CPI bình quân 4 tháng đầu năm 2025 tăng 3.2% so với cùng kỳ năm trước

06/05/2025 10:32
06-05-2025 10:32:00+07:00

CPI bình quân 4 tháng đầu năm 2025 tăng 3.2% so với cùng kỳ năm trước

Theo số liệu của Cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 4/2025 tăng 0.07% so với tháng trước chủ yếu do giá nhà ở thuê, giá thực phẩm và ăn uống ngoài gia đình tăng. CPI tháng Tư tăng 1.37% so với tháng 12/2024; tăng 3.12% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân bốn tháng đầu năm 2025, CPI tăng 3.2% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 3.05%.

Lạm phát cơ bản tháng 4/2025 tăng 0.21% so với tháng trước và tăng 3.14% so với cùng kỳ năm trước

Trong mức tăng 0.07% của CPI tháng 4/2025 so với tháng trước có 08 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng, 02 nhóm hàng có chỉ số giá giảm và 01 nhóm hàng giá ổn định.

Tám nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng gồm:

- Nhóm nhà ở, điện nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng cao nhất với mức 0.62% (tác động làm tăng CPI chung 0.12 điểm phần trăm), chủ yếu tăng giá ở một số mặt hàng sau: Giá thuê nhà tăng 0.57%; giá vật liệu bảo dưỡng nhà ở tăng 0.62%; giá dịch vụ sửa chữa nhà ở tăng 0.49%; giá điện sinh hoạt tăng 1.0% chủ yếu do nhu cầu sử dụng điện ở các địa phương phía Nam tăng khi thời tiết nắng nóng; giá nước sinh hoạt tăng 1.57%. Ngoài ra, dịch vụ điện sinh hoạt tăng 0.27%, dịch vụ về nước sinh hoạt tăng 0.21% do chi phí nguyên vật liệu và nhân công tăng. Ngược lại, giá dầu hỏa tháng Tư giảm 3.57% do ảnh hưởng của các đợt điều chỉnh giá trong tháng.

- Nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0.15%, chủ yếu ở một số mặt hàng: Nhóm đồ trang sức tăng 7.32% theo giá vàng trong nước và thế giới; sửa chữa đồng hồ đeo tay, đồ trang sức tăng 0.43%; đồng hồ đeo tay và hàng chăm sóc cơ thể cùng tăng 0.13%; dịch vụ vệ sinh môi trường tăng 0.23%. Ở chiều ngược lại, vật dụng tang lễ, thờ cúng giảm 0.39%.

- Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0.12%, trong đó: Lương thực giảm 0.65%; nhóm thực phẩm tăng 0.17%; nhóm ăn uống ngoài gia đình tăng 0.32%.

- Nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 0.11% do chi phí sản xuất và nhu cầu tiêu dùng tăng, trong đó nước quả ép tăng 0.18%; nước uống tăng lực đóng chai, lon tăng 0.1%; nước giải khát có ga tăng 0.03%. Giá bia các loại và thuốc hút lần lượt tăng 0.16% và tăng 0.13% so với tháng trước.

- Nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0.1%, trong đó, một số mặt hàng có giá tăng: Bàn là điện tăng 0.94%; lò vi sóng, lò nướng, bếp từ tăng 0.65%; quạt điện tăng 0.59%; bếp gas tăng 0.47%; đồ ăn, dao kéo làm bếp tăng 0.63%; thuê người giúp việc, dọn dẹp nhà cửa trong gia đình tăng 0.69%; thuê đồ dùng trong gia đình tăng 0.24%; sửa chữa thiết bị trong gia đình tăng 0.15%.

- Nhóm may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0.06%, trong đó, chỉ số giá vải các loại tăng 0.13%; quần áo may sẵn tăng 0.04%; mũ nón, áo mưa tăng 0.16%; giày dép trẻ em tăng 1.0%; dịch vụ may mặc tăng 0.12%; dịch vụ giày dép tăng 0.11% do nhu cầu tăng khi vào hè.

- Nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 0.02%, nguyên nhân chủ yếu do nguyên liệu dược phẩm và nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân tăng. Cụ thể, giá vi-ta-min và khoáng chất trong tháng tăng 0.23% so với tháng trước; nhóm thuốc tác dụng trên đường hô hấp tăng 0.15%; nhóm thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm không steroid và thuốc điều trị gút và các bệnh xương tăng 0.14%.

- Nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0.01%, trong đó, du lịch trọn gói tăng 0.26% (du lịch ngoài nước tăng 0.48%; du lịch trong nước tăng 0.19%) do nhu cầu du lịch của người dân tăng vào dịp nghỉ lễ; khách sạn tăng 0.38%; dụng cụ thể dục, thể thao tăng 0.14%; vé xem phim, ca nhạc tăng 0.65%. Ở chiều ngược lại, giá cây, hoa cảnh giảm 1.89%; máy ảnh, máy quay video giảm 0.21%; ti vi màu giảm 0.31%.

Hai nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá giảm gồm:

- Nhóm bưu chính, viễn thông giảm 0.15%, trong đó máy điện thoại di động thông minh và máy tính bảng giảm 1.65%; phụ kiện máy điện thoại di động thông minh và máy tính bảng giảm 1.56%; máy điện thoại di động thông thường giảm 0.37%. Ngược lại, giá sửa chữa điện thoại tăng 0.5% do chi phí nhân công tăng.

- Nhóm giao thông giảm 1.05% (tác động làm CPI chung giảm 0.1 điểm phần trăm). Trong đó: Chỉ số giá xăng giảm 2.83%; chỉ số giá dầu diesel giảm 3.31%; giá ô tô mới giảm 0.16%; giá xe máy giảm 0.06%. Ở chiều ngược lại, giá vận tải hành khách bằng đường thủy tăng 0.33%; vận tải hành khách bằng đường bộ tăng 0.24%; giá dịch vụ rửa xe, bơm xe tăng 0.31%; bảo dưỡng phương tiện đi lại tăng 0.17%; phụ tùng của ô tô tăng 0.19%; lốp, săm xe máy tăng 0.09%.

Riêng nhóm giáo dục ổn định, trong đó, giá văn phòng phẩm tăng 0.07%, cụ thể: Bút viết các loại tăng 0.1%; sản phẩm từ giấy tăng 0,08%; văn phòng phẩm và đồ dùng học tập khác tăng 0.22%. Ở chiều ngược lại, dịch vụ giáo dục giảm 0.01% do tỉnh Lào Cai thực hiện Nghị quyết của Hội đồng nhân dân về chính sách đặc thù hỗ trợ học phí cho học sinh trung học cơ sở công lập, ngoài công lập và học viên giáo dục thường xuyên trung học cơ sở năm học 2024 - 2025.

Lạm phát cơ bản tháng 4/2025 tăng 0.21% so với tháng trước và tăng 3.14% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân bốn tháng đầu năm 2025, lạm phát cơ bản tăng 3.05% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn mức CPI bình quân chung (tăng 3.2%) chủ yếu do giá lương thực, thực phẩm, điện sinh hoạt, giá dịch vụ y tế là yếu tố tác động làm tăng CPI nhưng thuộc nhóm hàng được loại trừ trong danh mục tính lạm phát cơ bản.

Nhật Quang

FILI

- 09:30 06/05/2025





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Sau sáp nhập người lao động tại TP HCM hưởng lương tối thiểu theo vùng nào?

Nếu mức lương tối thiểu áp dụng theo địa bàn cấp xã thấp hơn so với trước ngày 1-7 thì tiếp tục thực hiện mức lương đã áp dụng trước đó.

Sửa Hiến pháp: Lý do không thể giữ các thành phố, thị xã thuộc tỉnh như cấp cơ sở

Theo Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013, việc tổ chức đồng loạt đơn vị hành chính đô thị là các phường sẽ góp phần thống nhất mô...

Phó Thủ tướng: VNPT, Viettel hoàn thiện các chatbot để người dân sử dụng trợ lý ảo từ 1/7

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình đề nghị VNPT và Viettel tiếp tục hoàn thiện các chatbot để người dân, cán bộ có thể sử dụng sớm trợ lý ảo, tốt nhất là bắt...

Những điểm mới của Dự thảo Luật Công nghiệp Công nghệ số sắp được thông qua

Dự thảo Luật Công nghiệp Công nghệ số đã thể chế hóa các chủ trương lớn được nêu tại Nghị quyết số 57-NQ/TW và Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị.

Sở Nội vụ TP.HCM thông tin về việc sắp xếp cán bộ cấp huyện khi thực hiện chính quyền 2 cấp

Từ 1/7, TP.HCM sẽ không còn cấp huyện. Trước mắt, Thành phố sẽ chuyển 100% biên chế cấp huyện bố trí biên chế cấp xã.

Hướng dẫn mới nhất của Quốc hội về kiện toàn bộ máy sau sắp xếp đơn vị hành chính

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành hướng dẫn cụ thể về tổ chức, hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp sau sáp nhập các tỉnh thành, bỏ cấp huyện...

Quốc hội thông qua phương án cả nước còn 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh, có hiệu lực ngay

Kể từ hôm nay, cả nước có 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh, gồm 28 tỉnh và 6 thành phố; trong đó có 19 tỉnh và 4 thành phố hình thành sau sắp xếp và 11 tỉnh, thành phố...

Hợp nhất tỉnh thành: Không chỉ là phép cộng diện tích, dân số mà còn là phép nhân của GDP

Theo đại biểu Trần Hoàng Ngân, để đạt mục tiêu tăng GDP theo cấp số nhân từ việc hợp nhất tỉnh, thành cần có sự đầu tư, trong đó, cần có thể chế đủ rộng, một thể...

Chính quyền địa phương 2 cấp sẽ vận hành từ 1/7/2025: Cả hệ thống chính trị đều đang nỗ lực

Một cuộc “cách mạng” được ví như tái cấu trúc toàn diện từ không gian lãnh thổ đến thể chế, bộ máy, con người... đang được gấp rút triển khai với mốc thời gian cụ...

Chính thức trình Quốc hội lập Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam

Trung tâm tài chính quốc tế sẽ giúp Việt Nam kết nối thị trường tài chính toàn cầu, thu hút các tổ chức tài chính nước ngoài; tận dụng cơ hội dịch chuyển dòng vốn...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98