Việt Nam cần sớm triển khai đồng tiền số do Chính phủ phát hành

12/03/2025 08:49
12-03-2025 08:49:14+07:00

Việt Nam cần sớm triển khai đồng tiền số do Chính phủ phát hành

Theo chuyên gia, việc đưa đồng tiến số do Chính phủ phát hành (CBDC) vào vận hành sẽ tạo nền tảng cho các giao dịch trên sàn tiền số, đồng thời thiết lập cơ chế trao đổi với các loại tiền số trên thế giới.

* Thủ tướng: Đề xuất tiền số trong tháng 3

* Việt Nam sẽ thí điểm lập sàn giao dịch tiền số

* Đề xuất thử nghiệm sàn giao dịch tiền số tại trung tâm tài chính

Thủ tướng vừa yêu cầu Bộ Tài chính chủ trì, hoàn thiện hồ sơ nghị quyết thí điểm để quản lý các hoạt động liên quan đến tài sản ảo, tài sản mã hóa, báo cáo Thường trực Chính phủ trước ngày 13/3.

Trước đó, Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước được giao trình Chính phủ khung pháp lý quản lý tài sản số, tiền kỹ thuật số ngay trong tháng 3 này.

Theo các chuyên gia, việc thí điểm sàn giao dịch tiền số tại Việt Nam mở ra cơ hội phát triển thị trường tài sản số, thúc đẩy nền kinh tế số. Tuy nhiên, thách thức cũng rất lớn, cần nghiên cứu kỹ.

Cơ hội đi kèm thách thức, rủi ro

Chia sẻ với phóng viên, TS Đặng Minh Tuấn, Chủ tịch liên minh Blockchain Việt Nam, dẫn số liệu thống kê của một số tổ chức cho thấy dòng tài sản số vào Việt Nam trong năm 2023 đạt 105-120 tỷ USD. Con số này chiếm khoảng 1/4 GDP của Việt Nam. 

Ông Tuấn đánh giá, tài sản số là một trong những thành phần quan trọng của kinh tế số; là cơ hội để Việt Nam trở thành trung tâm về tài sản số trong khu vực và thế giới.

Tuy nhiên, Chủ tịch liên minh Blockchain Việt Nam nhận định đây là lĩnh vực mới với nhiều rủi ro do tài sản số và tiền mã hóa có biên độ biến động lớn và nhanh, khác biệt so với thị trường chứng khoán.

“Tài sản số, tiền mã hóa giao dịch xuyên biên giới dễ dàng với nhiều giao dịch ẩn danh, khiến việc kiểm soát, bao gồm cả chống rửa tiền và tài trợ khủng bố trở nên đầy thách thức. Việt Nam thử nghiệm trong bối cảnh khung pháp lý chưa được kiểm chứng thực tế, chưa có nghiên cứu chuyên sâu hay kinh nghiệm quản lý đối với loại hình tài sản mới này, do đó sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro”, ông Tuấn nói.

Theo chuyên gia, khung pháp lý đầu tiên cần công nhận tiền số, tài sản số và cho phép doanh nghiệp ghi nhận giá trị những tài sản này trong bảng cân đối kế toán của họ. Ảnh: Trọng Đạt

Vì vậy, theo vị chuyên gia, việc quản lý và cấp phép cho các sàn giao dịch là cần thiết. 

“Cần có cơ quan, tổ chức đánh giá liệu các sàn giao dịch tiền số có đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật, các biện pháp chống rửa tiền, bảo vệ người tiêu dùng và khả năng thanh khoản hay không. Đồng thời, cần có quỹ bảo hiểm để bồi thường cho người dùng trong trường hợp sàn bị tấn công hoặc bị thất thoát tài sản.

Ngoài ra, cần áp dụng các biện pháp giám sát giao dịch bất thường, thúc đẩy hợp tác quốc tế, tham gia các tổ chức chống rửa tiền và tăng cường an toàn, bảo mật thông tin”, ông Tuấn khuyến cáo.

Chủ tịch liên minh Blockchain Việt Nam cho rằng, Việt Nam có thể học hỏi từ các mô hình quản lý trên thế giới. Chẳng hạn, Singapore áp dụng cơ chế thử nghiệm (sandbox) cho các sàn giao dịch và doanh nghiệp trong lĩnh vực blockchain và tài sản số.

Nhật Bản có khung pháp lý chặt chẽ để quản lý các sàn giao dịch, trong khi Dubai tạo ra khu vực thử nghiệm dành cho các doanh nghiệp và có chính sách khá cởi mở với doanh nghiệp nước ngoài trong lĩnh vực này.

Đặc biệt, Việt Nam có thể rút kinh nghiệm từ Trung Quốc, nơi cấm nghiêm ngặt giao dịch tiền mã hóa. Chính sách này đã khiến dòng vốn đầu tư vào tài sản số bị hạn chế và các doanh nghiệp trong lĩnh vực này không thể hoạt động được ở thị trường nội địa, buộc phải chuyển ra thị trường nước ngoài.

Còn tại Hoa Kỳ, sự thiếu nhất quán trong quản lý đã dẫn đến tranh chấp khi một cơ quan coi tiền mã hoá là tài sản, cơ quan khác lại xếp vào nhóm hàng hóa. Việt Nam có thể rút ra bài học từ tình huống này bằng cách xác định rõ ràng bản chất của tiền mã hoá và tài sản số - liệu chúng được xem là tài sản, chứng khoán, hay đồng tiện ích hoạt động trong hệ sinh thái của blockchain… để tránh những mâu thuẫn pháp lý trong tương lai.

Hiến kế khung pháp lý 

Trao đổi với chúng tôi, PGS.TS. Nguyễn Hữu Huân, Đại học Kinh tế TPHCM cho hay, hiện trong chuẩn mực kế toán Việt Nam không công nhận tiền số, tài sản số là tài sản và không có giá trị. Do đó, khung pháp lý đầu tiên cần công nhận tiền số, tài sản số và cho phép doanh nghiệp ghi nhận giá trị những tài sản này trong bảng cân đối kế toán của họ.

Theo ông Huân, khi xây dựng sàn giao dịch tiền số, cơ chế quản lý để chống rửa tiền, chống tài trợ khủng bố phải đặt lên hàng đầu.

“Hầu hết những tài sản số trên thế giới hiện nay đều giao dịch ẩn danh. Vấn đề đặt ra là liệu Việt Nam có cho phép hình thức giao dịch này hay không? Nếu cho phép, việc kiểm soát sẽ gặp nhiều thách thức, ngược lại nếu không, cần có cơ chế phù hợp để quản lý", PGS.TS Nguyễn Hữu Huân đặt vấn đề.

Ông đề xuất một giải pháp là yêu cầu niêm yết trên các sàn giao dịch tập trung. Những sàn này cần công khai minh bạch thông tin giao dịch của khách hàng hoặc khi có yêu cầu từ cơ quan chức năng.

"Thường những sàn này do Chính phủ quản lý sẽ đảm bảo được an toàn, minh bạch và hạn chế được nguy cơ rửa tiền”, PGS.TS. Nguyễn Hữu Huân nói.

Về chính sách tiền tệ, vị chuyên gia đặt vấn đề: Việt Nam sẽ công nhận đồng tiền mã hoá theo cơ chế nào, và tác động của nó đến chính sách tiền tệ ra sao khi nền kinh tế xuất hiện một loại tiền không do Chính phủ phát hành, ảnh hưởng đến việc điều tiết cung - cầu tiền.

“Cơ chế cung - cầu tiền sẽ thay đổi, không còn theo mô hình truyền thống. Điều này đòi hỏi Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan liên quan cần nghiên cứu kỹ lưỡng để xây dựng mô hình phù hợp với bối cảnh mới của thị trường tiền số. Mục tiêu là để tiền mã hoá hỗ trợ chính sách tiền tệ hiệu quả, thay vì trở thành gánh nặng”, ông Huân nhận định.

Bên cạnh đó, PGS.TS. Nguyễn Hữu Huân cho rằng Việt Nam cần sớm triển khai đồng tiền số do Chính phủ phát hành (đồng CBDC). NHNN đã có nghiên cứu về vấn đề này và việc đưa CBDC vào vận hành sẽ tạo nền tảng cho các giao dịch trên sàn, đồng thời thiết lập cơ chế trao đổi với các loại tiền số trên thế giới.

Ngoài ra, ông cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nghiên cứu cơ chế kiểm soát dòng tiền ra vào trong nước khi giao dịch xuyên biên giới.

Theo ông Huân, các sàn giao dịch có thể đặt tại các trung tâm tài chính quốc tế, nơi giao dịch xuyên biên giới diễn ra thuận lợi hơn. Điều này giúp tận dụng tối đa xu hướng phát triển toàn cầu, đồng thời vẫn đảm bảo an ninh tiền tệ và kiểm soát rủi ro. 

Nguyễn Lê

VietNamNet

- 05:30 12/03/2025







TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Đề xuất thí điểm giao dịch chứng khoán được mã hóa trên sàn tài sản số

Đại diện Techcom Securities (TCBS) đề xuất giao dịch chứng khoán được mã hóa trên sàn tài sản số trong giai đoạn thí điểm.

‘Bảo kê’ cho cát lậu, cựu Chủ tịch An Giang bị đề nghị 9-10 năm tù

Cho rằng hành vi của bị cáo là đặc biệt nghiêm trọng nhưng bị cáo đã tự nguyện khắc phục hậu quả, được tặng nhiều bằng khen, giấy khen…nên đại diện VKS đề nghị...

Chủ tàu nhà hàng Elisa nợ đậm: Khoản nợ được đấu giá thế nào?

Khoản nợ có tài sản bảo đảm là tàu nhà hàng 5 sao Elisa sắp được bán đấu giá nhưng các hoạt động kinh doanh trên tàu vẫn diễn ra bình thường.

Kinh tế tuần hoàn trong ngành nhựa, từ “rác thải” đến “tài nguyên”

Khái niệm kinh tế tuần hoàn đang trở thành xu thế tiên phong trong những năm gần đây, xuất hiện trong nhiều ngành công nghiệp, trong đó ngành nhựa đang trải qua một...

Tỉnh nhỏ nhất Việt Nam nhưng xuất khẩu top 2 cả nước, đuổi sát nút TPHCM

Có diện tích nhỏ nhất Việt Nam, nhưng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Bắc Ninh lại đứng top 2 cả nước. Thậm chí, có giai đoạn xuất khẩu của tỉnh này còn đuổi sát nút...

Đề nghị thí điểm thành lập mô hình khu thương mại tự do gần sân bay Long Thành

Lãnh đạo tỉnh Đồng Nai đã kiến nghị Bộ Chính trị, Quốc hội, Chính phủ chấp thuận cho phép tỉnh thí điểm thành lập mô hình khu thương mại tự do gần sân bay Long...

Đề nghị truy tố nhóm cựu cán bộ TP Long Xuyên

Cơ quan CSĐT Công an tỉnh An Giang vừa chuyển hồ sơ đề nghị Viện KSND cùng cấp truy tố 17 bị can trong vụ án "vi phạm quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư...

Đề xuất bổ sung 9 thủ tục hành chính mới về thị trường carbon

Bộ Nông nghiệp và Môi trường đề xuất bổ sung 9 thủ tục hành chính mới về phân bổ hạn ngạch phát thải khí nhà kính, tổ chức và vận hành thị trường carbon.

Điểm chung của 4 đại dự án nghìn tỷ vào diện theo dõi của Ban chỉ đạo TƯ

Tòa nhà Trung tâm điều hành Vicem, dự án Thủy điện Hồi Xuân, dự án xây dựng toà nhà làm việc Bộ Ngoại giao, Tiểu dự án 2 (Lim - Phả Lại) là những dự án có quy mô...

Thủ tướng chỉ thị phấn đấu từ nay đến năm 2030 có thêm ít nhất 1 triệu doanh nghiệp

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu thực hiện quyết liệt mục tiêu phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa nhanh, bền vững, tăng trưởng về số lượng, chất lượng, quy mô, hiệu quả...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98