Các đại gia dệt may xuất khẩu sang Mỹ báo lãi quý 1 tăng mạnh

02/05/2025 15:17
02-05-2025 15:17:44+07:00

Các đại gia dệt may xuất khẩu sang Mỹ báo lãi quý 1 tăng mạnh

Bốn doanh nghiệp dệt may xuất khẩu lớn vào Mỹ gồm May Sông Hồng (MSH), TNG, Vinatex (VGT) và Dệt may Thành Công (TCM) đồng loạt báo lãi tăng trong quý 1/2025, nhờ đơn hàng hồi phục. Tuy nhiên, những lo ngại về thuế quan Mỹ có thể làm xáo trộn cục diện từ quý sau.

Mỹ hiện đang tạm hoãn áp thuế 90 ngày, nhưng lệnh áp thuế có thể quay lại bất cứ lúc nào. Ảnh minh họa

Sau khi Mỹ thông báo tạm hoãn 90 ngày (tính từ 10/04) việc áp thuế đối ứng lên tới 46% đối với một số mặt hàng từ Việt Nam, ngành dệt may tạm thời "thở phào". Tuy vậy, rủi ro vẫn hiện hữu khi thị trường xuất khẩu lớn nhất đang trở nên ngày càng khó lường. Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, 3 tháng đầu năm 2025, xuất khẩu dệt may sang Mỹ vẫn duy trì đà tăng trưởng mạnh 15%, đạt 3.8 tỷ USD.

Phản ánh sự khởi sắc những tháng đầu năm 2025, nhóm doanh nghiệp dệt may có tỷ trọng doanh thu xuất khẩu sang Mỹ lớn như MSH, TNG, Vinatex (VGT) và TCM đồng loạt báo lãi tăng trong quý 1, phần lớn nhờ đơn hàng được đẩy sớm và ảnh hưởng từ chính sách thuế chưa phản ánh ngay vào BCTC.

"Ông lớn" của ngành - Vinatex ghi nhận lãi ròng quý 1 đạt 172 tỷ đồng, tăng 372% so với cùng kỳ năm trước, trong khi doanh thu tăng 8% lên gần 4,300 tỷ đồng. Biên lãi gộp cải thiện lên 12.1% so với 8.7% cùng kỳ. Trong kỳ, đơn vị ngành sợi chuyển từ lỗ sang lãi nhờ tiết giảm chi phí và vận hành hiệu quả. Ngành may vẫn kín đơn hàng đến hết quý 2/2025 nhưng nhiều khách hàng đang trì hoãn đặt hàng quý 3 để chờ diễn biến chính sách từ chính quyền Tổng thống Trump.

Liên quan sự kiện thuế quan mới của Mỹ, Chủ tịch Vinatex Lê Tiến Trường nhấn mạnh "thuế cao và thị trường biến động không phải chuyện mới với dệt may Việt Nam". Theo ông, ngành cần tận dụng giai đoạn tạm hoãn để chủ động thích ứng, giống như từng vượt qua rào cản thuế và hạn ngạch trước thời WTO.

Dệt may Thành Công (TCM) báo lãi ròng quý 1 đạt 78 tỷ đồng, tăng 26%; doanh thu vượt 1,000 tỷ đồng dù biên lãi gộp giảm nhẹ còn 16.2%. Công ty đã nhận được 85% kế hoạch doanh thu quý 2 và đang chốt đơn hàng quý 3/2025.

Chia sẻ tại ĐHĐCĐ 2025, Tổng Giám đốc TCM Song Jae Ho cho biết thị trường Mỹ chiếm khoảng 30% doanh thu xuất khẩu của TCM - tỷ lệ thấp hơn nhiều so với các doanh nghiệp cùng ngành. Công ty đang đẩy mạnh khai thác các thị trường như Nhật Bản, Hàn Quốc, châu Âu. 

May Sông Hồng (MSH) - doanh nghiệp có tỷ trọng xuất khẩu sang Mỹ cao nhất ngành (80%) - ghi nhận doanh thu quý 1 hơn 1,000 tỷ đồng, tăng 34%; lãi ròng 86 tỷ đồng, gấp rưỡi cùng kỳ. Biên lãi gộp cũng cải thiện 4.2 điểm % lên 16.4%. Công ty cho biết đã chốt đơn hàng đến cuối năm, đồng thời kỳ vọng hưởng lợi từ sự dịch chuyển đơn hàng khỏi Trung Quốc do thuế quan. 

TNG báo lãi ròng quý 1 đạt 43.3 tỷ đồng, tăng nhẹ 1%; doanh thu tăng 31% lên hơn 1,500 tỷ đồng. Biên lãi gộp gần như đi ngang ở mức 15.2%. Doanh nghiệp cho biết đơn hàng từ Mỹ tuy phục hồi nhưng tỷ trọng còn thấp (khoảng 26%). Công ty đang đánh giá lại mức thuế Mỹ có thể áp và thừa nhận đây là giai đoạn khó khăn nhất từng trải qua.

Cổ phiếu phục hồi nhẹ nhưng rủi ro vẫn hiện hữu

Thông tin Mỹ tạm hoãn áp thuế trong vòng 90 ngày đã mang đến sự phục hồi nhẹ cho cổ phiếu ngành dệt may sau chuỗi phiên giảm mạnh. Trước đó, các mã như VGT, TCM, TNG, MSH đồng loạt giảm sàn theo xu hướng chung của thị trường, rơi xuống mức thấp nhất trong nhiều năm.

Tính đến thời điểm hiện tại, TCM đã hồi phục khoảng 4% so với đáy hồi đầu tháng 4, lên dưới mức 28,000 đồng/cp, nhưng vẫn giảm 40% so với đầu năm. TNG cũng có mức tăng 14% từ đáy lên 16,600 đồng/cp, nhưng mất 33% giá trị so với đầu năm. VGT phục hồi mạnh mẽ hơn với mức tăng 20% từ đáy, hiện giao dịch quanh 9,500 đồng/cp, dù vẫn giảm 36% từ đầu năm. MSH tăng 13% từ đáy lên 44,500 đồng/cp - thấp hơn 14% so với đầu năm.

Diễn biến giá một số mã dệt may trên sàn chứng khoán từ đầu năm 2025. Ảnh: VietstockFinance

Mặc dù đã có lực hồi phục nhất định, xu hướng chung của thị trường và đặc biệt là chính sách thuế của Mỹ vẫn là những biến số khó lường. Những rủi ro tiềm ẩn từ chính sách này có thể chưa được phản ánh hết trong kết quả kinh doanh quý 1/2025 và có khả năng tác động rõ rệt hơn trong các quý tiếp theo.

Thế Mạnh

FILI

- 14:15 02/05/2025







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (4)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Đại hội lần 2 của Rạng Đông Holding tiếp tục bất thành, cổ đông đòi tố giác lãnh đạo

Dù đã bước sang lần thứ 2 tổ chức đại hội thường niên, CTCP Rạng Đông Holding (UPCoM: RDP) vẫn không thể tiến hành do tỷ lệ tham dự quá thấp. Ban lãnh đạo tiếp tục...

TDH dự kiến lãi ròng 2025 hơn 66 tỷ, phát triển mảng hàng gia dụng gắn với doanh nghiệp bất động sản

Dưới thời HĐQT mới, CTCP Phát triển Nhà Thủ Đức (HOSE: TDH) đặt mục tiêu năm 2025 đạt tổng doanh thu hợp nhất hơn 235 tỷ đồng (gấp 2.7 lần năm trước) và lãi ròng...

Hóa Dầu Mekong ký kết chiến lược cùng Hải Đăng và Glotrans HCM kiến tạo chuỗi giải pháp vận hành toàn diện

Ngày 29/05/2025, CTCP Hóa Dầu Mekong vừa tổ chức lễ ký kết hợp tác với hai đối tác chiến lược là Công ty TNHH DV XNK Hải Đăng và Chi nhánh Công ty TNHH Vận Tải và...

Chủ tịch Bamboo Airways bất ngờ xin từ nhiệm

Trong một động thái bất ngờ, Chủ tịch HĐQT Bamboo Airways Phan Đình Tuệ đã gửi đơn xin từ nhiệm. Quyết định này sẽ được đưa ra thảo luận và thông qua tại phiên họp...

Vinataba báo lãi cao nhất 7 năm, lo mất 50% sản lượng vì Luật thuế TTĐB mới

Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam (Vinataba) báo lãi ròng 1,262 tỷ đồng trong năm 2024, bình quân gần 3.5 tỷ đồng/ngày. Trong khi ngành lãi lớn, người tiêu dùng đang...

ĐHĐCĐ SBS: Tháng 5 đã có lãi trở lại, tích cực tìm kiếm nhà đầu tư chiến lược

Sáng ngày 16/06, CTCP Chứng khoán SBS (UPCoM: SBS) đã tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2025 lần thứ 3. Đại hội đã thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2025 cũng như bầu HĐQT...

Tổng Giám đốc Văn Tiến Thanh: Giá phân bón sẽ tăng do ảnh hưởng xung đột từ Trung Đông

Chia sẻ tại ĐHĐCĐ 2025, Tổng Giám đốc Đạm Cà Mau (HOSE: DCM) Văn Tiến Thanh đã có những nhận định về tình hình thị trường phân bón thế giới và tại Việt Nam trong...

Lộc Trời trình kế hoạch 2025 tệ nhất trong thập kỷ, cảnh báo rủi ro dòng tiền, xin miễn chia cổ tức

Kế hoạch doanh thu thấp nhất 10 năm, lỗ kế toán 524 tỷ đồng, âm dòng tiền gần 500 tỷ đồng, chưa công bố BCTC kiểm toán… là những gì Lộc Trời sẽ trình ĐHĐCĐ 2025...

ĐHĐCĐ Đạm Cà Mau: Ước 6 tháng vượt sâu kế hoạch, chia cổ tức 20%

Sáng ngày 16/06/2025, ĐHĐCĐ thường niên 2025 của CTCP Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC, Phân bón Cà Mau hay Đạm Cà Mau, HOSE: DCM) đã được tổ chức thành công. Như mọi...

Chứng khoán FPT gặp sự cố hệ thống giao dịch sáng 16/06

Sáng 16/06, CTCP Chứng khoán FPT (FPTS, HOSE: FTS) bất ngờ thông báo trên ứng dụng giao dịch của Công ty về lỗi cập nhật vị thế giao dịch chứng khoán phái sinh và...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98