AMRO: Campuchia cần chính sách đa chiều giữa bối cảnh căng thẳng thương mại leo thang

19/05/2025 21:02
19-05-2025 21:02:00+07:00

AMRO: Campuchia cần chính sách đa chiều giữa bối cảnh căng thẳng thương mại leo thang

Trong năm 2024, nhờ sự phục hồi mạnh mẽ của ngành dệt may, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Campuchia đã tăng lên 6% từ mức 5.0% hồi năm 2023. Tuy nhiên, trước những quyết định thuế quan bất ngờ của Mỹ, tăng trưởng kinh tế Vương quốc được dự báo sẽ giảm xuống còn 4.9% vào năm 2025, do sự phụ thuộc lớn vào xuất khẩu sang cường quốc, theo đánh giá của Văn phòng Nghiên cứu Kinh tế Vĩ mô ASEAN+3 (AMRO).

Để tăng cường khả năng phục hồi trong bối cảnh căng thẳng thương mại toàn cầu leo thang, Campuchia cần có một chính sách phối hợp và đa chiều, bao gồm hỗ trợ tài khóa có mục tiêu và đa dạng hóa thị trường và ngành công nghiệp.

Khi những rủi ro bên ngoài lắng xuống, quốc gia Đông Nam Á này nên chú ý chuyển sang khôi phục không gian tài khóa, giảm thiểu rủi ro tài chính và thúc đẩy cải cách cơ cấu để đa dạng hóa nền kinh tế hơn nữa.

Những nhận định này được đưa ra dựa trên đánh giá sơ bộ của Văn phòng Nghiên cứu Kinh tế Vĩ mô ASEAN+3 (AMRO) sau chuyến thăm tham vấn thường niên tại Campuchia từ ngày 21/04 – 30/4.

Dẫn đầu phái đoàn là ông Jinho Choi, chuyên gia kinh tế chính của AMRO. Tham gia các phiên thảo luận về chính sách gồm có Giám đốc AMRO Kouqing Li và Chuyên gia kinh tế trưởng Hoe Ee Khor. Thảo luận tập trung vào các diễn biến kinh tế vĩ mô gần đây của Vương quốc, triển vọng, rủi ro và những mặt hạn chế cũng như các khuyến nghị chính sách để đảm bảo đất nước tăng trưởng kiên cường và ổn định tài chính.

Diễn biến và triển vọng kinh tế

Chuyên gia kinh tế Choi nêu: "Do thuế quan đối với hàng hóa xuất khẩu sang Mỹ tăng mạnh mẽ, tăng trưởng kinh tế của Campuchia được dự báo sẽ giảm xuống 4.9% vào năm 2025 và 4.7% vào năm 2026. Tuy nhiên, nền kinh tế có khả năng phục hồi và Chính phủ nên thực hiện các biện pháp có mục tiêu để hỗ trợ kinh tế, nhất là các lĩnh vực bị ảnh hưởng”.

Lạm phát năm 2024 rất biến động, chủ yếu do giá lương thực. Mặc dù lạm phát chỉ số giá tiêu dùng (CPI) giảm mạnh trong năm 2024, trung bình 0.8%, nhưng đã tăng đột biến trong hai tháng đầu năm 2025. Lạm phát được dự báo sẽ ở mức 2.7% vào năm 2025, trước khi giảm xuống con 2.2% vào năm 2026, trở lại mức trước đại dịch.

Thâm hụt thương mại mở rộng, được phản ánh qua thặng dư tài khoản vãng lai thu hẹp xuống 0.5% GDP vào năm 2024. Theo dự báo, thâm hụt thương mại có thể tăng lên 3.6% GDP vào năm 2025 và 5.5% vào năm 2026.

Trong bối cảnh nhà đầu tư rỏ ra khá thận trọng, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) được dự báo sẽ giảm nhẹ trong năm 2025, trước khi phục hồi vào năm 2026.

Về bất động sản, lĩnh vực này vẫn yếu trong năm 2024 vì đang trong giai đoạn đầu của sự phục hồi. Trong khi đó, tăng trưởng tín dụng vẫn ở mức thấp, khoảng 3% vào năm 2024, bất chấp thanh khoản dồi dào được hỗ trợ bởi tăng trưởng tiền gửi mạnh mẽ.

Về mặt tài khóa, thu ngân sách năm 2024 thấp hơn đáng kể so với dự toán do thu thuế trì trệ. Để ứng phó với tình trạng này, chính phủ đã cắt giảm chi tiêu, giúp thu hẹp thâm hụt tài khóa xuống còn 2.1% GDP vào năm 2024 từ mức 3.9% hồi năm 2023.

Những rủi ro, hạn chế và thách thức

Là một nền kinh tế nhỏ và mở cửa, trước những cú sốc bên ngoài cùng với các điểm yếu trong lĩnh vực tài chính trong nước và các thách thức cơ cấu dài hạn, Campuchia càng dễ bị tổn thương hơn.

Mối lo ngại cấp bách nhất là sự không chắc chắn về thời gian và mức độ của chính sách thuế quan mới của Mỹ, sau thời hạn tạm hoãn 90 ngày hiện nay. Chủ nghĩa bảo hộ thương mại kéo dài sẽ gây sức ép lên tăng trưởng ở các nền kinh tế lớn, gây thêm áp lực lên nền kinh tế Campuchia thông qua các kênh đầu tư và thương mại.

Trong nước, nợ xấu gia tăng liên tục trong bối cảnh tăng trưởng tín dụng yếu có thể làm xói mòn lợi nhuận và tỷ lệ an toàn vốn của ngân hàng. Tình hình tài chính yếu kém của một số công ty xây dựng có thể làm tăng thêm rủi ro tín dụng.

Về lâu dài, việc Campuchia thoát khỏi danh sách các nước kém phát triển vào năm 2029 có thể làm giảm khả năng cạnh tranh xuất khẩu và tăng chi phí vay, trừ khi được quản lý chủ động.

Khuyến nghị về chính sách

Trong khi Campuchia phải vật lộn với hậu quả của căng thẳng thương mại toàn cầu leo thang, việc ứng phó bằng chính sách đa chiều là vô cùng cần thiết để tăng cường khả năng phục hồi kinh tế.

Trong ngắn hạn, hỗ trợ tài khóa có mục tiêu và các chính sách tiền tệ linh hoạt, được điều chỉnh cẩn thận, có thể giúp Campuchia duy trì hoạt động kinh tế. Sự thiếu hụt doanh thu trong giai đoạn 2023-2024 cho thấy sự cần thiết cấp bách của việc phải triển khai nhanh chóng chiến lược huy động doanh thu mới. Sự phối hợp chặt chẽ hơn giữa các mục tiêu chính sách và lập ngân sách, cùng với chi tiêu công hiệu quả hơn, là rất quan trọng.

Ngân hàng Trung ương Campuchia (NBC) nên duy trì lập trường chính sách nới lỏng để tạo điều kiện thanh khoản và hỗ trợ nền kinh tế. Đồng thời, biện pháp nới lỏng quy định hiện nay nhằm cho phép các ngân hàng có thêm thời gian giải quyết vấn đề nợ xấu nên có thời hạn để tránh rủi ro đạo đức. Các nhà chức trách nên tăng cường ổn định tài chính bằng cách nâng cao khuôn khổ chính sách vĩ mô thận trọng và thiết lập khuôn khổ cho chương trình bảo hiểm tiền gửi, quản lý khủng hoảng và hỗ trợ thanh khoản khẩn cấp trong ngắn hạn.

Khai Tâm (Theo Khmer Times)

FILI

- 20:00 19/05/2025





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Công an hai nước Việt Nam, Lào phối hợp triệt phá đường dây đánh bạc 50 triệu USD

Với sự phối hợp chặt chẽ, hai lực lượng Công an Việt Nam và Lào đã triệt xóa thành công đường dây tổ chức đánh bạc xuyên quốc gia, thu giữ hàng chục thiết bị điện...

Các quan chức Indonesia và Campuchia thảo luận về quan hệ kinh tế, sự đoàn kết ASEAN

Hôm 08/05, Chủ tịch Hạ viện Indonesia, bà Puan Maharani, và Chủ tịch Thượng viện Campuchia Hun Sen có buổi gặp gỡ tại Jakarta để thảo luận về hợp tác kinh tế và...

Việt Nam - Campuchia ký thỏa thuận thương mại ưu đãi thuế quan đặc biệt

Thỏa thuận thương mại Việt Nam - Campuchia giai đoạn 2025 - 2026 có ý nghĩa lớn với doanh nghiệp hai nước khi đưa ra mức ưu đãi thuế quan đặc biệt.

Campuchia và Trung Quốc ký thoả thuận 1.2 tỷ USD xây dựng kênh đào Phù Nam

Tờ Khmer Times đưa tin Campuchia và Trung Quốc đã chính thức ký kết thỏa thuận phát triển dự án kênh đào Phù Nam Techo với tổng giá trị lên đến 1.156 tỷ USD.

Xuất khẩu Campuchia vẫn tăng mạnh trong quý 1

Bất chấp rào cản thương mại toàn cầu gia tăng và tăng trưởng chậm lại ở các đối tác thương mại lớn, xuất khẩu của Campuchia vẫn tiếp tục tăng trưởng mạnh trong...

Campuchia triển khai xúc tiến đầu tư đặc biệt vào khu vực Đông Bắc

Chương trình xúc tiến đầu tư xác định 3 lĩnh vực ưu tiên bao gồm nông nghiệp, nông-công nghiệp và du lịch, vì đây là 3 lĩnh vực phù hợp, phát huy lợi thế sẵn có của...

Campuchia sẽ ra sao giữa "cơn bão" thuế quan của Trump?

Theo một phân tích rủi ro quốc gia được BMI, một công ty nghiên cứu thị trường thuộc sở hữu của Fitch Solutions, công bố gần đây, sự suy giảm trong hoạt động kinh...

Động đất 7.7 độ từ Myanmar làm rung chuyển Bangkok, một tòa nhà đổ sập

Sáng nay, người dân Bangkok trải qua những giây phút kinh hoàng khi một trận động đất cường độ 7.7 từ Myanmar lan truyền sang, tạo ra những cơn rung chấn dữ dội...

Campuchia sẽ phân cấp quy trình đăng ký đầu tư

Hội đồng Phát triển Campuchia (CDC) đang chuẩn bị cho việc phân cấp quy trình đăng ký dự án đầu tư xuống cấp địa phương để tăng cường môi trường đầu tư thông suốt...

Campuchia chuyển hướng sang các ngành công nghệ cao 

Chính phủ Campuchia đang ưu tiên đa dạng hóa lĩnh vực công nghiệp của Vương quốc bằng cách chuyển đổi từ các ngành sử dụng nhiều lao động sang các ngành dựa vào tri...

Chứng khoán thế giới


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98