Thay đổi cách tính lương hưu khu vực Nhà nước từ 2025

12/03/2025 16:10
12-03-2025 16:10:26+07:00

Thay đổi cách tính lương hưu khu vực Nhà nước từ 2025

Từ 1/1/2025 cách tính lương hưu khu vực Nhà nước sẽ được tính theo cả quá trình đóng BHXH, không tính theo các năm cuối như quy định hiện hành.

Bộ LĐ-TB&XH (nay là Bộ Nội vụ) đang đề xuất các phương án hoàn thiện chính sách lương hưu, trợ cấp hưu trí xã hội cho người lao động đã được quy định trong Luật BHXH 2024.

Luật BHXH 2024 có hiệu lực từ 1/7/2025 quy định, giảm thời gian đóng BHXH tối thiểu để hưởng lương hưu từ 20 năm xuống 15 năm. Người lao động muốn nhận được lương hưu phải đảm bảo có tối thiểu 15 năm tham gia đóng BHXH và đủ tuổi nghỉ hưu.

Để triển khai Luật BHXH mới nêu trên, Bộ LĐ-TB&XH (nay là Bộ Nội vụ) đang dự thảo thông tư hướng dẫn, trong đó cơ quan soạn thảo giữ nguyên cách tính lương hưu đối với khu vực nhà nước.

Cụ thể, mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH để tính lương hưu, trợ cấp một lần đối với người lao động khu vực Nhà nước được tính trong khoảng 5 đến 20 năm cuối trước nghỉ hưu, tuỳ thời điểm tham gia.

Lương hưu khu vực Nhà nước sẽ được tính theo cả quá trình như khu vực tư nhân. Ảnh minh hoạ: Thạch Thảo.

Căn cứ theo quy định tại Điều 62 Luật BHXH 2024, người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định có toàn bộ thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương này thì tính bình quân tiền lương tháng của số năm đóng BHXH trước khi nghỉ hưu.

Cụ thể, tham gia BHXH trước ngày 1/1/1995 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng BHXH của 5 năm cuối trước khi nghỉ hưu; tham gia BHXH trong khoảng thời gian từ 1/1/1995 - 31/12/2000 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng BHXH của 6 năm cuối trước khi nghỉ hưu.

Người lao động tham gia BHXH trong khoảng thời gian từ 1/1/2001 - 31/12/2006 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng BHXH của 8 năm cuối trước khi nghỉ hưu; tham gia BHXH trong khoảng thời gian từ 1/1/2007 - 31/12/2015 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng BHXH của 10 năm cuối trước khi nghỉ hưu.

Người tham gia BHXH từ 1/1/2016 - 31/12/2019 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng BHXH của 15 năm cuối trước khi nghỉ hưu; tham gia BHXH từ 1/1/2020 - 31/12/2024, tính bình quân của tiền lương tháng đóng BHXH của 20 năm cuối trước khi nghỉ hưu; tham gia BHXH từ 1/1/2025 trở đi thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng BHXH của toàn bộ thời gian.

Đối với người lao động vừa có thời gian đóng BHXH thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, vừa có thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương tháng đóng BHXH chung của các thời gian. Trong đó, thời gian đóng theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định được tính bình quân tiền lương tháng đóng BHXH theo số năm đóng trước khi nghỉ hưu như quy định nêu trên.

Tính theo cả quá trình đảm bảo lương hưu đủ sống

 Theo quy định mới, lao động khu vực nhà nước tham gia BHXH từ ngày 1/1/2025 trở đi sẽ được tính bình quân toàn bộ quá trình đóng BHXH, tương tự khu vực tư nhân.

Tỉ lệ hưởng lương hưu của lao động nữ đóng 15 năm bằng 45% mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng BHXH, sau đó cứ mỗi năm đóng BHXH được tính thêm 2%, cho đến khi hưởng tối đa 75%.

Lao động nam đóng BHXH 15 năm chỉ được mức hưởng bằng 40% bình quân tiền lương tháng. Từ 16 đến 20 năm, mỗi năm tính thêm 1%. Từ năm thứ 20 trở đi, tỉ lệ hưởng lương hưu là 45% và cứ đóng mỗi năm tính thêm 2% cho đến khi hưởng tối đa 75%.

Như vậy, để hưởng lương hưu tối đa 75%, lao động nữ phải đóng BHXH 30 năm, còn nam là 35 năm.

Người lao động khu vực nhà nước bị giảm 2% tỷ lệ hưởng lương hưu cho mỗi năm nghỉ trước tuổi, từ đủ 6 tháng đến dưới 12 tháng giảm 1%, trường hợp thời gian nghỉ hưu trước tuổi dưới 6 tháng không giảm tỷ lệ phần trăm hưởng lương hưu.

Trao đổi với VietNamNet, đại diện BHXH Hà Nội cho rằng, khi lương khu vực nhà nước được điều chỉnh tăng dần thì việc điều chỉnh cách tính lương hưu từ tính bình quân 5 năm cuối lên tính cả quá trình đóng là phù hợp với chính sách cải cách tiền lương và đảm bảo quyền lợi cho người lao động.

Đại diện BHXH cho rằng, vì mức lương nhà nước giai đoạn trước thấp, nếu tính cả quá trình đóng BHXH thì lương hưu sẽ rất thấp. Điều này bất lợi cho người lao động, nhất là với lao động làm trong khu vực nhà nước.

Hiện nay mức lương khu vực Nhà nước đã nâng lên thì việc tính cả quá trình theo Luật BHXH sửa đổi là phù hợp.

Nguyên tắc của BHXH là mức hưởng được tính trên cơ sở mức đóng và thời gian đóng. Khi mức lương khu vực Nhà nước được điều chỉnh tăng tiệm cận với mặt bằng chung khu vực bên ngoài thì việc tính lương hưu theo cả quá trình là phù hợp với nguyên tắc đóng hưởng.

Một chuyên gia lao động – tiền lương đánh giá, việc tính lương hưu dựa trên toàn bộ thời gian tham gia BHXH của người lao động khu vực Nhà nước như khu vực bên ngoài cho thấy mức lương giữa hai khu vực đang dần tới mức tiệm cận.

Đặc biệt, với việc Nhà nước đang tiến hành tinh gọn, tổ chức lại bộ máy hoạt động theo hướng hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả, chắc chắn lương của cán bộ công chức sẽ được điều chỉnh tăng dần.

Khi mức lương Nhà nước tăng, người lao động tham gia BHXH đầy đủ trong suốt quá trình công tác, thì đương nhiên khi về già lương hưu sẽ đảm bảo đủ sống.

Vũ Điệp

VietNamNet

- 05:00 12/03/2025





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Hiệp hội Bảo hiểm nói gì về việc công ty bảo hiểm "ăn chặn" tiền bồi thường?

Ông Nguyễn Anh Tuấn, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, cho rằng không doanh nghiệp bảo hiểm nào cố ý vi phạm.

Một công ty bảo hiểm bị phát hiện tự ý trừ tiền bồi thường tai nạn xe, trích lập “dự phòng mù”

Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính) ngày 11/04 công bố kết luận thanh tra hoạt động năm 2023 tại Công ty Bảo hiểm Liên Hiệp, cho thấy hàng loạt tồn tại...

MIC nhận giải Sao Khuê 2025 cho ứng dụng bảo hiểm số MIC Pro

Ngày 19/4/2025 – Tại Lễ công bố và trao giải Sao Khuê 2025, Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Quân đội (MIC) vinh dự được nhận giải thưởng dành cho ứng dụng bảo hiểm số...

Trốn, chậm đóng BHXH: Doanh nghiệp sẽ hết đường lùi

Doanh nghiệp chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) sẽ phải khắc phục trong thời hạn tối đa 3 ngày kể từ khi bị phát hiện. Nếu...

Đề xuất dùng quỹ bảo hiểm thất nghiệp hỗ trợ người lao động

Ông Phạm Văn Hiền, Phó Giám đốc Trung tâm Tư vấn pháp luật Liên đoàn Lao động  TP.HCM đã đề xuất dùng quỹ bảo hiểm thất nghiệp hỗ trợ lao động khi doanh nghiệp phá...

Những kịch bản trục lợi bảo hiểm từ vụng về đến tinh vi, khó phát hiện

Các doanh nghiệp bảo hiểm cho hay tình trạng trục lợi bảo hiểm đang có dấu hiệu gia tăng trở lại, với kịch bản đa dạng. Trong đó, tập trung chủ yếu vào hai tình...

Quỹ Bảo hiểm xã hội năm 2025: Ưu tiên đầu tư vào trái phiếu Chính phủ

Đây là kỳ họp đầu tiên sau khi Hội đồng Quản lý được kiện toàn với những quyết sách định hướng cho hoạt động của ngành Bảo hiểm xã hội trong năm 2025 và giai đoạn...

Mở rộng quyền lợi khám chữa bệnh BHYT

Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi được Quốc hội thông qua cuối năm 2024, sẽ có hiệu lực từ 1/7/2025. Luật sửa đổi lần này mở rộng nhiều quyền lợi thanh toán chi phí khám...

Không bỏ bảo hiểm xe máy vì phí 60.000 đồng, tai nạn bồi thường 150 triệu đồng

Cử tri tỉnh Bình Phước đề nghị cần đánh giá, làm rõ sự cần thiết của việc yêu cầu mua bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe mô tô - xe máy, nhằm tránh...

Bộ trưởng Tài chính Nguyễn Văn Thắng thêm nhiệm vụ mới

Thủ tướng Chính phủ vừa ký quyết định bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Thắng - Bộ trưởng Bộ Tài chính, kiêm giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản lý bảo hiểm xã hội.

Cổ phiếu ngân hàng

Cổ phiếu bảo hiểm


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98