WB và IMF hạ dự báo tăng trưởng kinh tế châu Á-Thái Bình Dương năm 2025

25/04/2025 14:27
25-04-2025 14:27:00+07:00

WB và IMF hạ dự báo tăng trưởng kinh tế châu Á-Thái Bình Dương năm 2025

Theo báo cáo cập nhật kinh tế khu vực công bố ngày 24/4, Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo tăng trưởng khu vực Đông Á và Thái Bình Dương sẽ giảm còn 4% trong năm 2025, so với mức 5% trong năm 2024.

Quang cảnh cảng hàng hóa ở Busan (Hàn Quốc). (Ảnh: THX/TTXVN)

Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đồng loạt hạ dự báo tăng trưởng kinh tế khu vực châu Á-Thái Bình Dương trong năm 2025, trong bối cảnh căng thẳng thương mại leo thang, nhu cầu tiêu thụ toàn cầu suy yếu và bất ổn kinh tế kéo dài.

Theo báo cáo cập nhật kinh tế khu vực năm 2025 công bố ngày 24/4, WB dự báo tăng trưởng khu vực Đông Á và Thái Bình Dương sẽ giảm còn 4% trong năm 2025, so với mức 5% trong năm 2024.

WB cho biết niềm tin của giới doanh nghiệp và người tiêu dùng đang bị ảnh hưởng bởi bất định toàn cầu, khiến đầu tư và tiêu dùng suy giảm.

Các biện pháp hạn chế thương mại và tăng trưởng toàn cầu chậm lại tiếp tục gây áp lực đối với xuất khẩu của khu vực. Dù vậy, WB cho biết tỷ lệ nghèo đói trong khu vực được kỳ vọng sẽ tiếp tục giảm.

Báo cáo của WB đề xuất ba hướng chính sách để tăng cường khả năng phục hồi gồm: tận dụng công nghệ mới để nâng cao năng suất và tạo việc làm (như tại Malaysia và Thái Lan); cải cách nhằm thúc đẩy cạnh tranh, đặc biệt trong lĩnh vực dịch vụ (điển hình là Việt Nam); và mở rộng hợp tác quốc tế để củng cố nội lực kinh tế.

Phó Chủ tịch WB phụ trách khu vực Đông Á và Thái Bình Dương, bà Manuela V. Ferro, đánh giá các quốc gia trong khu vực có cơ hội cải thiện triển vọng kinh tế bằng cách thúc đẩy đầu tư vào công nghệ mới, thực hiện cải cách mạnh mẽ và tăng cường hợp tác quốc tế.

Trong khi đó, IMF hạ dự báo tăng trưởng khu vực châu Á-Thái Bình Dương chỉ còn 3,9% trong năm nay - giảm 0,5 điểm phần trăm so với dự báo trước đó và thấp hơn mức 4,6% của năm ngoái. Đây cũng là mức hạ dự báo mạnh nhất kể từ sau đại dịch COVID-19.

Bên cạnh đó, IMF cũng dự kiến tăng trưởng khu vực đạt 4% vào năm 2026, thấp hơn 0,3 điểm phần trăm so với mức dự báo trước.

IMF nhận định châu Á hiện chiếm gần 60% tăng trưởng toàn cầu trong năm 2024 và được coi là đầu tàu thương mại quốc tế.

Tuy nhiên, mô hình tăng trưởng dựa vào tự do hóa thương mại và hội nhập chuỗi giá trị toàn cầu đang đối mặt với nhiều thách thức, trong đó có nhu cầu toàn cầu yếu đi, thương mại suy giảm, điều kiện tài chính thắt chặt và mức độ bất định gia tăng.

IMF cảnh báo khu vực đang đối mặt với nhiều "cản trở mang tính cấu trúc," trong đó có sự dễ tổn thương của mô hình tăng trưởng dựa vào xuất khẩu, tình trạng dân số già hóa tại một số nền kinh tế và xu hướng suy giảm năng suất.

IMF nhận định đà suy yếu hiện nay mang tính "rộng khắp," khi tăng trưởng tại các nền kinh tế phát triển trong khu vực được điều chỉnh giảm xuống còn 1,2% - thấp hơn 0,7 điểm phần trăm so với dự báo trước.

Trong khi đó, tăng trưởng của các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển được dự báo đạt 4,5%, giảm 0,5 điểm phần trăm.

IMF cho rằng để ứng phó với các thách thức này, các quốc gia cần hướng tới mô hình tăng trưởng cân bằng hơn, trong đó chú trọng tăng tiêu dùng nội địa một cách bền vững, đa dạng hóa xuất khẩu và đẩy mạnh liên kết khu vực.

IMF đánh giá các sáng kiến như Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) có thể đóng vai trò quan trọng, không chỉ trong thương mại hàng hóa mà cả về dịch vụ, kinh tế số và hài hòa các quy định - giúp củng cố khả năng chống chịu trước các cú sốc toàn cầu./.

Hoàng Châu

Vietnamplus

- 12:00 25/04/2025





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Nomura: Mỹ có thể áp thuế quan cao lên châu Á để ngăn hàng Trung Quốc "đi vòng”

Mỹ có thể áp mức thuế quan cao đối với các nước Đông Nam Á do dữ liệu cho thấy Trung Quốc đang chuyển hướng hàng hóa qua khu vực này để tránh mức thuế cao hơn, theo...

Chờ đợi gì từ cuộc họp Fed khuya nay?

Các quan chức Cục Dự trữ Liên bang (Fed) sẽ bày tỏ quan điểm về lộ trình lãi suất tương lai trong tuần này, cùng với đánh giá tác động của thuế quan và bất ổn Trung...

Châu Á ‘đi dây’ trong căng thẳng thương mại Mỹ – Trung

Khi căng thẳng thương mại giữa hai siêu cường Mỹ và Trung Quốc leo thang, châu Á đứng trước bài toán hóc búa: làm sao bảo vệ lợi ích kinh tế và an ninh quốc gia mà...

EU từ chối đối thoại kinh tế với Trung Quốc trước thềm hội nghị thượng đỉnh

Lý do từ chối tổ chức cuộc họp với Trung Quốc mà EU đưa ra là cuộc gặp sẽ không tạo tiến triển trong giải quyết tranh chấp thương mại.

Goldman Sachs: Nhu cầu nhà ở Trung Quốc vẫn thấp hơn 75% so với mức đỉnh

Ngân hàng đầu tư Goldman Sachs dự báo nhu cầu nhà ở mới tại các thành phố sẽ duy trì ở mức thấp hơn 75% so với đỉnh năm 2017 trong những năm tới. Nguyên nhân chính...

Mỹ ký thỏa thuận chính thức giảm thuế quan cho hàng hóa của Anh

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã hạ thuế quan đối với ngành hàng không vũ trụ của Anh xuống mức 0%, hạ thuế đối với ô tô nhập khẩu của Anh xuống mức 10% đối với...

Bài toán khó cho công suất pin mặt trời dư thừa ở Trung Quốc

Sau khi ghi nhận khoản thua lỗ đến 40 tỉ đô la hồi năm ngoái, các công ty pin mặt trời Trung Quốc kêu gọi chấm dứt cuộc chiến giá và tìm giải pháp cho tình trạng dư...

Khi tư pháp Mỹ can thiệp vào hành pháp

Những diễn biến bất ngờ liên quan đến chính sách thuế quan của Chính phủ Mỹ buộc nhiều người phải tìm hiểu kỹ hơn về hệ thống tư pháp của nước này.

Ngành rượu Trung Quốc đang "tan nát" vì 3 cú sốc

Có điều gì đó thiếu vắng khi Kweichow Moutai, công ty rượu có giá trị lớn nhất thế giới, tổ chức cuộc họp cổ đông thường niên vào tháng 5. Những người tham dự không...

Các ngân hàng toàn cầu ráo riết săn lùng nhân tài tại Nhật Bản

Trong bối cảnh thị trường lao động tại Nhật Bản thuộc hàng khan hiếm nhất thế giới, các nhà tuyển dụng sẵn sàng giữ ứng viên trong phòng phỏng vấn nhiều giờ liền và...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98