Căng thẳng Mỹ - Trung: Hồng Kông có thể là điểm nóng tiếp theo?

31/05/2025 14:02
31-05-2025 14:02:00+07:00

Căng thẳng Mỹ - Trung: Hồng Kông có thể là điểm nóng tiếp theo?

Trong vòng chưa đầy một thập kỷ, mối quan hệ Mỹ - Trung đã rơi vào vòng xoáy căng thẳng chưa từng có. Từ thương mại, công nghệ, an ninh mạng cho đến chính trị khu vực, mọi lĩnh vực đều bị phủ bóng bởi sự cạnh tranh gay gắt. Thoạt đầu, căng thẳng thường được nhắc đến qua các biện pháp thuế quan—những đòn đáp trả qua lại trên hàng trăm tỷ USD giá trị hàng hóa. Nhưng đến nay, các chuyên gia cảnh báo Mỹ và Trung Quốc có thể đang chuẩn bị mở rộng chiến tuyến sang lĩnh vực ít ai ngờ tới: thị trường tài chính.

Theo nhiều báo cáo, chính quyền Mỹ đang xây dựng một chiến lược dài hơi nhằm siết chặt quyền tiếp cận vốn, hạn chế công nghệ và kiểm soát đầu tư vào Trung Quốc. Dưới thời chính quyền Trump 2.0, những động thái cứng rắn từ thời kỳ đầu tiếp tục được kế thừa và phát triển: từ việc tăng thuế quan, hạn chế xuất khẩu công nghệ cao cho đến việc rà soát các khoản đầu tư từ Mỹ vào các công ty Trung Quốc. Gần đây, quốc hội Mỹ đã thông qua một loạt dự luật mới, siết chặt hơn các hoạt động đầu tư ra nước ngoài, đồng thời xem xét khả năng hạn chế quyền tiếp cận đồng USD của các công ty tài chính có liên quan đến Trung Quốc. Điều này đã thổi bùng lo ngại rằng Mỹ có thể đưa Hồng Kông—trung tâm tài chính quốc tế hàng đầu và là cửa ngõ vốn của Trung Quốc—vào danh sách “điểm nóng” tiếp theo.

Hồng Kông: “Cửa ngõ” tài chính của Trung Quốc và vai trò gây tranh cãi

Từ lâu, Hồng Kông đã được mệnh danh là “cửa ngõ” tài chính của Trung Quốc nhìn ra thế giới, nơi kết nối các tập đoàn đa quốc gia với nền kinh tế lớn thứ hai toàn cầu. Theo thống kê từ Bloomberg, giá trị vốn hóa của các công ty niêm yết tại Hồng Kông chiếm tới gần 10% giá trị vốn hóa toàn cầu, cho thấy vai trò quan trọng của đặc khu này trong dòng chảy tài chính quốc tế. Tuy nhiên, những năm gần đây, vai trò ấy ngày càng bị đặt dấu hỏi khi Hồng Kông bị nghi ngờ trở thành điểm trung chuyển các hoạt động mà Mỹ cho là “lách lệnh trừng phạt”.

Một báo cáo từ The Washington Post cho biết Hồng Kông đã trở thành “điểm dừng chân” cho các công ty và thực thể Trung Quốc bị Mỹ trừng phạt, giúp họ tiếp cận các dịch vụ tài chính quốc tế. Không chỉ dừng ở đó, Hồng Kông còn được cho là điểm trung chuyển cho các mặt hàng công nghệ bị cấm xuất khẩu sang Nga, cũng như các giao dịch dầu mỏ của Iran và Venezuela. Môi trường pháp lý “thân thiện kinh doanh” của Hồng Kông—với các quy định thành lập doanh nghiệp nhanh chóng và cơ chế giấu tên cổ đông—khiến đặc khu này trở thành “miếng mồi béo bở” cho các hoạt động tài chính khó kiểm soát.

Theo các chuyên gia của Ủy ban An ninh Kinh tế Mỹ - Trung (USCC), Hồng Kông hiện không chỉ đóng vai trò là trung tâm vốn quốc tế, mà còn là “cầu nối” cho các quốc gia và tập đoàn đang tìm cách né tránh các biện pháp trừng phạt của phương Tây. Từ các linh kiện điện tử, viễn thông cho đến các sản phẩm dầu mỏ và công nghệ lưỡng dụng, Hồng Kông đã trở thành “điểm trung chuyển” then chốt. Dưới góc nhìn này, đặc khu Hồng Kông đang phải chịu áp lực lớn khi Mỹ ngày càng xem Hồng Kông là một phần quan trọng trong mạng lưới tài chính của Trung Quốc hỗ trợ các thực thể bị Mỹ trừng phạt/cấm vận, và do đó có thể bị áp dụng các biện pháp hạn chế.

Mỹ có thể làm gì tiếp theo và những tác động toàn cầu

Dù chưa đưa ra lệnh trừng phạt toàn diện đối với Hồng Kông, Mỹ đã nhiều lần phát tín hiệu rằng họ sẽ không ngần ngại áp dụng các biện pháp mạnh tay nếu đặc khu này tiếp tục trở thành “thiên đường né lệnh trừng phạt”. Một số ngân hàng lớn tại Hồng Kông cũng đã được yêu cầu rà soát các giao dịch liên quan đến Nga, Iran và Triều Tiên để tránh bị đưa vào danh sách đen. Bên cạnh đó, Mỹ cũng có thể mở rộng danh sách các cá nhân và tổ chức bị cấm giao dịch (SDN List), hạn chế quyền tiếp cận đồng USD hoặc thậm chí cân nhắc việc ngắt kết nối hệ thống thanh toán SWIFT đối với một số ngân hàng hoặc doanh nghiệp có trụ sở tại Hồng Kông.

Các biện pháp này có thể giáng đòn mạnh vào khả năng huy động vốn quốc tế của các công ty Trung Quốc, đồng thời khiến các nhà đầu tư toàn cầu phải cân nhắc lại chiến lược phân bổ vốn. Một khi Hồng Kông mất dần vị thế trung tâm tài chính, hệ lụy dây chuyền có thể lan sang các thị trường khác như Singapore, Tokyo, thậm chí cả các thị trường mới nổi ở Trung Đông. Khi đó, vai trò đồng USD trong các giao dịch quốc tế cũng có thể bị thử thách, đặc biệt nếu Trung Quốc và các đối tác tìm cách thúc đẩy sử dụng đồng nhân dân tệ hoặc các đồng tiền khác để né tránh rủi ro bị trừng phạt.

Bước đi tiếp theo của Mỹ?

Trong bối cảnh căng thẳng Mỹ - Trung không ngừng leo thang, Hồng Kông có thể trở thành “điểm nóng” mới - nơi mà các biện pháp trừng phạt tài chính sẽ được sử dụng như vũ khí chiến lược. Nếu Mỹ mở rộng lệnh trừng phạt hoặc hạn chế dòng vốn qua Hồng Kông, đặc khu này sẽ phải đối mặt với bài toán sinh tử về vai trò trung tâm tài chính.

Liệu Mỹ sẽ dừng lại ở các biện pháp gián tiếp hay sẽ kích hoạt những đòn mạnh tay hơn, như hạn chế đồng USD hoặc ngắt kết nối SWIFT? Và quan trọng hơn, các nước khác -những quốc gia, ngân hàng, và nhà đầu tư - sẽ ứng phó ra sao trước một điểm nóng địa chính trị mới đang hình thành ở châu Á? Đây có thể là bài toán lớn của tài chính quốc tế trong thời gian tới.

LH

FILI

- 13:00 31/05/2025





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Căng thẳng giữa Israel-Iran gia tăng đẩy đồng USD mạnh lên

Đồng USD lên giá so với các đồng tiền chủ chốt khác khi các thị trường chuyển hướng sang tích lũy tài sản "trú ẩn an toàn," giữa bối cảnh căng thẳng địa chính trị ở...

Kỳ lân công nghệ Đông Nam Á ngày càng giống ngân hàng

Nhiều kỳ lân công nghệ Đông Nam Á đang vận hành mảng kinh doanh ngân hàng số với kỳ vọng đem lại phần lớn doanh thu trong tương lai, điều mà cách đây vài năm không...

JPMorgan và ván cược 50 tỷ USD vào châu Á

JPMorgan Chase đang tăng tốc nỗ lực của mình tại thị trường tín dụng tư nhân đang phát triển nhanh chóng của châu Á, tập trung vào nhu cầu ngày càng tăng đối với...

Nhà đầu tư đổ xô mua trái phiếu chính phủ ở châu Á

Các nhà đầu tư trên toàn cầu đang tăng tốc mua trái phiếu chính phủ tại các nước châu Á để tận dụng làn sóng giảm lãi suất và các đồng tiền trong khu vực mạnh lên...

Cuộc chơi xếp hạng tín nhiệm của Egan-Jones (kỳ 2): Phố Wall dấy lên nghi vấn

Từ căn nhà 4 phòng ngủ ở ngoại ô Pennsylvania, Egan-Jones đã tăng trưởng nhanh chóng trong vài năm gần đây. Năm 2014, với 10 chuyên viên, công ty duy trì xếp hạng...

Cuộc chơi xếp hạng tín nhiệm của Egan-Jones (kỳ 1): 20 chuyên viên "cân" hơn 3,000 thương vụ

Một công ty xếp hạng nhỏ tự nhận mình là đơn vị đánh giá tín dụng tư nhân năng suất nhất thị trường, khiến giới tài chính lo ngại những rắc rối tiềm ẩn.

Gia tộc giàu nhất Singapore bán tòa nhà biểu tượng sau khủng hoảng gia đình

Tập đoàn bất động sản hàng đầu Singapore City Developments Ltd. (CDL) đã đồng ý bán cổ phần đa số trong một trong những tòa nhà văn phòng mang tính biểu tượng của...

Đồng USD trượt về đáy 3 năm

Thị trường tài chính Mỹ đã trải qua một phiên giao dịch đầy biến động trong ngày 02/06 khi đồng USD trượt về mức thấp nhất trong ba năm và trái phiếu Chính phủ chịu...

Tác động có thể là rất lớn từ kế hoạch đánh thuế kiều hối của Mỹ

Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa tung ra “vũ khí” mới trong cuộc chiến chống nhập cư bất hợp pháp bằng việc đề xuất đánh thuế 3,5% lên các khoản kiều hối...

Ngân hàng lớn nhất châu Âu HSBC rót 4 tỷ USD vào tín dụng tư nhân

HSBC sẽ đầu tư số tiền 4 tỷ USD với mục tiêu thu hút thêm vốn từ những nhà đầu tư bên ngoài để xây dựng một quỹ tín dụng trị giá 50 tỷ USD trong vòng 5 năm tới.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98