sơn, cựu Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc Hoàng Thị Thúy Lan, cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lê Duy Thành, bị...

Đi tắt, đón đầu

Quỹ Đầu tư Phát triển Đô thị TP HCM được thành lập khoảng 30 năm trước đến từ sự năng động, sáng tạo và đột phá của lãnh đạo thành phố.

Mỹ mời Việt Nam sang họp khởi động đàm phán trong tuần này

Tham tán Thương mại Việt Nam tại Mỹ cho biết, phía Mỹ đã mời đoàn công tác liên ngành của Việt Nam sang họp khởi động đàm phán trong tuần này, ngay trong thời gian...

Đề xuất tầm nhìn ‘Một trung tâm – Ba hành lang’ cho TPHCM

Quyết sách sáp nhập Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu vào TPHCM để tạo ra một siêu trung tâm kinh tế của Việt Nam mang tầm vóc thế kỷ của lãnh đạo quốc gia. Để TPHCM...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98