Ấn Độ nhượng bộ để tiến tới thỏa thuận với Mỹ

10/05/2025 11:37
10-05-2025 11:37:24+07:00

Ấn Độ nhượng bộ để tiến tới thỏa thuận với Mỹ

Theo hai nguồn tin thân cận, Ấn Độ đã đề xuất cắt giảm mạnh chênh lệch thuế quan với Mỹ, từ mức gần 13% hiện tại xuống còn chưa đầy 4% - một bước nhượng bộ lớn nhằm đổi lấy sự miễn trừ khỏi các đợt tăng thuế "hiện tại và trong tương lai" của chính quyền Trump.

Theo đề xuất này, khoảng cách thuế quan trung bình giữa hai nước, tính trên tất cả các sản phẩm mà không cân nhắc khối lượng thương mại, sẽ giảm tới 9 điểm phần trăm.

Tổng thống Mỹ Donald Trump và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi bắt tay nhau khi họ tham dự một cuộc họp báo chung tại Nhà Trắng ở Washington, ngày 13/02/2025

Động thái này diễn ra trong bối cảnh Mỹ tiếp tục khẳng định vị thế là đối tác thương mại lớn nhất của Ấn Độ, với tổng giá trị thương mại song phương đạt khoảng 129 tỷ USD trong năm 2024. Hiện tại, cán cân thương mại đang nghiêng về phía Ấn Độ với thặng dư 45.7 tỷ USD.

Thông tin này được đưa ra sau khi ông Trump công bố "thỏa thuận đột phá" đầu tiên của chính quyền mới với Vương quốc Anh. Thỏa thuận này đã thiết lập một khuôn mẫu có thể được áp dụng cho các đối tác khác: Giảm thuế của nước đối tác đối với hàng hóa Mỹ nhưng vẫn duy trì mức thuế cơ bản 10% mà Washington áp đặt.

"Chúng ta đang chứng kiến một cuộc đua. Sau Vương quốc Anh, Ấn Độ và Nhật Bản là hai quốc gia tiếp theo có khả năng hoàn tất thỏa thuận”, một quan chức Chính phủ Ấn Độ tiết lộ. "Chúng ta sẽ xem quốc gia nào về đích trước”.

Để giành vị trí thuận lợi, New Delhi đã đưa ra đề xuất xóa bỏ thuế đối với 60% dòng thuế ngay trong giai đoạn đầu tiên của thỏa thuận đang đàm phán. Theo nguồn tin thân cận, Ấn Độ đã đề xuất tiếp cận ưu đãi cho gần 90% hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ, bao gồm cả việc giảm thuế đáng kể.

Đổi lại, New Delhi mong muốn Mỹ miễn toàn bộ các mức thuế hiện hành và các mức thuế có thể công bố trong tương lai.

Bên cạnh việc miễn thuế, Ấn Độ cũng đã yêu cầu được tiếp cận thị trường ưu đãi cho các ngành xuất khẩu chính của nước này bao gồm đá quý và đồ trang sức, các sản phẩm dệt may, nhựa, hóa chất, hạt có dầu, tôm và các sản phẩm thuộc ngành làm vườn như chuối và nho.

Ngoài ra, Ấn Độ cũng mong muốn được hưởng quy chế tương tự như các đồng minh thân cận của Washington như Anh, Nhật Bản và Australia trong các lĩnh vực công nghệ chiến lược gồm trí tuệ nhân tạo, viễn thông, công nghệ sinh học, dược phẩm và chất bán dẫn.

Một nguồn tin cho biết, một phái đoàn của Ấn Độ có thể sẽ tới Mỹ vào cuối tháng này để thúc đẩy tiến trình đàm phán. Có khả năng bộ trưởng thương mại Ấn Độ, Piyush Goyal, cũng sẽ tham gia chuyến đi này, mặc dù kế hoạch cuối cùng vẫn chưa được xác nhận.

Vũ Hạo (Theo Reuters)

FILI

- 10:35 10/05/2025







TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Xung đột Trung Đông leo thang, vận tải biển qua Bán đảo Ả-rập đối mặt nguy cơ gián đoạn

Ngành vận tải biển toàn cầu đang đối mặt với mức độ rủi ro chưa từng có khi căng thẳng Trung Đông tiếp tục leo thang.

Kinh tế Mỹ sẽ đối mặt với cú sốc chiến tranh?

Nếu một cuộc chiến thương mại toàn cầu là vẫn chưa đủ để các doanh nghiệp và người tiêu dùng “ngấm đòn”, thì có vẻ như xung đột Israel - Iran đang ngày càng có nguy...

Mỹ kêu gọi Trung Quốc ngăn Iran đóng cửa eo biển Hormuz

Căng thẳng ở Trung Đông một lần nữa đặt thế giới trước nguy cơ khủng hoảng năng lượng. Trong ngày 22/06, Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio đã đề nghị Trung Quốc can thiệp...

Kinh tế thế giới đi về đâu?

Đứng trước sự bất định của nền thương mại toàn cầu do chính sách thuế của chính quyền Mỹ thay đổi khó lường, câu hỏi đặt ra là nền kinh tế thế giới sẽ bị ảnh hưởng...

10 ngày sau thỏa thuận Mỹ-Trung, doanh nghiệp Mỹ vẫn "mờ mịt" về nguồn cung đất hiếm

Gần 10 ngày kể từ khi Tổng thống Donald Trump tuyên bố thỏa thuận thương mại với Bắc Kinh đã "hoàn tất", phần lớn công ty Mỹ vẫn không biết khi nào họ sẽ nhận được...

Các tập đoàn thực phẩm toàn cầu loay hoay với cam kết giảm khí metan

Starbucks, Kraft Heinz cùng nhiều ông lớn ngành thực phẩm khác vẫn đang tỏ ra chậm chạp trong việc xử lý lượng khí thải metan, loại khí gây hiệu ứng nhà kính mạnh...

Xuất khẩu đất hiếm của Trung Quốc sang Mỹ giảm 80% trong tháng 5

Xuất khẩu đất hiếm của Trung Quốc sang Mỹ giảm mạnh 80% so với cùng kỳ năm trước, trong khi lô hàng gửi đến Nhật Bản giảm 54%. Đây là dấu hiệu mới nhất cho thấy các...

Làn sóng các tập đoàn toàn cầu quay lưng với cam kết khí hậu

Từ Amazon đến Wells Fargo, hàng loạt tập đoàn lớn đang đồng loạt rút lui khỏi các cam kết về khí hậu.

Thống đốc Fed: Có thể hạ lãi suất ngay trong tháng 7

Thống đốc Fed Christopher Waller bất ngờ cho rằng NHTW có thể bắt đầu cắt giảm lãi suất sớm nhất vào tháng 7. 

Bill Gates và Sam Altman gọi vốn tỷ đô cho năng lượng hạt nhân giữa cơn sốt AI

Hai công ty được hậu thuẫn bởi Bill Gates và Sam Altman đang tận dụng làn sóng kỳ vọng rằng năng lượng hạt nhân sẽ giữ vai trò then chốt trong vận hành các trung...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98