An ninh lương thực châu Á bị đe dọa, gạo Việt đứng giữa 'tâm bão'

12/05/2025 08:42
12-05-2025 08:42:27+07:00

An ninh lương thực châu Á bị đe dọa, gạo Việt đứng giữa 'tâm bão'

Theo Bưu Điện Hoa Nam Buổi Sáng (SCMP), các chuyên gia cảnh báo rằng căng thẳng leo thang giữa Ấn Độ và Pakistan có thể kéo theo một cuộc khủng hoảng an ninh lương thực diện rộng trên toàn châu Á.

Nỗi lo nguồn cung gạo châu Á

Ngày 7/5, Ấn Độ tiến hành không kích và phóng tên lửa vào Pakistan nhằm đáp trả vụ tấn công chết người nhằm vào du khách tại khu vực Kashmir. Pakistan ngay lập tức đã có hành động quân sự đáp trả vào rạng sáng 8/5, làm dấy lên lo ngại về một cuộc đối đầu kéo dài giữa hai quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân.

Tới ngày 11/5, dù cho Ấn Độ và Pakistan đã đồng ý ngừng bắn. Tuy nhiên, nhiều tiếng nổ vẫn vang lên tại các thành phố và thị trấn biên giới. Ấn Độ cáo buộc Pakistan vi phạm thỏa thuận.

Ấn Độ hiện là nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, trong khi Pakistan xếp thứ 4. Cả hai quốc gia đều là nguồn cung chủ chốt của nhiều mặt hàng lương thực thiết yếu như gạo, hành tây cho khu vực Đông Nam Á.

Theo các chuyên gia nhận định, việc xung đột giữa Ấn Độ và Pakistan làm gián đoạn giao thương có thể khiến giá lương thực toàn cầu tăng cao. Một số quốc gia như Malaysia, Singapore hay Indonesia sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do phụ thuộc phần lớn vào nguồn cung nhập khẩu từ hai quốc gia này.

Ngày 8/5, phát biểu trước báo giới, Bộ trưởng Nông nghiệp và An ninh lương thực Malaysia - ông Mohamad Sabu - nhấn mạnh: “Sự ổn định chính trị và kinh tế của Ấn Độ và Pakistan là vô cùng quan trọng đối với an ninh lương thực của Malaysia. Nếu chiến tranh hoặc căng thẳng xảy ra làm ảnh hưởng đến hoạt động của các cảng hoặc cơ sở hạ tầng giao nhận, việc nhập khẩu gạo vào nước ta có thể bị gián đoạn”.

Ông Mohamad cũng lưu ý rằng gạo là mặt hàng lương thực thiết yếu tại Malaysia, nơi mỗi người dân tiêu thụ hơn 120 kg gạo mỗi năm, nhưng nước này chỉ tự sản xuất được khoảng một nửa nhu cầu nội địa. Phần còn lại phụ thuộc vào nhập khẩu, chủ yếu từ Ấn Độ và Pakistan, tiếp đến là Việt Nam, Thái Lan và Campuchia.

Trong cuộc họp báo cùng ngày, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và An ninh Lương thực Malaysia, ông Arthur Joseph Kurup, cho biết:

“Chúng tôi hiện có đủ lượng gạo dự trữ để đáp ứng nhu cầu trong hơn 6 tháng. Tuy nhiên, nếu nguồn cung từ các đối tác chính bị gián đoạn, không chỉ nguồn cung mà giá cả thị trường trong nước cũng sẽ chịu tác động nặng nề. Những năm gần đây, thị trường gạo toàn cầu đã rất nhạy cảm trước biến động chính trị. Một xung đột tại Nam Á có thể trở thành yếu tố kích hoạt chuỗi khủng hoảng mới”.

Một người dân đang gieo cấy lúa trên cánh đồng ở ngoại ô Ahmedabad, Ấn Độ. Ảnh: Reuters.

Theo ông Kurup, chiến lược định giá thấp kéo dài của Ấn Độ trong vài năm qua đã gây ra những biến động sâu sắc trên thị trường gạo quốc tế, khiến các nước xuất khẩu đối thủ như Việt Nam và Thái Lan buộc phải giảm giá để cạnh tranh.

Trong quý đầu tiên, xuất khẩu gạo của Thái Lan giảm 1/3 xuống còn 2,1 triệu tấn, khi nhiều quốc gia chuyển sang mua gạo giá rẻ của Ấn Độ.

Dự báo, xuất khẩu gạo của Thái Lan sẽ giảm 24% trong năm nay, trong khi Việt Nam cũng có thể chứng kiến mức giảm 17%.

Đáng chú ý, giá gạo thế giới đang dao động quanh mức 390 USD/tấn và có xu hướng tăng do bất ổn địa chính trị.

Nếu Ấn Độ rút khỏi thị trường hoặc hạn chế xuất khẩu do xung đột, cấu trúc thị trường sẽ đảo lộn một lần nữa, các nước phụ thuộc vào nhập khẩu như Malaysia sẽ phải trả giá cao hơn cho cùng một lượng hàng, hoặc tệ hơn là không thể đảm bảo đủ hàng”.

Việt Nam giữa "tâm bão" cung ứng

Trước những biến động lớn tại Nam Á, thị trường gạo Việt Nam vẫn đang giữ được sự ổn định tương đối, nhờ nguồn cung trong nước dồi dào và chính sách điều tiết giá hợp lý.

Theo cập nhật từ Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), giá gạo 5% tấm của Việt Nam hiện được chào bán ở mức khoảng 398 USD/tấn, cao hơn giá gạo cùng loại từ Ấn Độ nhưng vẫn thấp hơn Thái Lan.

Đại diện VFA cho biết: “Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian gần đây biến động nhẹ theo xu hướng chung của khu vực. Thị trường vẫn trầm lắng sau kỳ nghỉ lễ và nhu cầu từ các thị trường truyền thống như Philippines, Indonesia chưa thực sự bùng nổ. Chúng tôi đang theo sát tình hình xung đột giữa Ấn Độ và Pakistan để có phương án phản ứng linh hoạt, cả về chính sách giá và kiểm soát đơn hàng”.

Tại các tỉnh trọng điểm sản xuất lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long như An Giang và Cần Thơ, giá lúa nguyên liệu có xu hướng tăng nhẹ do nhu cầu xuất khẩu dần hồi phục sau kỳ nghỉ lễ. Các chủ doanh nghiệp và hợp tác xã đã bắt đầu tăng mua tích trữ trong bối cảnh nhiều quốc gia nhập khẩu có thể tăng đơn hàng đề phòng thiếu hụt trong khu vực.

Việt Nam giữa tâm bão chuỗi cung ứng. Ảnh minh họa: IT.

Trên thị trường nội địa, giá gạo bán lẻ tại các chợ truyền thống vẫn duy trì ổn định. Các mặt hàng phổ thông như gạo trắng thông dụng, gạo thơm Jasmine hay gạo nếp đều giữ mức giá cũ. Người tiêu dùng không ghi nhận hiện tượng thiếu hàng hay đầu cơ tăng giá, một phần nhờ nguồn cung ổn định từ các địa phương và sự kiểm soát sát sao của cơ quan quản lý.

Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh An Giang cũng cho biết, dù giá lúa có tăng nhẹ nhưng “không xảy ra tình trạng gom hàng, tích trữ bất thường từ phía nông dân hay doanh nghiệp”.

Trong bối cảnh chuỗi cung ứng toàn cầu đang đứng trước nguy cơ đứt gãy, sự ổn định tương đối của thị trường gạo Việt Nam chính là điểm tựa cho khu vực, đồng thời cũng là phép thử cho năng lực điều tiết, định hướng và bảo vệ người tiêu dùng của toàn bộ hệ thống nông nghiệp - lương thực quốc gia.

Thanh Huyền

Tiền phong

- 05:30 12/05/2025





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Giá cà phê hôm nay 21-6: Tụt dốc đến khó tin

Giá cà phê hôm nay giảm 3 con số với cả Robusta và Arabica khiến người giữ cà phê thêm sốt ruột

Sầu riêng nhiễm chất cấm sắp 'hết cửa' ở Đắk Lắk

Ông Nguyễn Văn Hà - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Đắk Lắk - cho biết, xây dựng chuỗi giá trị sầu riêng là cần thiết. Tỉnh đã chỉ đạo Sở Nông nghiệp...

Lo ngại về nhu cầu tiêu thụ yếu trên thị trường hàng hóa, giá cao su lao dốc

Giá cao su RSS3 trên sàn Osaka đánh mất gần 2% về mức 2.057 USD/tấn trong khi giá cao su TRS20 trên sàn Singapore cũng giảm hơn 2% về mức 1.600 USD/tấn.

Vụ lùm xùm của C.P Việt Nam ảnh hưởng thế nào tới thị trường thịt heo?

Theo Sở Công Thương TP HCM, sự việc của C.P Việt Nam đến nay vẫn chưa gây tác động đáng kể đến thị trường heo hơi và nguồn cung thịt heo trên địa bàn

Giá gạo toàn cầu tăng trong tháng Năm nhờ nhu cầu tăng mạnh

Theo Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc (FAO), nhu cầu mạnh đối với gạo Basmati trước lễ Eid al-Adha là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự tăng giá gạo trong...

Heo bệnh buộc phải tiêu hủy, người chăn nuôi được hỗ trợ 40.000 đồng/kg hơi

Từ 25/7, với lợn (heo) bị dịch bệnh buộc phải tiêu hủy nằm trong Danh mục bệnh động vật phải công bố dịch hoặc Danh mục bệnh truyền lây giữa động vật và người...

Phó Chủ tịch PAN: "Nông nghiệp là lĩnh vực rủi ro, chỉ có niềm tin thể chế mới khiến doanh nghiệp đầu tư"

Tại hội thảo về Nghị quyết 68, Phó Chủ tịch HĐQT PAN Nguyễn Thị Trà My nhấn mạnh nông nghiệp là lĩnh vực rủi ro cao, cần cơ chế ưu đãi như trừ chi phí nghiên cứu...

Doanh nghiệp Việt dự kiến nhập khẩu hơn 600 triệu USD nguyên liệu thức ăn chăn nuôi từ Mỹ

Doanh nghiệp hai bên đã trao đổi và ký kết Bản ghi nhớ (MoU) về việc nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi từ bang Ohio, với tổng giá trị các MoU được ký lên tới...

Truy vết cadimi trong sầu riêng, Bộ NN-MT rà soát nhập khẩu phân bón

Bộ Nông nghiệp và Môi trường xây dựng các giải pháp, kiểm soát ở vùng có nguy cơ nhiễm cadimi, rà soát lại nhập khẩu phân bón.

Xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt hơn 28 tỷ USD trong 5 tháng đầu năm

Bộ Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT) cho biết, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của Việt Nam trong 5 tháng đầu năm tiếp tục duy trì đà tăng trưởng do kim ngạch các mặt...

Giá vàng và hàng hóa


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98