Thủ tướng: Đề xuất tiền số trong tháng 3

02/03/2025 16:09
02-03-2025 16:09:56+07:00

Thủ tướng: Đề xuất tiền số trong tháng 3

Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính chủ trì, Ngân hàng Nhà nước theo chức năng, nhiệm vụ được giao đề xuất, trình Chính phủ ngay trong tháng 3/2025 về khung pháp lý quản lý, thúc đẩy phát triển tài sản số, tiền kỹ thuật số lành mạnh và hiệu quả.

Thủ tướng Chính phủ vừa ký Chỉ thị số 05 (ngày 1/3/2025) về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, đột phá thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, bảo đảm mục tiêu tăng trưởng cả nước năm 2025 đạt 8% trở lên.

Trong đó, Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính chủ trì, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo chức năng, nhiệm vụ được giao đề xuất, trình Chính phủ ngay trong tháng 3 này về khung pháp lý quản lý, thúc đẩy phát triển tài sản số, tiền kỹ thuật số lành mạnh và hiệu quả.

Khung pháp lý tiền số sẽ được xây dựng trong tháng 3.

Bộ Tư pháp triển khai hiệu quả Đề án "Ứng dụng công nghệ số trong việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về văn bản quy phạm pháp luật" theo Quyết định số 244 (ngày 5/2/2025) của Thủ tướng Chính phủ; trong đó, tập trung xây dựng, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương vận hành "Hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về văn bản quy phạm pháp luật" để kịp thời phát hiện, nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, hoàn thiện chính sách, quy định của pháp luật, tháo gỡ những rào cản, vướng mắc về thể chế nhằm bảo đảm mục tiêu kiến tạo, thúc đẩy phát triển.

Trước đó, tại dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về việc xây dựng Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có đề xuất chính sách thử nghiệm có kiểm soát (sandbox) đối với mô hình kinh doanh ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực tài chính (fintech).

Góp ý vào hồ sơ đề nghị xây dựng nghị quyết nêu trên, Bộ Tài chính cho biết hiện nay Việt Nam chưa có quy định về tài sản số, tiền số. Trong khi đó, việc quản lý tài sản này sẽ phải theo quy trình phát hành, sở hữu, giao dịch, cấp phép cung cấp dịch vụ, bảo mật thông tin... để đảm bảo an toàn tài chính quốc gia.

Lo ngại ảnh hưởng tới an ninh tài chính, Bộ Tài chính đề nghị cơ quan quản lý cần lấy thêm ý kiến Ngân hàng Nhà nước - cơ quan quản lý tiền tệ, bởi tài sản số, tiền số có thể được dùng làm phương tiện thanh toán trong các giao dịch tài chính.

Bộ Tài chính cũng đề nghị sửa quy định theo hướng giao Chính phủ quy định việc triển khai thí điểm liên quan tới tài sản mã hóa, tiền mã hóa. Đồng thời, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phải tổng hợp ý kiến Ngân hàng Nhà nước, vì theo chính sách này, tài sản mã hóa, tiền mã hóa được sử dụng làm phương tiện thanh toán trong các giao dịch tài chính.

Nhấn mạnh triển khai chính sách về tài sản mã hóa, tiền mã hóa trong trung tâm tài chính có nhiều nội dung cần nghiên cứu, liên quan đến nhiều bộ, ngành, có ảnh hưởng tác động đến đảm bảo an ninh tài chính, để đảm bảo khả thi, Bộ Tài chính đề nghị bỏ quy định về thời gian thực hiện giao dịch bằng tài sản mã hóa, tiền mã hóa từ ngày 1/7/2026.

Theo số liệu của Hiệp hội Blockchain Việt Nam, giai đoạn 2021-2022, Việt Nam nằm trong top 3 thế giới về tỷ lệ người dân sở hữu tài sản số (tương đương 21% dân số Việt Nam sở hữu), chỉ sau UAE và Mỹ.

Việc chưa có khung pháp lý cho tài sản số khiến nhiều doanh nghiệp chọn Singapore, Mỹ đăng ký rồi về hoạt động ở Việt Nam, gây mất lợi thế cạnh tranh và thất thu thuế. Còn ở góc độ người dùng, việc thiếu minh bạch dẫn tới rủi ro trong giao dịch. Điều này đòi hỏi cần khẩn trương hoàn thiện các quy định bảo đảm khuyến khích các doanh nghiệp công nghệ phát triển cũng như hoàn thành đầy đủ trách nhiệm về thuế.

Ngọc Mai

Tiền phong

- 15:07 02/03/2025







TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

DPPA: Rủi ro chính và biện pháp phòng ngừa

Việc nhà phát điện được quyền cung cấp điện thẳng cho doanh nghiệp tiêu thụ không chỉ được kỳ vọng giảm phụ thuộc vào kênh phân phối truyền thống, mà còn mở rộng cơ...

Kinh tế tư nhân vẫn bị 'cái bóng rất lớn' của kinh tế kế hoạch hóa lấn át

Nhấn mạnh kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất để phát triển và tăng trưởng kinh tế nhưng chuyên gia chỉ ra 2 vấn đề bất cập, đang là rào cản cho sự phát...

Xóa bỏ các đầu mối, chỉ Bộ Công Thương cấp chứng nhận xuất xứ hàng hóa

Theo Bộ Công Thương, việc chuyển quyền cấp xuất xứ hàng hóa về bộ sẽ giúp thống nhất trong hệ thống quản lý giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa điện tử của bộ, có hệ...

Thủ tướng chỉ thị giám sát chặt chẽ việc đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp

Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 12/CT-TTg ngày 21/4/2025 về giám sát đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp; giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động...

Việt Nam có cơ hội trở thành “mắt xích” quan trọng trong chuỗi cung ứng của Mỹ

Theo chuyên gia, Việt Nam có cơ hội trở thành mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng chiến lược của Mỹ - điều này không chỉ giúp Việt Nam tránh bị đánh thuế mà...

Logistics ngược mở lối tái chế bao bì, đẩy mạnh xuất khẩu xanh

​Khi các thị trường lớn như EU và Mỹ ngày càng chú trọng đến tiêu chuẩn môi trường, việc chuyển đổi sang bao bì thân thiện với môi trường trở thành xu hướng tất...

Thoả thuận ngầm của Tập đoàn Tuấn Ân với hai đời cựu Giám đốc EVN Bình Thuận

Bị can Trần Ngọc Linh và Nguyễn Thành Ngôn, đều là cựu Giám đốc Công ty Điện lực Bình Thuận ở hai giai đoạn khác nhau đã giúp sức cho Tập đoàn Tuấn Ân trúng các gói...

Thành phố Hồ Chí Minh: Cái nôi khởi nghiệp, kinh doanh

Cộng đồng doanh nghiệp là một trong những nhân tố cốt lõi tạo nên sức sống mạnh mẽ và vị thế hàng đầu của Thành phố Hồ Chí Minh trong bức tranh kinh tế Việt Nam.

Thủ tướng kiểm tra dự án cao tốc Cần Thơ - Cà Mau, yêu cầu hoàn thành trước 19/12

Chiều 20/04, Thủ tướng Phạm Minh Chính đến công trường cao tốc Cần Thơ - Cà Mau, trực tiếp kiểm tra tiến độ thi công, động viên công nhân, và làm việc với các bộ...

Khởi công hàng loạt dự án tại Thái Nguyên với tổng vốn đầu tư hơn 16,000 tỷ đồng

Sáng 19/04, Thái Nguyên là một trong các điểm cầu trong lễ khởi công, khánh thành các công trình trọng điểm quốc gia nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98