Chuyên gia UOB: Rất khó để Mỹ quay trở lại sản xuất giày dép hay lắp ráp iPhone

09/05/2025 12:57
09-05-2025 12:57:11+07:00

Chuyên gia UOB: Rất khó để Mỹ quay trở lại sản xuất giày dép hay lắp ráp iPhone

Chuyên gia Ngân hàng UOB Việt Nam cho rằng, xu hướng dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu không thể đảo ngược chỉ bằng các biện pháp thuế quan, và việc kỳ vọng Mỹ đưa sản xuất về nước là điều "rất khó xảy ra".

Phát biểu tại Diễn đàn Tài chính - Bất động sản ngày 08/05, ông Lim Dyi Chang - Giám đốc khối khách hàng doanh nghiệp của Ngân hàng UOB Việt Nam cho biết, chuỗi cung ứng toàn cầu không hình thành một cách ngẫu nhiên mà dựa trên lợi thế cạnh tranh tự nhiên của từng quốc gia. Những ngành đòi hỏi chi phí lao động thấp, kỹ năng phổ thông và sản xuất quy mô lớn như giày dép hay điện tử tiêu dùng vốn không còn phù hợp với môi trường lao động và chi phí tại Mỹ.

"Liệu chúng ta có thực sự kỳ vọng một người Mỹ, một người Mỹ to lớn, sẽ ngồi may quần áo hay lắp ráp iPhone? Đó là điều nằm ngoài lợi thế của họ", ông nói.

Chuyên gia UOB cho rằng các chính sách bảo hộ như thuế quan chỉ có thể làm dịch chuyển dòng chảy thương mại trong ngắn hạn. Về dài hạn, xu hướng toàn cầu vẫn sẽ ưu tiên những nền kinh tế có năng lực sản xuất hiệu quả, chi phí cạnh tranh như Việt Nam và các quốc gia trong khối ASEAN.

Ông Lim cũng chỉ ra rằng các thương hiệu toàn cầu như Apple hay Nike - những đơn vị thực sự nắm quyền định đoạt chuỗi sản xuất - sẽ không chấp nhận bất kỳ rủi ro nào ảnh hưởng đến doanh số và lợi nhuận. Khi chi phí tăng vì chính sách thuế, cả nhà cung cấp lẫn người tiêu dùng Mỹ đều sẽ bị đặt vào thế khó.

Từ góc nhìn của doanh nghiệp, ông Lim nhận định các tác động từ chính sách thương mại sẽ dần được điều chỉnh theo nhu cầu thị trường và áp lực lợi nhuận toàn cầu. Do đó, chuỗi cung ứng sẽ tiếp tục tìm đến những thị trường như Việt Nam, nơi có lực lượng lao động dồi dào, chi phí hợp lý và môi trường đầu tư đang cải thiện.

Cùng quan điểm, ông Trương An Dương - Giám đốc điều hành Khối Bất động sản Công nghiệp và Nhà ở của Frasers Property Vietnam - cho rằng Mỹ sẽ tiếp tục tập trung vào các lĩnh vực mang lại giá trị gia tăng cao như công nghệ, tài chính hoặc sản xuất nội dung, trong khi các hoạt động sản xuất quy mô lớn sẽ tiếp tục ở lại châu Á. “Mỹ vẫn sẽ sản xuất phim ảnh, còn Bắc Giang hay Bắc Ninh vẫn sẽ lắp ráp điện thoại”, ông ví von.

Các diễn giả chia sẻ tại sự kiện sáng 08/05. Ảnh: Tử Kính

Doanh nghiệp BĐS công nghiệp ngoại muốn tiếp tục đầu tư tại Việt Nam

Tại diễn đàn, ông Trương An Dương cho biết Frasers Property vẫn cam kết đầu tư dài hạn tại Việt Nam bất chấp những bất ổn từ môi trường thương mại quốc tế, đặc biệt là các chính sách thuế mới từ Mỹ.

Trong 4 năm qua, Frasers Property đã phát triển bất động sản công nghiệp tại các tỉnh Bình Dương, Bắc Ninh, Hưng Yên và Quảng Ninh, với tổng diện tích sàn gần 500,000m2, phục vụ chủ yếu cho nhà đầu tư nước ngoài. Ông chia sẻ, chỉ trong tuần đầu sau khi Mỹ công bố chính sách thuế mới, đã có 5-7 khách hàng bị ảnh hưởng. Một số tạm hoãn ký hợp đồng thuê đất, số khác rút khỏi kế hoạch đầu tư. Tuy nhiên, điều bất ngờ là ngay trong thời gian đó, số lượng nhà đầu tư mới liên hệ lại tăng cao hơn so với bình thường.

Ông nhận định đây là dấu hiệu của 2 xu hướng diễn ra song song khi một bên thận trọng trước rủi ro, trong khi bên kia nhìn thấy cơ hội để dịch chuyển sản xuất hoặc mở rộng đầu tư vào Việt Nam. Sau 2 tuần, tâm lý thị trường đã ổn định trở lại. Frasers Property coi đây là dịp để đánh giá lại danh mục khách hàng, đồng thời điều chỉnh định hướng chiến lược.

Ông Dương lưu ý rằng tác động từ thuế quan không chỉ trực tiếp, mà còn gián tiếp ảnh hưởng tới những nhà máy không xuất khẩu sang Mỹ nhưng có công ty mẹ tại Mỹ hoặc sử dụng nguyên liệu từ Trung Quốc. Khi chi phí đầu vào tăng, các doanh nghiệp buộc phải điều chỉnh mô hình sản xuất và kế hoạch đầu tư.

Mặc dù thận trọng trong ngắn hạn, Frasers Property vẫn duy trì chiến lược mở rộng tại Việt Nam trong trung và dài hạn. Ông Dương cho biết, Công ty đang theo dõi diễn biến thị trường hàng tuần và sẽ cân nhắc kỹ trước khi đưa ra quyết định đầu tư mới trong 2-3 tháng tới. Đồng thời, Công ty cũng điều chỉnh chiến lược thu hút đầu tư, ưu tiên các ngành ít phụ thuộc vào thị trường Mỹ như điện tử tiêu dùng, bán dẫn, trung tâm dữ liệu và điện tử gia dụng - những lĩnh vực phù hợp với định hướng công nghệ cao mà Việt Nam đang theo đuổi.

Với mạng lưới quốc tế, Frasers Property đặt mục tiêu mở rộng tiếp cận khách hàng toàn cầu, tận dụng quỹ đất hiện có để tối ưu hóa hiệu quả đầu tư. Ông Dương khẳng định việc Mỹ gia tăng thuế là yếu tố buộc các nhà phát triển bất động sản công nghiệp phải linh hoạt hơn trong định hướng thị trường. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn sở hữu lợi thế vượt trội trong khu vực Đông Nam Á - khu vực được xem là tâm điểm tăng trưởng toàn cầu trong vài thập kỷ tới - nhờ nguồn lao động trẻ, chi phí cạnh tranh và vị trí chiến lược.

Ông Trương An Dương (bên phải) và ông Lim Dyi Chang. Nguồn: Kinh tế Sài Gòn Online

Tử Kính

FILI

- 11:55 09/05/2025





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

FDI suy giảm cản trở tăng trưởng của các nước đang phát triển

Dòng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đổ vào các nền kinh tế đang phát triển đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2005, làm dấy lên lo ngại về khả năng thúc đẩy tăng...

Rót 7 tỷ USD vào Trung tâm tài chính quốc tế TPHCM

Khu lõi của Trung tâm tài chính quốc tế TPHCM đặt tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm rộng 9,2 ha. Diện tích này sẽ đầu tư xây dựng trụ sở của các cơ quan quản lý, cơ quan...

Tập đoàn của Hậu 'Pháo' thu hơn 7.000 tỷ đồng tại dự án ở Nha Trang

Từ năm 2016 đến nay, Tập đoàn Phúc Sơn của Nguyễn Văn Hậu, thông qua các hợp đồng hợp tác đầu tư, hợp đồng tiến trình chuyển nhượng quyền sử dụng đất để thu của...

Kinh tế tuần hoàn và dệt may: Những thay đổi cần thiết để giảm thiểu tác động môi trường tại Việt Nam

Ngành dệt may Việt Nam đang đối mặt với áp lực chuyển đổi mạnh mẽ từ yêu cầu phát triển bền vững và cam kết giảm phát thải carbon toàn cầu. Với tổng kim ngạch xuất...

Dùng ngân sách Trung ương để giải phóng mặt bằng Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà khẳng định, dự án giải phóng mặt bằng và tái định cư phục vụ Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam là một dự án độc lập, sử dụng ngân sách...

Hơn 120 website, ứng dụng thương mại điện tử bị 'khai tử'

Trong 5 tháng đầu năm 2025, Bộ Công Thương đã phối hợp rà soát chéo với cơ quan thuế, qua đó chấm dứt hoạt động của hơn 120 website và 48 ứng dụng thương mại điện...

TP Hồ Chí Minh thu hút hơn 2,86 tỷ USD vào các khu công nghiệp, khu chế xuất

Trong số hơn 2,86 tỷ USD vào các khu công nghiệp, khu chế xuất ở TP Hồ Chí Minh, vốn đầu tư nước ngoài đạt hơn 935,3 triệu USD; vốn đầu tư trong nước đạt 45.437 tỷ...

Xây dựng các cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để đầu tư phát triển hệ thống đường sắt

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, sáng 16/6, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Quốc hội nghe báo cáo về dự án Luật Đường sắt (sửa đổi).

Kiến tạo niềm tin bền vững thúc đẩy kinh tế tư nhân

Bài viết này đặt ra hai câu hỏi cốt lõi: Kinh tế tư nhân Việt Nam đang đứng ở đâu trong bức tranh phát triển quốc gia? Và đâu là những điều kiện cần để khu vực này...

Bỏ thuế khoán có giúp hộ kinh doanh muốn thành doanh nghiệp?

Chính thức hóa khu vực phi chính thức, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, minh bạch, thông thoáng, hỗ trợ thích đáng, phù hợp cho mỗi thành phần kinh tế là việc...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98