Doanh nghiệp tiêu dùng - bán lẻ Việt hiện thực hóa tinh thần Nghị quyết số 68-NQ/TW

14/05/2025 09:37
14-05-2025 09:37:00+07:00

Doanh nghiệp tiêu dùng - bán lẻ Việt hiện thực hóa tinh thần Nghị quyết số 68-NQ/TW

Trong bối cảnh Nghị quyết 68/NQ-TW được Chính phủ ban hành nhấn mạnh việc hình thành và phát triển các tập đoàn kinh tế tư nhân lớn, có năng lực cạnh tranh khu vực, tham gia sâu vào chuỗi giá trị nội địa và quốc tế, CTCP Tập đoàn Masan (HOSE: MSN) tập trung vào thị trường nội địa, được kỳ vọng là một trong những "đầu tàu" của khu vực kinh tế tư nhân.

Với định hướng tạo lập chuỗi giá trị khép kín từ sản xuất đến phân phối, Masan không chỉ tăng cường nội lực doanh nghiệp mà còn trực tiếp đóng góp vào mục tiêu tăng trưởng GDP từ 8% theo định hướng của Chính phủ.

Thực tiễn hóa tinh thần Nghị quyết 68

Ngày 04/05/2025, thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Tô Lâm đã ký ban hành Nghị quyết 68 về phát triển kinh tế tư nhân. Lần đầu tiên "kinh tế tư nhân được xác định là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc dân", giới chuyên gia và cộng đồng doanh nghiệp nhận định đây là dấu mốc mang tính bước ngoặt, tạo động lực mạnh mẽ cho khu vực kinh tế tư nhân bứt phá.

Trong bức tranh chủ trương phát triển kinh tế Việt Nam, Masan không chỉ là một doanh nghiệp dẫn đầu trong ngành tiêu dùng - bán lẻ, mà còn tiềm năng được định vị là một trong những hạt nhân chiến lược trong việc xây dựng chuỗi giá trị nội địa và gia tăng tự chủ kinh tế quốc gia. Từ sản xuất hàng FMCG, chế biến thịt có thương hiệu, sở hữu hệ thống logistics ứng dụng công nghệ, phân phối qua hệ thống bán lẻ lớn nhất nước - WinCommerce, đến việc xây dựng hệ sinh thái số hóa và chương trình hội viên WiN, Masan có mặt xuyên suốt toàn bộ chuỗi giá trị tiêu dùng hiện đại, đóng góp vào sự phát triển của tiêu dùng nội địa cũng như tăng trưởng kinh tế nước nhà.

Để trợ lực cho khối kinh tế tư nhân, Nghị quyết 68 nêu rõ:” Đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng, đa dạng hoá các kênh phân phối, phát triển mạnh các nền tảng số, thương mại điện tử; triển khai thực chất, hiệu quả Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam"”. Nhằm hiện thực điều này, trong những năm qua, Masan đã liên tục xây dựng nền tảng tiêu dùng - bán lẻ, đẩy mạnh phát triển kênh phân phối đến từng khu vực của đất nước, góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương, đồng thời phát huy tinh thần ưu tiên dùng hàng Việt Nam.

Vị thế đầu ngành tiêu dùng, sở hữu nhiều “thương hiệu mạnh”

Mảng hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) của Masan - Masan Consumer (UPCoM: MCH) - hiện đang sở hữu 5 “thương hiệu mạnh” hàng tiêu dùng. Mỗi thương hiệu có doanh thu hàng năm hơn 100 triệu USD với “độ phủ” lớn. Đó là những nhãn hàng đã trở nên quen thuộc với hàng triệu người tiêu dùng Việt Nam như CHIN-SU, Nam Ngư, Omachi, Kokomi và Wake-Up 247, chiếm 80% doanh thu thị trường trong nước trong 7 năm qua. Với tốc độ tăng trưởng gấp 2.2 lần tốc độ thị trường chung từ năm 2017 đến 2023, hơn 98% hộ gia đình Việt Nam đang sở hữu ít nhất một sản phẩm của Masan Consumer.

Khách mời trải nghiệm sản phẩm tại ĐHĐCĐ thường niên 2025 của Tập đoàn Masan

Masan Consumer vận hành một trong những mạng lưới phân phối thực phẩm và đồ uống lớn nhất tại Việt Nam. Doanh nghiệp hiện sở hữu 313,000 điểm bán tại kênh bán lẻ truyền thống (GT) và 8,500 điểm bán tại kênh hiện đại (MT). Masan Consumer đã phát triển hệ thống chuỗi cung ứng số tích hợp mang tên “Retail Supreme” nhằm số hóa toàn bộ chuỗi cung ứng, tối ưu hóa sản xuất, phân phối và tiếp thị trong kênh GT. Mạng lưới phân phối của doanh nghiệp này có thể mang sản phẩm đến tay người tiêu dùng trong vòng hai đến ba tuần.

Hiện đại hóa ngành bán lẻ, phát huy tinh thần “Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt Nam”

WinCommerce - công ty thành viên của Masan, doanh nghiệp sở hữu điểm bán lẻ hàng đầu Việt Nam - đã thành công xây dựng mô hình cửa hàng riêng biệt, phù hợp với nhu cầu tại từng khu vực. WinMart+ Nông thôn tập trung vào giá cả hợp lý để phục vụ người tiêu dùng quan tâm nhiều về mức giá ở khu vực nông thôn; trong khi mô hình cửa hàng WiN đô thị hướng đến sự tiện lợi cho cư dân thành thị bận rộn. Cả hai mô hình đều cam kết cung cấp trải nghiệm khách hàng vượt trội và sản phẩm tươi sống chất lượng cao trên toàn hệ thống.

Năm 2025, WinCommerce dự kiến khai trương mở thêm 800 - 1,000 cửa hàng, nâng tổng số điểm bán lên hơn 4,500. Đáng chú ý, khoảng 70% cửa hàng mới sẽ tập trung tại khu vực nông thôn - khu vực đang chuyển dịch nhanh từ kênh truyền thống sang hiện đại, nhưng vẫn còn thiếu hệ thống phân phối. Với việc mở rộng mạng lưới tại khu vực này, WinCommerce góp phần hiện đại hóa, mang đến các hàng hóa, dịch vụ tiện ích, đồng thời là cánh tay nối dài cho hàng Việt Nam đến tay người tiêu dùng trên mọi miền Tổ quốc. Được biết, nhà bán lẻ này chú trọng vào thúc đẩy nông sản Việt khi luôn duy trì tỷ lệ hàng nội địa trên 90% trong hệ thống.

Với những gì Masan đang thực hiện với tinh thần của Nghị quyết 68 và đủ nền tảng để trở thành hạt nhân trong việc nội địa hóa chuỗi cung ứng và hiện đại hóa tiêu dùng.

Minh Tài

FILI

- 08:35 14/05/2025





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (2)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Phát Đạt lên kế hoạch thoái vốn khỏi chủ đầu tư dự án Q1 Tower

Ngày 20/06, HĐQT CTCP Phát triển Bất động sản Phát Đạt (HOSE: PDR) thông qua chủ trương chuyển nhượng toàn bộ cổ phần đang sở hữu tại công ty con CTCP Đầu tư Bất...

Giá trị của một doanh nghiệp được xác định như thế nào?

Việc xác định giá trị doanh nghiệp là một bước không thể thiếu trong quá trình đưa ra quyết định đầu tư. Vậy xác định như thế nào mới đúng?

CEO Lê Văn Quang: Minh Phú có thể lãi ít nhất 100 tỷ đồng/tháng từ tháng 6

Dù quý đầu năm chỉ đạt hơn 17 tỷ đồng lợi nhuận, ông Lê Văn Quang - Tổng Giám đốc CTCP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú (UPCoM: MPC) vẫn khẳng định có đủ cơ sở để hoàn...

Chủ tịch VNZ Lê Hồng Minh: AI chỉ là công cụ, không thể thay thế con người

Chia sẻ tại ĐHĐCĐ, Chủ tịch HĐQT CTCP VNG (UPCoM: VNZ) Lê Hồng Minh khẳng định Tập đoàn không có ý định hay chiến lược cắt giảm lao động khi tập trung vào phát...

Vietravel Airlines lên kế hoạch nâng vốn điều lệ lên 2.6 ngàn tỷ đồng

Thông tin trên website, hãng hàng không Vietravel (Vietravel Airlines) cho biết đã tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2025 vào ngày 19/06 vừa qua. Đại hội đã thông qua nội...

Chứng khoán BETA lên kế hoạch tăng trưởng mạnh

ĐHĐCĐ thường niên 2025 của CTCP Chứng khoán BETA đã diễn ra vào ngày 20/06, thông qua kế hoạch mang về 43 tỷ đồng doanh thu hoạt động và 7 tỷ đồng lãi trước thuế...

Giám đốc CLL: Điều chỉnh mô hình kinh doanh để thích nghi biến động thị trường

Tại ĐHĐCĐ thường niên diễn ra hôm 20/06, lãnh đạo CTCP Cảng Cát Lái (HOSE: CLL) cho biết nhiều kế hoạch mở rộng đang chững lại do vướng mắc thủ tục, trong bối cảnh...

APS rút nghiệp vụ bảo lãnh phát hành, chưa có kế hoạch tăng vốn, "hẹn" cổ tức đến năm 2026

Sau hai lần tổ chức bất thành, ĐHĐCĐ thường niên 2025 của CTCP Chứng khoán Châu Á Thái Bình Dương (HNX: APS) đã được tổ chức thành công với các câu chuyện “nóng”...

Vinatex lãi gần 556 tỷ đồng nửa đầu 2025, chưa vội chuyển sàn niêm yết

Dù thị trường dệt may toàn cầu còn nhiều bất định, Vinatex vẫn ghi nhận lợi nhuận hợp nhất 6 tháng đầu năm gần gấp đôi cùng kỳ, đạt 556 tỷ đồng. Song song đó...

TNT “vô tình” ẩn lô đất gần 51 tỷ đồng đấu giá được trong BCTC quý 1

Trong công bố thông tin ngày 20/06, CTCP Tập đoàn TNT (HOSE: TNT) cho biết đã phát hiện sai sót cần đính chính, bổ sung tại BCTC hợp nhất quý 1/2025 liên quan đến...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98