Doanh nghiệp bị mua lại: Người lao động được bảo vệ ra sao?

14/03/2025 20:02
14-03-2025 20:02:00+07:00

Doanh nghiệp bị mua lại: Người lao động được bảo vệ ra sao?

Khi một doanh nghiệp bị sáp nhập hoặc mua lại, người lao động thường đối mặt với những thay đổi lớn về môi trường làm việc, quyền lợi và chế độ lao động. Để bảo vệ người lao động, pháp luật Việt Nam, đặc biệt là Bộ luật Lao động 2019, đã có nhiều quy định nhằm đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người lao động và xác định rõ trách nhiệm của doanh nghiệp kế thừa.

Quyền lợi của người lao động khi doanh nghiệp bị sáp nhập hoặc mua lại

Theo Điều 43 Bộ luật Lao động 2019, trong trường hợp sáp nhập, hợp nhất, chia, tách hoặc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp làm  ảnh hưởng đến việc làm của nhiều người lao động, người sử dụng lao động phải xây dựng phương án sử dụng lao động. Phương án này cần bao gồm:

Danh sách người lao động tiếp tục được sử dụng, được đào tạo lại hoặc chuyển sang làm việc không trọn thời gian.

Danh sách người lao động nghỉ hưu.

Danh sách người lao động phải chấm dứt hợp đồng lao động.

Quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan trong việc thực hiện phương án.

Biện pháp và nguồn tài chính đảm bảo thực hiện phương án.

Việc xây dựng phương án sử dụng lao động phải được trao đổi ý kiến với tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở và thông báo công khai cho người lao động biết trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày được thông qua. Ngoài ra, các quyền lợi về bảo hiểm xã hội của người lao động sẽ tiếp tục được bảo lưu và thực hiện đầy đủ. Doanh nghiệp mới không được cắt giảm hoặc làm gián đoạn các chế độ này trừ khi có thỏa thuận khác phù hợp với quy định pháp luật.

Điển hình, thương vụ Tập đoàn Central Group của Thái Lan mua lại chuỗi siêu thị Big C Việt Nam. Sau thương vụ này, Central Group tiến hành tái cấu trúc hoạt động kinh doanh, dẫn đến việc thay đổi một số vị trí quản lý và nhân sự. Mặc dù phần lớn người lao động được giữ lại, nhưng cũng có những thay đổi về chính sách và văn hóa doanh nghiệp, nhưng vẫn ưu tiên xây dựng phương án đảm bảo quyền lợi người lao động được bảo vệ.

Ảnh minh họa

Trách nhiệm của doanh nghiệp kế tiếp đối với người lao động

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 43 Bộ luật Lao động 2019, người sử dụng lao động kế tiếp có trách nhiệm thực hiện phương án sử dụng lao động đã được thông qua. Trong trường hợp người lao động bị chấm dứt hợp đồng do sáp nhập hoặc mua lại, họ được nhận trợ cấp mất việc làm theo quy định tại Điều 47 Bộ luật Lao động 2019. Cụ thể, người lao động sẽ nhận trợ cấp mất việc làm với mức mỗi năm làm việc được trợ cấp một tháng tiền lương nhưng ít nhất phải bằng hai tháng tiền lương.

Chẳng hạn, thương vụ Tập đoàn Kido (HOSE: KDC) hoàn tất việc sáp nhập với Dầu thực vật Tường An (TAC) vào năm 2017 nhằm mở rộng thị phần và đa dạng hóa sản phẩm. Quá trình sáp nhập này dẫn đến việc hợp nhất các phòng ban và tinh giản nhân sự ở những vị trí trùng lặp. Công ty đã thực hiện chính sách hỗ trợ tài chính và đào tạo lại cho những nhân viên bị ảnh hưởng, giúp họ chuyển đổi sang vị trí công việc mới hoặc tìm kiếm cơ hội việc làm khác, đảm bảo không ảnh hưởng quyền lợi của người lao động.

Trường hợp người lao động không đồng ý tiếp tục làm việc

Nếu người lao động không đồng ý tiếp tục làm việc dưới quyền của doanh nghiệp mới, họ có quyền chấm dứt hợp đồng lao động và được nhận trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 46 Bộ luật Lao động 2019. Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân của 6 tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi người lao động thôi việc.

Doanh nghiệp kế tiếp cần bảo đảm  việc chấm dứt hợp đồng này được thực hiện đúng quy trình và không gây thiệt hại cho người lao động. Đây là một quy định quan trọng để bảo vệ quyền tự quyết và quyền lợi kinh tế của người lao động.

Giải pháp giảm rủi ro cho người lao động

Một số rủi ro thường gặp bao gồm:

Người lao động bị thay đổi điều kiện làm việc hoặc bị chấm dứt hợp đồng một cách bất hợp pháp.

Quyền lợi bảo hiểm xã hội và các chế độ phúc lợi không được bảo đảm.

Người lao động không được thông báo hoặc không được tham gia đàm phán về các thay đổi.

Để giảm thiểu những rủi ro này, người sử dụng lao động cần xây dựng phương án sử dụng lao động chi tiết, thông báo kịp thời, tổ chức đối thoại với người lao động. Thực hiện đầy đủ các quy trình chuyển giao quyền lợi về bảo hiểm xã hội, các phúc lợi để bảo đảm sự liên tục trong việc thực hiện các chế độ.

Người lao động cần chủ động nắm bắt thông tin về quá trình sáp nhập, mua lại của doanh nghiệp, chủ động tìm hiểu quy định, hiểu rõ quyền lợi của mình để có cơ sở tự bảo vệ khi cần thiết. Tham gia đối thoại với doanh nghiệp, tổ chức đại diện người lao động để đóng góp ý kiến và đề xuất giải pháp phù hợp. Nếu có vi phạm xảy ra, người lao động có quyền khiếu nại hoặc khởi kiện theo quy định.

Pháp luật Việt Nam đã đưa ra nhiều quy định nhằm bảo vệ người lao động khi doanh nghiệp bị sáp nhập hoặc mua lại. Tuy nhiên, để đảm bảo quyền lợi được thực hiện đầy đủ, cả người sử dụng lao động và người lao động cần hiểu rõ các quy định này và phối hợp thực hiện đúng quy trình. Đồng thời, sự giám sát chặt chẽ từ cơ quan quản lý nhà nước sẽ góp phần xây dựng một môi trường lao động ổn định và bền vững, giúp hạn chế tối đa các rủi ro có thể phát sinh trong thực tế.

ThS. LS. Huỳnh Thị Mỹ Hằng (Công ty Luật Anh Sĩ)

FILI

- 19:00 14/03/2025





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

PDR hoàn tất phát hành hơn 34 triệu cp hoán đổi nợ cho đối tác nước ngoài

Ngày 16/04/2025, CTCP Phát triển Bất động sản Phát Đạt (HOSE: PDR) đã thực hiện phát hành gần 34.1 triệu cp với giá 20,000 đồng cho nhà đầu tư nước ngoài để hoán...

Chứng khoán lao dốc, BCM hoãn đấu giá 300 triệu cp

HĐQT Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển Công nghiệp (Becamex IDC, HOSE: BCM) thông qua việc tạm hoãn đợt chào bán thêm 300 triệu cp ra công chúng thông qua đấu giá.

Những yếu tố có thể phá vỡ giao dịch M&A

Bất kỳ nguyên nhân nào dẫn đến một hoặc cả hai bên không đáp ứng được kỳ vọng/mục tiêu giao dịch đều có thể trở thành “yếu tố phá vỡ giao dịch” trong hoạt động mua...

Định giá trong M&A, phương pháp nào phù hợp?

Theo chuyên gia của FPTS, định giá là khâu quan trọng nhất trong việc thực hiện các thương vụ. Đây là vấn đề đầu tiên gặp thử thách, không chỉ đơn giản là đưa ra...

Vingroup bán mảng trí tuệ nhân tạo cho Qualcomm

Qualcomm vừa chính thức mua lại MovianAI - bộ phận AI tạo sinh trước đây thuộc VinAI của Tập đoàn Vingroup (HOSE: VIC). Bên cạnh đó, Tiến sĩ Bùi Hải Hưng, CEO...

BVBank chốt quyền chào bán gần 69 triệu cp ra công chúng, giá 10,000 đồng/cp

Ngân hàng TMCP Bản Việt (BVBank, UPCoM: BVB) thông báo 15/04 là ngày giao dịch không hưởng quyền để thực hiện quyền mua trong đợt chào bán cổ phiếu ra công chúng. 

Nhà đầu tư nước ngoài mua hơn 48% lượng cổ phiếu do MCH chào bán

CTCP Hàng tiêu dùng Masan (Masan Consumer, UPCoM: MCH) thông báo đã chào bán thành công hơn 326.8 triệu cp ra công chúng vào ngày 25/03, dự kiến chuyển giao cổ...

Doanh nhân Phạm Thu sắp bơm 800 tỷ đồng vốn vào Saigonres

Trong ngày 25/03, ông Phạm Thu - Chủ tịch HĐQT Tổng CTCP Địa ốc Sài Gòn (Saigonres, HOSE: SGR) đã đăng ký mua vào 20 triệu cp SGR, liên quan đến đợt chào bán cổ...

Quỹ nào đăng ký mua cổ phần phát hành thêm của Ladophar?

CTCP Dược Lâm Đồng (Ladophar, HNX: LDP) công bố phương án chào bán riêng lẻ 8.25 triệu cp (khoảng 65% số lượng lưu hành) với giá 11,000 đồng/cp, không chênh lệch...

Nam Long thông qua phương án gọi vốn 2.5 ngàn tỷ đồng

Theo Nghị quyết ĐHĐCĐ công bố ngày 19/03, các chủ sở hữu tại Nam Long đã chấp thuận phương án chào bán thêm cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, cũng như phương án sử...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98